Công tác Lịch sử Đảng
Tịnh Biên tổ chức lễ giỗ lần thứ 87 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và khánh thành tượng
- Được đăng: Thứ sáu, 25 Tháng 11 2016 14:21
- Lượt xem: 3475
(TGAG)- Sáng nay 25/11/2016, tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Sinh Sắc xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, Đảng ủy, UBND xã và Ban giám hiệu Trường Trung học cơ sở Nguyễn Sinh Sắc tổ chức lễ giỗ lần thứ 87 ngày mất của nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929) và khánh thành tượng của cụ đặt tại sân trường.
Đến tham dự có các cơ quan hữu quan cấp tỉnh, các cơ quan ban ngành, đoàn thể cấp huyện, cán bộ, nhân dân địa phương và đông đảo thầy cô giáo, học sinh, phóng viên các báo đài trên địa bàn đến dự và đưa tin.
Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy) thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh năm Nhâm Tuất (1862) tại Kim Liên, Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm Giáp Ngọ (1894) đỗ cử nhân Trường thi Nghệ An, năm Tân Sửu (1901) đỗ Phó bảng, năm 1902 làm Hành tẩu ở bộ Lễ, sau đó thăng Tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định.
Trong thời gian làm Tri huyện ở Bình Khê, nhiều lần cụ Nguyễn Sinh Sắc chống đối viên công sứ Pháp ở Bình Định nên bị chúng cách chức. Sau đó, cụ vào Nam sinh sống và tìm đường cứu nước. Tại Tịnh Biên, cụ đến chùa Phi Lai (Núi Voi) một thời gian ngắn rồi đến nương náu chùa Hòa Thạnh Cổ Tự (Chùa Cây Mít) từ năm 1921-1923, sau đó sang chùa Giồng Thành (Long Sơn- Tân Châu).
Năm 1927, cụ Nguyễn Sinh Sắc ngụ tại Sài Gòn, sinh sống bằng nghề Đông y, luôn bị thực dân Pháp theo dõi. Sau đó chúng cưỡng bức lưu trú tại Cao Lãnh. Tại đây cụ tiếp tục sống bằng nghề Đông y và thường liên lạc với các sĩ phu yêu nước khác đang bị thực dân “an trí” tại các địa phương lân cận như Dương Bá Trạc ở Long Xuyên, Võ Hoành ở Sa Đéc, Nguyễn Quyền ở Bến Tre…
Năm 1929, Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc qua đời tại Cao Lãnh hưởng thọ 67 tuổi.
Để tỏ lòng tôn kính bậc chí sĩ yêu nước, chính quyền xã Nhơn Hưng và nhà trường đã vận động các mạnh thường quân, thầy cô giáo và học sinh đóng góp kinh phí xây dựng tượng đặt tại Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc.
Với lễ giỗ lần thứ 87 và dựng tượng Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại nhà trường mang tên Người, là góp phần ghi nhận công lao của cụ với dân tộc và giáo dục truyền thống trong Nhân dân, nhất là giáo viên, học sinh nhà trường ở xã biên giới Nhơn Hưng anh hùng./.
Đến tham dự có các cơ quan hữu quan cấp tỉnh, các cơ quan ban ngành, đoàn thể cấp huyện, cán bộ, nhân dân địa phương và đông đảo thầy cô giáo, học sinh, phóng viên các báo đài trên địa bàn đến dự và đưa tin.
Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy) thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh năm Nhâm Tuất (1862) tại Kim Liên, Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm Giáp Ngọ (1894) đỗ cử nhân Trường thi Nghệ An, năm Tân Sửu (1901) đỗ Phó bảng, năm 1902 làm Hành tẩu ở bộ Lễ, sau đó thăng Tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định.
Trong thời gian làm Tri huyện ở Bình Khê, nhiều lần cụ Nguyễn Sinh Sắc chống đối viên công sứ Pháp ở Bình Định nên bị chúng cách chức. Sau đó, cụ vào Nam sinh sống và tìm đường cứu nước. Tại Tịnh Biên, cụ đến chùa Phi Lai (Núi Voi) một thời gian ngắn rồi đến nương náu chùa Hòa Thạnh Cổ Tự (Chùa Cây Mít) từ năm 1921-1923, sau đó sang chùa Giồng Thành (Long Sơn- Tân Châu).
Năm 1927, cụ Nguyễn Sinh Sắc ngụ tại Sài Gòn, sinh sống bằng nghề Đông y, luôn bị thực dân Pháp theo dõi. Sau đó chúng cưỡng bức lưu trú tại Cao Lãnh. Tại đây cụ tiếp tục sống bằng nghề Đông y và thường liên lạc với các sĩ phu yêu nước khác đang bị thực dân “an trí” tại các địa phương lân cận như Dương Bá Trạc ở Long Xuyên, Võ Hoành ở Sa Đéc, Nguyễn Quyền ở Bến Tre…
Năm 1929, Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc qua đời tại Cao Lãnh hưởng thọ 67 tuổi.
Để tỏ lòng tôn kính bậc chí sĩ yêu nước, chính quyền xã Nhơn Hưng và nhà trường đã vận động các mạnh thường quân, thầy cô giáo và học sinh đóng góp kinh phí xây dựng tượng đặt tại Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc.
Với lễ giỗ lần thứ 87 và dựng tượng Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại nhà trường mang tên Người, là góp phần ghi nhận công lao của cụ với dân tộc và giáo dục truyền thống trong Nhân dân, nhất là giáo viên, học sinh nhà trường ở xã biên giới Nhơn Hưng anh hùng./.
Trần Văn Đông