Sinh hoạt tư tưởng
Chưa mừng đã lo !
- Được đăng: Thứ hai, 16 Tháng 4 2018 06:54
- Lượt xem: 2666
(TGAG)- Thủy sản là một trong những mặt hàng chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh An Giang. Quý I năm 2018, diện tích thủy sản nuôi trồng thu hoạch toàn tỉnh là 345 ha, tăng 1,17%; sản lượng khoảng 96 ngàn tấn, tăng 2,93% so cùng kỳ. Trong đó, diện tích cá tra thu hoạch được 239 ha, tăng 3,61%; sản lượng 75,4 ngàn tấn, tăng 3,38% so cùng kỳ, góp phần nâng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) quý I năm 2018 ước đạt 5,95% (cùng kỳ năm 2017 là 4,5%). Hiện tại cả doanh nghiệp và người nuôi cá tra ở An Giang đều phấn khởi khi tình hình sản xuất, giá cả tiêu thụ cá tra tốt trở lại.
Tuy nhiên, gần đây Bộ Thương mại Mỹ công bố kết quả việc rà soát hành chính lần thứ 13 thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra phi-lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam sẽ bị áp mức thuế chống bán phá giá từ 2,39 USD/kg đến 7,74 USD/kg. Đây là mức thuế cao gấp 5,61 lần so với đợt xem xét trước đó, cao nhất từ trước đến nay. Nếu phải chịu mức thuế này thì các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể xuất khẩu cá tra sang Mỹ, bởi vì chỉ riêng mức thuế mà Bộ Thương mại Mỹ áp đã cao bằng, thậm chí là cao gấp đôi mức giá cá tra xuất sang Mỹ hiện nay (khoảng từ 4 – 5 USD/kg). Việc Mỹ đưa ra thuế chống bán phá giá là vô lý vì họ không sử dụng số liệu nuôi cá tra của một nước thứ ba để đối chiếu mà sử dụng số liệu có sẵn để từ đó áp thuế là không khách quan, thiếu công bằng, bảo hộ quá mức, không phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Đón nhận thông tin này, nhiều nông dân nuôi cá tra ở An Giang vô cùng lo lắng bởi vì để có mặt ở thị trường Mỹ, sản phẩm phải đáp ứng những điều khoản nghiêm ngặt từ đạo luật nông trại Mỹ, giờ đây lại phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao nhất từ trước đến nay. Nếu nhiều doanh nghiệp khó vào được thị trường này, về lâu dài nông dân sẽ chịu thiệt thòi vì đây là thị trường tiềm năng. Để hạn chế rủi ro, một số hộ nuôi cá tra đang tính chuyển sang nuôi trồng các loại thủy sản khác.
Được biết cuối tháng 2 vừa qua, Việt Nam đã gửi hồ sơ lên WTO về việc Hoa Kỳ hạn chế nhập khẩu cá da trơn của Việt Nam, cụ thể là Hoa Kỳ vi phạm quy định chống bán phá giá của WTO, gọi tắt là Hiệp định ADA. Trước tình hình như hiện nay, để sản phẩm vào được các thị trường khó tính và tránh rủi ro, đòi hỏi người nuôi, kinh doanh xuất khẩu phải xác định nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng sản phẩm, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất từ khâu nguyên liệu, con giống, môi trường nuôi… đến chế biến xuất khẩu; tránh tình trạng nuôi tự phát, ồ ạt, chạy theo phong trào, lợi nhuận. Bản thân các doanh nghiệp cũng phải chủ động tìm kiếm thị trường, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc gia nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm chất lượng phù hợp với yêu cầu, thị hiếu khách hàng. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần có giải pháp xúc tiến thương mại và tìm hiểu thị trường để hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển hướng, tiếp cận, mở rộng sang các thị trường khác, nhằm tránh sự bị động đối với người nuôi và người kinh doanh xuất khẩu.
Để ngành cá tra phát triển bền vững, việc tập trung sản xuất, chế biến các sản phẩm an toàn, chất lượng, có giá trị cao sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều bên liên quan, từ người nuôi, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu, nhà khoa học và cơ quan quản lý nhà nước./.
Sự thật
_________
Tuy nhiên, gần đây Bộ Thương mại Mỹ công bố kết quả việc rà soát hành chính lần thứ 13 thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra phi-lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam sẽ bị áp mức thuế chống bán phá giá từ 2,39 USD/kg đến 7,74 USD/kg. Đây là mức thuế cao gấp 5,61 lần so với đợt xem xét trước đó, cao nhất từ trước đến nay. Nếu phải chịu mức thuế này thì các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể xuất khẩu cá tra sang Mỹ, bởi vì chỉ riêng mức thuế mà Bộ Thương mại Mỹ áp đã cao bằng, thậm chí là cao gấp đôi mức giá cá tra xuất sang Mỹ hiện nay (khoảng từ 4 – 5 USD/kg). Việc Mỹ đưa ra thuế chống bán phá giá là vô lý vì họ không sử dụng số liệu nuôi cá tra của một nước thứ ba để đối chiếu mà sử dụng số liệu có sẵn để từ đó áp thuế là không khách quan, thiếu công bằng, bảo hộ quá mức, không phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Đón nhận thông tin này, nhiều nông dân nuôi cá tra ở An Giang vô cùng lo lắng bởi vì để có mặt ở thị trường Mỹ, sản phẩm phải đáp ứng những điều khoản nghiêm ngặt từ đạo luật nông trại Mỹ, giờ đây lại phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao nhất từ trước đến nay. Nếu nhiều doanh nghiệp khó vào được thị trường này, về lâu dài nông dân sẽ chịu thiệt thòi vì đây là thị trường tiềm năng. Để hạn chế rủi ro, một số hộ nuôi cá tra đang tính chuyển sang nuôi trồng các loại thủy sản khác.
Được biết cuối tháng 2 vừa qua, Việt Nam đã gửi hồ sơ lên WTO về việc Hoa Kỳ hạn chế nhập khẩu cá da trơn của Việt Nam, cụ thể là Hoa Kỳ vi phạm quy định chống bán phá giá của WTO, gọi tắt là Hiệp định ADA. Trước tình hình như hiện nay, để sản phẩm vào được các thị trường khó tính và tránh rủi ro, đòi hỏi người nuôi, kinh doanh xuất khẩu phải xác định nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng sản phẩm, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất từ khâu nguyên liệu, con giống, môi trường nuôi… đến chế biến xuất khẩu; tránh tình trạng nuôi tự phát, ồ ạt, chạy theo phong trào, lợi nhuận. Bản thân các doanh nghiệp cũng phải chủ động tìm kiếm thị trường, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc gia nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm chất lượng phù hợp với yêu cầu, thị hiếu khách hàng. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần có giải pháp xúc tiến thương mại và tìm hiểu thị trường để hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển hướng, tiếp cận, mở rộng sang các thị trường khác, nhằm tránh sự bị động đối với người nuôi và người kinh doanh xuất khẩu.
Để ngành cá tra phát triển bền vững, việc tập trung sản xuất, chế biến các sản phẩm an toàn, chất lượng, có giá trị cao sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều bên liên quan, từ người nuôi, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu, nhà khoa học và cơ quan quản lý nhà nước./.
Sự thật
_________