Sinh hoạt tư tưởng
Sự thái quá trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
- Được đăng: Thứ hai, 09 Tháng 4 2018 08:32
- Lượt xem: 3500
(TGAG)- Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, hiện nay trong xã hội ta hoạt động này có nhiều biểu hiện thái quá, lệch lạc, tiêu cực; mê tín dị đoan núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo để lừa gạt, trục lợi...
Năm 2018, tệ nạn mê tín dị đoan đang là vấn đề “nóng” trong dư luận xã hội, không chỉ tập trung ở các địa bàn dân cư kém phát triển, mức sống còn thấp, mà còn có chiều hướng gia tăng ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, tầng lớp có trình độ học vấn, mức sống cao. Nguy hiểm hơn là có một bộ phận cán bộ, đảng viên tham gia, bao che, dung túng cho tệ nạn này.
Mê tín dị đoan tồn tại từ lâu và gây lãng phí của cải, thời gian, cản trở sự phát triển xã hội. Hằng năm, cả nước đốt đi hàng chục nghìn tấn vàng mã, biến hàng trăm tỷ đồng thành tro bụi. Nhiều người còn sắm cả Iphone, biệt thự, ô tô, máy bay, du thuyền, đô la vàng mã cúng cho người đã khuất. Một số cán bộ, đảng viên thường xuyên cầu cúng vượt quá giới hạn sinh hoạt tín ngưỡng bình thường, tổ chức đi lễ tập thể, đi nhiều lần trong năm để cầu thăng quan tiến chức làm ảnh hưởng đến công việc... Bên cạnh tác hại về vật chất, mê tín dị đoan còn gây nguy hiểm đến tính mạng con người như cuối tháng 11-2017, vụ án cháu bé 20 ngày tuổi ở Thanh Hóa bị sát hại do chính bà nội của cháu mê muội tin vào lời thầy bói. Năm 2015, ở thành phố Hồ Chí Minh một bà mẹ giết con bởi tin vào điều “thầy” cho rằng con bị “thánh nhập”...
Trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng đã xác định một trong chín biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống là: “Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội”. Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã nhấn mạnh: “nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia”. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2018, tiếp tục khẳng định: “nghiêm cấm hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng - an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi”.
Trước rất nhiều loại hình hoạt động tâm linh như hiện nay, mọi người cần phải tỉnh táo phân biệt đâu là sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng chân chính, đâu là lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để lừa gạt, trục lợi, mê tín dị đoan. Đặc biệt là cán bộ, đảng viên phải nhận thức đúng về tín ngưỡng, tôn giáo, giữ gìn nhân cách theo những chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức cách mạng, xứng đáng với vai trò là lực lượng tiền phong gương mẫu. Các ngành chức năng, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân; kiên quyết trong công tác quản lý các hoạt động lễ, hội, tín ngưỡng, tôn giáo và các loại hình phát triển du lịch tâm linh. Báo chí và các cơ quan truyền thông phải quyết liệt vào cuộc để tuyên truyền phát huy những giá trị tốt đẹp của tôn giáo, tín ngưỡng, đấu tranh, vạch trần những hoạt động mê tín dị đoan, hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi…
Bài trừ mê tín dị đoan là cuộc đấu tranh đầy khó khăn, phức tạp, là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa, con người văn minh, hiện đại, kế thừa truyền thống, dân tộc, bảo đảm tính nhân bản, nhân văn trong hoạt động văn hóa tinh thần, đòi hỏi mỗi người chúng ta phải có nhận thức đúng đắn trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo./.
Năm 2018, tệ nạn mê tín dị đoan đang là vấn đề “nóng” trong dư luận xã hội, không chỉ tập trung ở các địa bàn dân cư kém phát triển, mức sống còn thấp, mà còn có chiều hướng gia tăng ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, tầng lớp có trình độ học vấn, mức sống cao. Nguy hiểm hơn là có một bộ phận cán bộ, đảng viên tham gia, bao che, dung túng cho tệ nạn này.
Mê tín dị đoan tồn tại từ lâu và gây lãng phí của cải, thời gian, cản trở sự phát triển xã hội. Hằng năm, cả nước đốt đi hàng chục nghìn tấn vàng mã, biến hàng trăm tỷ đồng thành tro bụi. Nhiều người còn sắm cả Iphone, biệt thự, ô tô, máy bay, du thuyền, đô la vàng mã cúng cho người đã khuất. Một số cán bộ, đảng viên thường xuyên cầu cúng vượt quá giới hạn sinh hoạt tín ngưỡng bình thường, tổ chức đi lễ tập thể, đi nhiều lần trong năm để cầu thăng quan tiến chức làm ảnh hưởng đến công việc... Bên cạnh tác hại về vật chất, mê tín dị đoan còn gây nguy hiểm đến tính mạng con người như cuối tháng 11-2017, vụ án cháu bé 20 ngày tuổi ở Thanh Hóa bị sát hại do chính bà nội của cháu mê muội tin vào lời thầy bói. Năm 2015, ở thành phố Hồ Chí Minh một bà mẹ giết con bởi tin vào điều “thầy” cho rằng con bị “thánh nhập”...
Trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng đã xác định một trong chín biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống là: “Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội”. Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã nhấn mạnh: “nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia”. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2018, tiếp tục khẳng định: “nghiêm cấm hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng - an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi”.
Trước rất nhiều loại hình hoạt động tâm linh như hiện nay, mọi người cần phải tỉnh táo phân biệt đâu là sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng chân chính, đâu là lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để lừa gạt, trục lợi, mê tín dị đoan. Đặc biệt là cán bộ, đảng viên phải nhận thức đúng về tín ngưỡng, tôn giáo, giữ gìn nhân cách theo những chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức cách mạng, xứng đáng với vai trò là lực lượng tiền phong gương mẫu. Các ngành chức năng, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân; kiên quyết trong công tác quản lý các hoạt động lễ, hội, tín ngưỡng, tôn giáo và các loại hình phát triển du lịch tâm linh. Báo chí và các cơ quan truyền thông phải quyết liệt vào cuộc để tuyên truyền phát huy những giá trị tốt đẹp của tôn giáo, tín ngưỡng, đấu tranh, vạch trần những hoạt động mê tín dị đoan, hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi…
Bài trừ mê tín dị đoan là cuộc đấu tranh đầy khó khăn, phức tạp, là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa, con người văn minh, hiện đại, kế thừa truyền thống, dân tộc, bảo đảm tính nhân bản, nhân văn trong hoạt động văn hóa tinh thần, đòi hỏi mỗi người chúng ta phải có nhận thức đúng đắn trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo./.
Sự thật
---------------