Công tác Lịch sử Đảng
Trận tập kích đồn Vĩnh Thông
- Được đăng: Thứ năm, 01 Tháng 12 2016 08:59
- Lượt xem: 2742
(TGAG)- Đồn Vĩnh Thông (xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn) được xây dựng kiên cố bởi cấu trúc vật liệu bằng đá xanh, xây theo hình tứ giác, hai cạnh dài (mỗi cạnh dài 60 mét), hai cạnh ngắn (mỗi cạnh 30 mét), bờ tường dày chiều cao gần 3 mét. Có 4 lô cốt ở 4 góc và lô cốt mẹ nằm giữa đồn là sở chỉ huy của địch. Xung quanh đồn bố trí nhiều lớp hàng rào thép gai. Lực lượng địch gồm: 1 đại đội bảo an (60 tên) đóng trong đồn, 1 đại đội bảo an biên phòng đóng dã chiến, ngoài ra còn có 1 trung đội dân vệ tham gia ở một số chốt. Nơi đây còn là chỉ huy sở, trận địa pháo và điểm xuất phát các cuộc càn quét lớn của địch.
Tiểu đoàn 364 do đồng chí Võ Khắc Sương làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Lại Hữu Khai làm Tham mưu trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Hơn làm chính trị viên. Lực lượng tham gia chiến đấu gồm: 03 đại đội bộ binh 1, 2, 3; 01 đại đội hỏa lực, 01 đại đội trinh sát - thông tin, 01 đại đội đặc công, chia làm 3 hướng đánh vào đồn: hướng chủ yếu đánh vào đồn Vĩnh Thông; hướng thứ yếu 1 đánh vào đại đội bảo an đóng dã ngoại; hướng thứ yếu 2 đánh vào trung đội dân vệ; trinh sát, hỏa lực, đặc công tăng cường cho các đơn vị.
Sau khi nghiên cứu Đồn, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn phân công nhiệm vụ cụ thể: Đại đội bộ binh 1 hướng chủ yếu có nhiệm vụ đánh đồn Vĩnh Thông; Đại đội bộ binh 2 hướng thứ yếu 1 có nhiệm vụ đánh đại đội bảo an đóng dã chiến; Đại đội bộ binh 3 hướng thứ yếu 2 có nhiệm vụ đánh trung đội dân vệ ở lô cốt chợ Lạc Quới; Bộ phận trinh sát đi cùng với chỉ huy tiểu đoàn. Trong lúc nổ súng đánh địch, vị trí chỉ huy sẽ di chuyển dần vào đồn.
Tối ngày 24/12/1964, các đơn vị hành quân chiếm lĩnh trận địa. Đến 0 giờ 40 phút ngày 25/12/1964, Tiểu đoàn trưởng ra lệnh nổ súng.
Mũi thứ yếu của Trung đội 3 (Đại đội 1) và bộ phận đặc công đã vào khu vực phía Bắc Đồn, chiếm hai lô cốt 3 và 4 cùng đoạn đường phía Bắc, tiếp tục tiến thẳng về hướng cổng đồn và lô cốt đặt pháo, ta và địch giằng co quyết liệt.
Mũi thứ yếu của Trung đội 2 (Đại đội 1) cùng bộ phận đặc công chốt phía Nam Đồn khi nổ súng bị địch đánh trả không tiến vào lô cốt 1. Tình hình diễn biến ngày càng phức tạp. Địch tập trung vào lô cốt 1, 2 và “lô cốt mẹ”, chúng tung loạt đạn từ trên lô cốt xuống sân và ngoài đồn. Đại đội 1 không thể tiến sâu vào trung tâm.
Đại đội 2 khi nghe súng lệnh, 3 mũi của đại đội đã áp sát địch liền nổ súng tiến công tiêu diệt địch, số còn lại hoang mang nhảy xuống kinh Vĩnh Tế, bỏ chạy về Campuchia và ta chiếm giữ trận địa.
Đại đội 3 khi nghe súng lệnh, khẩu ĐKZ57 bắn thẳng vào lô cốt của Trung đội dân vệ địch. Trung đội 2 đánh vào chốt tiền tiêu, tiêu diệt một số tên địch và chốt giữ lô cốt. Trung đội 3 là mũi thứ yếu đánh địch ở lô cốt. Đại đội trưởng ra lệnh tập trung đánh địch trong lô cốt, bao vây quanh lô cốt nhưng địch ngoan cố chống trả, ta dùng Bê-ta “đẩy” vào lô cốt làm lô cốt bị sụp, toàn bộ quân địch bị tiêu diệt trong lô cốt. Trong thời gian 10 phút, Đại đội 3 đã tiêu diệt toàn bộ quân địch ở khu vực chợ và lô cốt.
Trong lúc Đại đội 1 đang giằng co với địch ở đồn Vĩnh Thông, Tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho khẩu ĐKZ chi viện cho Trung đội 2 đánh vào lô cốt 2 và Trung đội 1 chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.
Khoảng 3 giờ sáng, ta cho khẩu ĐK57 bắn vào lô cốt 2 nhưng tường lô cốt không bị phá vỡ. Tiểu đoàn trưởng ra lệnh dùng Bê-ta đánh vào lỗ châu mai, mặc dù ba lần “đẩy” quả Bê-ta bộc phá vào trong lô cốt nhưng đều bị địch cắt đứt dây cháy chậm. Liên tục 3 quả Bê-ta không nổ.
Đang lúc khó khăn, đồng chí Trò, chiến sỹ đặc công xin sẵn sàng hy sinh để đưa quả Bê-ta vào lô cốt. Với quyết tâm của đồng chí và để giành cho được thắng lợi, Tiểu đoàn trưởng đồng ý. Sau khi chuẩn bị, một mình đồng chí Trò ôm quả Bê-ta vào lỗ châu mai vừa điểm hỏa. Chờ cho quả đạn gần nổ đồng chí đẩy mạnh quả Bê-ta vào lô cốt, quả Bê-ta vừa lọt qua lỗ châu mai thì tiếng nổ cũng phát ra, 3 quả đẩy vào trước được kích hoạt cũng nổ theo. Tiếng nổ long trời, đồng chí bị bắn tung về phía sau bất tỉnh (đồng chí được kịp thời cấp cứu). Lô cốt bị tiêu diệt tạo điều kiện cho 2 mũi của Đại đội 1 đánh mạnh vào đồn phối hợp với lực lượng bên trong. Bọn địch tháo chạy về “lô cốt mẹ”, một số bị tiêu diệt ngay sân đồn. Lúc này, ta vừa đánh vừa kêu gọi hàng. Hồi lâu khi thấy khả năng chống trả không còn nữa, bọn địch trong đồn xin đầu hàng. 6 giờ sáng trận đánh kết thúc, quân ta rút quân về căn cứ.
Trận tập kích đồn Vĩnh Thông đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đại đội bảo an địch. Đánh tiêu hao đại đội bảo an biên phòng đóng dã chiến, tiêu diệt trung đội dân vệ đóng ở chợ Lạc Quới và thu nhiều vũ khí, đạn dược.
Chiến thắng đồn Vĩnh Thông mang ý nghĩa rất lớn đối với lực lượng vũ trang của tỉnh: Ta có thêm kinh nghiệm trong chiến thuật đánh tập kích trong các đồn kiên cố; Đánh trúng chỗ hiểm yếu của địch vì đồn Vĩnh Thông được Bộ Tư lệnh vùng IV chiến thuật và Tiểu khu Châu Đốc lấy đồn làm Sở chỉ huy tiền phương để chỉ huy lực lượng đánh phá vùng giải phóng ở Bảy Núi; Chiến thắng đồn Vĩnh Thông đã khai thông đường liên lạc từ Khu 8 xuống Khu 9, nối liền hành lang biên giới Việt Nam và Campuchia./.
___________
* Tài liệu tham khảo: Những trận đánh trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của lực lượng vũ trang tỉnh An Giang, tập III do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang xuất bản 1995.
Tiểu đoàn 364 do đồng chí Võ Khắc Sương làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Lại Hữu Khai làm Tham mưu trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Hơn làm chính trị viên. Lực lượng tham gia chiến đấu gồm: 03 đại đội bộ binh 1, 2, 3; 01 đại đội hỏa lực, 01 đại đội trinh sát - thông tin, 01 đại đội đặc công, chia làm 3 hướng đánh vào đồn: hướng chủ yếu đánh vào đồn Vĩnh Thông; hướng thứ yếu 1 đánh vào đại đội bảo an đóng dã ngoại; hướng thứ yếu 2 đánh vào trung đội dân vệ; trinh sát, hỏa lực, đặc công tăng cường cho các đơn vị.
Sau khi nghiên cứu Đồn, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn phân công nhiệm vụ cụ thể: Đại đội bộ binh 1 hướng chủ yếu có nhiệm vụ đánh đồn Vĩnh Thông; Đại đội bộ binh 2 hướng thứ yếu 1 có nhiệm vụ đánh đại đội bảo an đóng dã chiến; Đại đội bộ binh 3 hướng thứ yếu 2 có nhiệm vụ đánh trung đội dân vệ ở lô cốt chợ Lạc Quới; Bộ phận trinh sát đi cùng với chỉ huy tiểu đoàn. Trong lúc nổ súng đánh địch, vị trí chỉ huy sẽ di chuyển dần vào đồn.
Tối ngày 24/12/1964, các đơn vị hành quân chiếm lĩnh trận địa. Đến 0 giờ 40 phút ngày 25/12/1964, Tiểu đoàn trưởng ra lệnh nổ súng.
Mũi thứ yếu của Trung đội 3 (Đại đội 1) và bộ phận đặc công đã vào khu vực phía Bắc Đồn, chiếm hai lô cốt 3 và 4 cùng đoạn đường phía Bắc, tiếp tục tiến thẳng về hướng cổng đồn và lô cốt đặt pháo, ta và địch giằng co quyết liệt.
Mũi thứ yếu của Trung đội 2 (Đại đội 1) cùng bộ phận đặc công chốt phía Nam Đồn khi nổ súng bị địch đánh trả không tiến vào lô cốt 1. Tình hình diễn biến ngày càng phức tạp. Địch tập trung vào lô cốt 1, 2 và “lô cốt mẹ”, chúng tung loạt đạn từ trên lô cốt xuống sân và ngoài đồn. Đại đội 1 không thể tiến sâu vào trung tâm.
Đại đội 2 khi nghe súng lệnh, 3 mũi của đại đội đã áp sát địch liền nổ súng tiến công tiêu diệt địch, số còn lại hoang mang nhảy xuống kinh Vĩnh Tế, bỏ chạy về Campuchia và ta chiếm giữ trận địa.
Đại đội 3 khi nghe súng lệnh, khẩu ĐKZ57 bắn thẳng vào lô cốt của Trung đội dân vệ địch. Trung đội 2 đánh vào chốt tiền tiêu, tiêu diệt một số tên địch và chốt giữ lô cốt. Trung đội 3 là mũi thứ yếu đánh địch ở lô cốt. Đại đội trưởng ra lệnh tập trung đánh địch trong lô cốt, bao vây quanh lô cốt nhưng địch ngoan cố chống trả, ta dùng Bê-ta “đẩy” vào lô cốt làm lô cốt bị sụp, toàn bộ quân địch bị tiêu diệt trong lô cốt. Trong thời gian 10 phút, Đại đội 3 đã tiêu diệt toàn bộ quân địch ở khu vực chợ và lô cốt.
Trong lúc Đại đội 1 đang giằng co với địch ở đồn Vĩnh Thông, Tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho khẩu ĐKZ chi viện cho Trung đội 2 đánh vào lô cốt 2 và Trung đội 1 chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.
Khoảng 3 giờ sáng, ta cho khẩu ĐK57 bắn vào lô cốt 2 nhưng tường lô cốt không bị phá vỡ. Tiểu đoàn trưởng ra lệnh dùng Bê-ta đánh vào lỗ châu mai, mặc dù ba lần “đẩy” quả Bê-ta bộc phá vào trong lô cốt nhưng đều bị địch cắt đứt dây cháy chậm. Liên tục 3 quả Bê-ta không nổ.
Đang lúc khó khăn, đồng chí Trò, chiến sỹ đặc công xin sẵn sàng hy sinh để đưa quả Bê-ta vào lô cốt. Với quyết tâm của đồng chí và để giành cho được thắng lợi, Tiểu đoàn trưởng đồng ý. Sau khi chuẩn bị, một mình đồng chí Trò ôm quả Bê-ta vào lỗ châu mai vừa điểm hỏa. Chờ cho quả đạn gần nổ đồng chí đẩy mạnh quả Bê-ta vào lô cốt, quả Bê-ta vừa lọt qua lỗ châu mai thì tiếng nổ cũng phát ra, 3 quả đẩy vào trước được kích hoạt cũng nổ theo. Tiếng nổ long trời, đồng chí bị bắn tung về phía sau bất tỉnh (đồng chí được kịp thời cấp cứu). Lô cốt bị tiêu diệt tạo điều kiện cho 2 mũi của Đại đội 1 đánh mạnh vào đồn phối hợp với lực lượng bên trong. Bọn địch tháo chạy về “lô cốt mẹ”, một số bị tiêu diệt ngay sân đồn. Lúc này, ta vừa đánh vừa kêu gọi hàng. Hồi lâu khi thấy khả năng chống trả không còn nữa, bọn địch trong đồn xin đầu hàng. 6 giờ sáng trận đánh kết thúc, quân ta rút quân về căn cứ.
Trận tập kích đồn Vĩnh Thông đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đại đội bảo an địch. Đánh tiêu hao đại đội bảo an biên phòng đóng dã chiến, tiêu diệt trung đội dân vệ đóng ở chợ Lạc Quới và thu nhiều vũ khí, đạn dược.
Chiến thắng đồn Vĩnh Thông mang ý nghĩa rất lớn đối với lực lượng vũ trang của tỉnh: Ta có thêm kinh nghiệm trong chiến thuật đánh tập kích trong các đồn kiên cố; Đánh trúng chỗ hiểm yếu của địch vì đồn Vĩnh Thông được Bộ Tư lệnh vùng IV chiến thuật và Tiểu khu Châu Đốc lấy đồn làm Sở chỉ huy tiền phương để chỉ huy lực lượng đánh phá vùng giải phóng ở Bảy Núi; Chiến thắng đồn Vĩnh Thông đã khai thông đường liên lạc từ Khu 8 xuống Khu 9, nối liền hành lang biên giới Việt Nam và Campuchia./.
___________
* Tài liệu tham khảo: Những trận đánh trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của lực lượng vũ trang tỉnh An Giang, tập III do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang xuất bản 1995.
TRÚC LINH