Công tác Lịch sử Đảng
Tịnh Biên: Hội thảo Lịch sử hình thành và phát triển Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp
- Được đăng: Thứ sáu, 26 Tháng 5 2023 08:54
- Lượt xem: 1050
(TUAG)- Ngày 25/5, Ban Quản lý khu Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp tổ chức Hội thảo lịch sử hình thành và phát triển Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp, nhằm tái bản lần thứ nhất quyển sách Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp.
Quang cảnh Hội thảo
Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp tọa lạc tại thị trấn Nhà Bàng (nay là phường Nhà Bàng), được công nhận là Khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh vào năm 2012, trong quá trình quản lý được sự hỗ trợ tích cực của các ngành chức năng tỉnh, huyện đã hoàn thiện và xuất bản quyển sách Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp vào năm 2012. Thời gian xuất bản đến nay đã hơn 10 năm, trong quá trình quản lý cũng đã có nhiều thay đổi, chuyển biến.
Tại Hội thảo tái bản, bổ sung lần này, tổ biên soạn đã báo cáo tóm tắt dự thảo tái bản lịch sử di tích Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp. Qua đó, các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến cho dự thảo, chủ yếu về các nội dung: quản lý, cảnh quan, cơ sở vật chất, con người, đổi mới tên gọi, địa chỉ khi địa phương nâng từ huyện lên thị xã…
Sách Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp năm 2012
Tái bản, bổ sung sách Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp chỉnh sửa nội dung, bổ sung thêm kết quả 10 năm (2012-2022) với mục đích gìn giữ, bảo tồn phát huy giá trị di tích, nhằm truyền tải đến người đọc những thông điệp tiêu biểu về nội dung, hình ảnh,... Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp trong lịch sử, góp phần làm lan tỏa và phát huy giá trị, bản sắc di tích lịch sử - văn hóa, làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của tỉnh nhà.
Di tích Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp được hình thành cùng lịch sử khai phá vùng đất Thới Sơn, gắn liền lịch sử hình thành và phát triển địa phương, nơi kết tinh các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đậm đà bản sắc dân gian. Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp xưa được xây dựng vào khoảng thời gian từ 1849 đến 1851, suốt 170 năm qua, di tích được gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang đậm tính nhân văn, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hoá, tinh thần của Nhân dân địa phương, là hình ảnh thân quen, nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của làng quê, gắn kết bền chặt các mối quan hệ cộng đồng, làng xã, là di sản văn hóa quý báu, là niềm tự hào của đất và người Tịnh Biên anh hùng./.
Quang cảnh Hội thảo
Đại biểu tham dự Hội thảo
Đến tham dự Hội thảo có ông Dương Văn Phong - Phó Trưởng phòng Quản lý văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bà Bùi Kim Cúc - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh; ông Trần Bá Phước - Trưởng Ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm Chính trị Thị ủy Tịnh Biên; ông Lâm Văn Bá - Phó Chủ tịch UBND thị xã Tịnh Biên.Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp tọa lạc tại thị trấn Nhà Bàng (nay là phường Nhà Bàng), được công nhận là Khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh vào năm 2012, trong quá trình quản lý được sự hỗ trợ tích cực của các ngành chức năng tỉnh, huyện đã hoàn thiện và xuất bản quyển sách Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp vào năm 2012. Thời gian xuất bản đến nay đã hơn 10 năm, trong quá trình quản lý cũng đã có nhiều thay đổi, chuyển biến.
Tại Hội thảo tái bản, bổ sung lần này, tổ biên soạn đã báo cáo tóm tắt dự thảo tái bản lịch sử di tích Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp. Qua đó, các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến cho dự thảo, chủ yếu về các nội dung: quản lý, cảnh quan, cơ sở vật chất, con người, đổi mới tên gọi, địa chỉ khi địa phương nâng từ huyện lên thị xã…
Sách Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp năm 2012
Di tích Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp được hình thành cùng lịch sử khai phá vùng đất Thới Sơn, gắn liền lịch sử hình thành và phát triển địa phương, nơi kết tinh các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đậm đà bản sắc dân gian. Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp xưa được xây dựng vào khoảng thời gian từ 1849 đến 1851, suốt 170 năm qua, di tích được gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang đậm tính nhân văn, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hoá, tinh thần của Nhân dân địa phương, là hình ảnh thân quen, nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của làng quê, gắn kết bền chặt các mối quan hệ cộng đồng, làng xã, là di sản văn hóa quý báu, là niềm tự hào của đất và người Tịnh Biên anh hùng./.
Nguyễn Hảo