Công tác Lịch sử Đảng
An Giang cùng toàn quốc kháng chiến
- Được đăng: Thứ ba, 06 Tháng 12 2016 15:02
- Lượt xem: 3906
(TGAG)- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhân dân Việt Nam rất cần có hòa bình để xây dựng đất nước. Đảng và Chính phủ Việt Nam tỏ rõ thiện chí, cố gắng đẩy lùi chiến tranh. Song, chỉ ba tuần sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp đã nổ ở Nam Bộ. Chính phủ ta đã nhân nhượng ký với Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, tạo điều kiện về thời gian cho ta củng cố lực lượng, tổ chức cơ sở, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Đồng bào và đồng chí ở Nam Bộ đã khéo lợi dụng dịp đó để xây dựng và phát triển lực lượng của mình”.
Đúng như lời Bác, Tỉnh ủy lâm thời Long Xuyên, Châu Đốc (thuộc địa bàn tỉnh An Giang ngày nay) được lập lại, khôi phục tổ chức Đảng và chính quyền các cấp, lập Ban trừ gian, giải tán được hàng loạt ban tề xã, hủy bỏ con dấu, sổ sách ở Thường Phước, Vĩnh Xương, Phú Vĩnh (Tân Châu)... Đến cuối tháng 6/1946, hầu hết các quận, xã trong vùng ta kiểm soát đều có lực lượng du kích, dân quân tự vệ, kết hợp tốt với bộ đội chống càn, trừ gian, diệt ác. Mỗi xã trung bình có từ 1 tiểu đội đến 1 trung đội dân quân, trang bị tuy còn thô sơ nhưng đã có bước trưởng thành trong chiến đấu và bám trụ địa bàn.
Với dã tâm xâm lược nước ta lần nữa, thực dân Pháp mỗi lúc một điên cuồng lấn tới. Nhằm tạo điều kiện cho Nhân dân ta có thêm thời gian xây dựng lực lượng, chuẩn bị cơ sở cho cuộc kháng chiến lâu dài; đồng thời để dư luận tiến bộ trên thế giới thấy rõ hơn thiện chí hòa bình của Việt Nam, dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước. Tạm ước 14-9 là một thắng lợi về ngoại giao của ta.
Lúc bấy giờ, tổ chức Đảng và Chính quyền ở Long Xuyên, Châu Đốc được chấn chỉnh tạo bước chuyển biến mới cho phong trào cách mạng địa phương. Cơ sở cách mạng được khôi phục ở hầu khắp hai tỉnh. Khí thế quyết tâm kháng chiến, tin tưởng thắng lợi dấy lên trong mọi tầng lớp nhân dân. Nhiều truyền đơn được rãi ở Châu Thành - Long Xuyên, Chợ Mới; mít tinh, biểu tình với băng cờ, khẩu hiệu... biểu thị sự đồng tình với Tạm ước và ủng hộ các hoạt động của lãnh tụ Hồ Chí Minh và Chính phủ. Ở Tân Châu, bộ đội cùng Nhân dân tham gia, mang ảnh Bác Hồ từ Long Sơn kéo lên thị trấn chào mừng Tạm ước. Ở xã Bình Long (Châu Phú), khoảng 5.000 đồng bào xếp hàng trật tự kéo lên tỉnh lỵ Châu Đốc chào mừng Tạm ước, bọn địch dù rất hậm hực cũng đành bó tay.
Mặc dù Tạm ước quy định tạm thời đình chỉ chiến sự ở miền Nam, nhưng với mưu đồ cướp nước ta lần nữa, thực dân Pháp luôn tìm cớ khiêu khích, gây chiến khắp nơi, mỗi lúc một điên cuồng lấn tới. Ngày 20-11-1946, chúng nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, đổ bộ hàng ngàn quân lên Đà Nẵng. Ngày 17 và 18-12-1946, quân Pháp tàn sát thảm khốc đồng bào ta ở các phố Yên Ninh, Hàng Bún (Hà Nội). Chúng ngang ngược gởi “tối hậu thư” đòi tước vũ khí tự vệ Hà Nội, đòi kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô và cự tuyệt tiếp xúc, đàm phán với đại diện Chính phủ ta, tuyên bố sẽ “hành động” vào sáng ngày 20-12-1946.
Diễn biến tình hình đặc biệt căng thẳng, phức tạp đã đặt Đảng và Chính phủ ta trước một tình thế không thể nhân nhượng thêm được nữa, tiếp tục nhân nhượng sẽ dẫn đến họa mất nước, Nhân dân sẽ trở lại cuộc đời nô lệ. Trong thời điểm lịch sử đó, Trung ương Đảng đã kịp thời hạ quyết tâm phát động toàn dân kháng chiến và chủ động mở cuộc tổng giao chiến lịch sử trước khi thực dân Pháp thực hiện âm mưu đảo chính quân sự ở Hà Nội. Vào 20 giờ đêm 19-12-1946, Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Tất cả các chiến trường trong cả nước đồng loạt nổ súng theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lời kêu gọi vạch trần dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, khẳng định ý chí quyết tâm của cả dân tộc ta “…thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ... Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”... Đồng thời nêu lên những nét cơ bản về đường lối của cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính và khẳng định “Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”.
Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch là tiếng gọi của non sông, đất nước, là mệnh lệnh chiến đấu, giục giã Nhân dân cả nước siết chặt tay nhau, quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, cứu Tổ quốc. Cùng với cả nước, quân dân Long Xuyên, Châu Đốc đã đứng lên theo lời hịch bất hủ ấy, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước bằng những hành động cụ thể: vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa tiếp tục cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài. Trải qua buổi đầu kháng chiến khó khăn, gian khổ, quân dân hai tỉnh đã có bước trưởng thành về nhận thức và hành động, tự tin bước vào giai đoạn chiến đấu mới. Lực lượng vũ trang đã có những trận đánh, phục kích thắng lợi, giết nhiều lính Pháp như: Trận phục kích tại cua Chợ Thủ (Chợ Mới) diệt 4 tên, làm bị thương 1 tên. Trận phục kích tại Cột Dây Thép (Chợ Mới) làm chìm tàu giặc, diệt 12 sĩ quan Pháp và thu một số vũ khí...
Ngay trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, xác định mục đích của kháng chiến là “đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”; “tính chất: trường kỳ kháng chiến, toàn diện kháng chiến”. Tổng Bí thư Trường Chinh với tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” đã chỉ rõ đường lối kháng chiến của Đảng. Cuộc kháng chiến của chúng ta là một cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính; vừa kháng chiến vừa kiến quốc, giành thắng lợi vẻ vang trong chín năm anh dũng, gian khổ. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Cách mạng Việt Nam bước vào một thời kỳ mới: thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc.
Kỷ niệm 70 năm Toàn quốc kháng chiến là dịp để chúng ta ôn lại và phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, phát huy nội lực, ý chí quyết chiến, quyết thắng trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, vượt qua khó khăn, thách thức, ra sức phấn đấu xây dựng quê hương An Giang giàu đẹp, văn minh góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.
Đúng như lời Bác, Tỉnh ủy lâm thời Long Xuyên, Châu Đốc (thuộc địa bàn tỉnh An Giang ngày nay) được lập lại, khôi phục tổ chức Đảng và chính quyền các cấp, lập Ban trừ gian, giải tán được hàng loạt ban tề xã, hủy bỏ con dấu, sổ sách ở Thường Phước, Vĩnh Xương, Phú Vĩnh (Tân Châu)... Đến cuối tháng 6/1946, hầu hết các quận, xã trong vùng ta kiểm soát đều có lực lượng du kích, dân quân tự vệ, kết hợp tốt với bộ đội chống càn, trừ gian, diệt ác. Mỗi xã trung bình có từ 1 tiểu đội đến 1 trung đội dân quân, trang bị tuy còn thô sơ nhưng đã có bước trưởng thành trong chiến đấu và bám trụ địa bàn.
Với dã tâm xâm lược nước ta lần nữa, thực dân Pháp mỗi lúc một điên cuồng lấn tới. Nhằm tạo điều kiện cho Nhân dân ta có thêm thời gian xây dựng lực lượng, chuẩn bị cơ sở cho cuộc kháng chiến lâu dài; đồng thời để dư luận tiến bộ trên thế giới thấy rõ hơn thiện chí hòa bình của Việt Nam, dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước. Tạm ước 14-9 là một thắng lợi về ngoại giao của ta.
Lúc bấy giờ, tổ chức Đảng và Chính quyền ở Long Xuyên, Châu Đốc được chấn chỉnh tạo bước chuyển biến mới cho phong trào cách mạng địa phương. Cơ sở cách mạng được khôi phục ở hầu khắp hai tỉnh. Khí thế quyết tâm kháng chiến, tin tưởng thắng lợi dấy lên trong mọi tầng lớp nhân dân. Nhiều truyền đơn được rãi ở Châu Thành - Long Xuyên, Chợ Mới; mít tinh, biểu tình với băng cờ, khẩu hiệu... biểu thị sự đồng tình với Tạm ước và ủng hộ các hoạt động của lãnh tụ Hồ Chí Minh và Chính phủ. Ở Tân Châu, bộ đội cùng Nhân dân tham gia, mang ảnh Bác Hồ từ Long Sơn kéo lên thị trấn chào mừng Tạm ước. Ở xã Bình Long (Châu Phú), khoảng 5.000 đồng bào xếp hàng trật tự kéo lên tỉnh lỵ Châu Đốc chào mừng Tạm ước, bọn địch dù rất hậm hực cũng đành bó tay.
Mặc dù Tạm ước quy định tạm thời đình chỉ chiến sự ở miền Nam, nhưng với mưu đồ cướp nước ta lần nữa, thực dân Pháp luôn tìm cớ khiêu khích, gây chiến khắp nơi, mỗi lúc một điên cuồng lấn tới. Ngày 20-11-1946, chúng nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, đổ bộ hàng ngàn quân lên Đà Nẵng. Ngày 17 và 18-12-1946, quân Pháp tàn sát thảm khốc đồng bào ta ở các phố Yên Ninh, Hàng Bún (Hà Nội). Chúng ngang ngược gởi “tối hậu thư” đòi tước vũ khí tự vệ Hà Nội, đòi kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô và cự tuyệt tiếp xúc, đàm phán với đại diện Chính phủ ta, tuyên bố sẽ “hành động” vào sáng ngày 20-12-1946.
Diễn biến tình hình đặc biệt căng thẳng, phức tạp đã đặt Đảng và Chính phủ ta trước một tình thế không thể nhân nhượng thêm được nữa, tiếp tục nhân nhượng sẽ dẫn đến họa mất nước, Nhân dân sẽ trở lại cuộc đời nô lệ. Trong thời điểm lịch sử đó, Trung ương Đảng đã kịp thời hạ quyết tâm phát động toàn dân kháng chiến và chủ động mở cuộc tổng giao chiến lịch sử trước khi thực dân Pháp thực hiện âm mưu đảo chính quân sự ở Hà Nội. Vào 20 giờ đêm 19-12-1946, Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Tất cả các chiến trường trong cả nước đồng loạt nổ súng theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lời kêu gọi vạch trần dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, khẳng định ý chí quyết tâm của cả dân tộc ta “…thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ... Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”... Đồng thời nêu lên những nét cơ bản về đường lối của cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính và khẳng định “Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”.
Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch là tiếng gọi của non sông, đất nước, là mệnh lệnh chiến đấu, giục giã Nhân dân cả nước siết chặt tay nhau, quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, cứu Tổ quốc. Cùng với cả nước, quân dân Long Xuyên, Châu Đốc đã đứng lên theo lời hịch bất hủ ấy, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước bằng những hành động cụ thể: vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa tiếp tục cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài. Trải qua buổi đầu kháng chiến khó khăn, gian khổ, quân dân hai tỉnh đã có bước trưởng thành về nhận thức và hành động, tự tin bước vào giai đoạn chiến đấu mới. Lực lượng vũ trang đã có những trận đánh, phục kích thắng lợi, giết nhiều lính Pháp như: Trận phục kích tại cua Chợ Thủ (Chợ Mới) diệt 4 tên, làm bị thương 1 tên. Trận phục kích tại Cột Dây Thép (Chợ Mới) làm chìm tàu giặc, diệt 12 sĩ quan Pháp và thu một số vũ khí...
Ngay trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, xác định mục đích của kháng chiến là “đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”; “tính chất: trường kỳ kháng chiến, toàn diện kháng chiến”. Tổng Bí thư Trường Chinh với tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” đã chỉ rõ đường lối kháng chiến của Đảng. Cuộc kháng chiến của chúng ta là một cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính; vừa kháng chiến vừa kiến quốc, giành thắng lợi vẻ vang trong chín năm anh dũng, gian khổ. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Cách mạng Việt Nam bước vào một thời kỳ mới: thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc.
Kỷ niệm 70 năm Toàn quốc kháng chiến là dịp để chúng ta ôn lại và phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, phát huy nội lực, ý chí quyết chiến, quyết thắng trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, vượt qua khó khăn, thách thức, ra sức phấn đấu xây dựng quê hương An Giang giàu đẹp, văn minh góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.
Thành Nhân