Công tác Lịch sử Đảng
Hướng dẫn quy trình thẩm định các công trình lịch sử trên địa bàn tỉnh
- Được đăng: Thứ ba, 01 Tháng 6 2021 09:40
- Lượt xem: 2428
(TUAG)- Công tác thẩm định bản thảo các công trình lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử ban, ngành, đoàn thể có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng, là một trong những khâu then chốt, quyết định chất lượng của công trình lịch sử. Để bảo đảm chất lượng nội dung, tính Đảng, tính khoa học, tránh sai sót trước khi xuất bản, phát hành ấn phẩm lịch sử;
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã ban hành hướng dẫn về quy trình thẩm định các công trình lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị trong tỉnh, theo đó việc thẩm định các công trình lịch sử được thực hiện theo quy trình sau:
Người đứng đầu cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương gửi hồ sơ đề nghị thẩm định bản thảo công trình lịch sử trước khi xuất bản đến cơ quan có trách nhiệm thẩm định và ký kết hợp đồng thẩm định giữa cơ quan thẩm định và bên đề nghị thẩm định.
Cơ quan thẩm định: Đối với công trình lịch sử cấp huyện, thị, thành (gọi chung là cấp huyện) là cấp tỉnh, cơ quan thẩm định công trình lịch sử cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là cấp huyện, cụ thể: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thẩm định các công trình lịch sử đảng bộ cấp huyện; lịch sử truyền thống cách mạng của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị trực thuộc cấp tỉnh. Ban Tuyên giáo cấp huyện thẩm định các công trình lịch sử đảng bộ xã; lịch sử truyền thống cách mạng các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị trực thuộc cấp huyện.
Hội đồng thẩm định: Do thường trực cấp ủy ra quyết định thành lập từ 05 - 09 thành viên gồm: 01 chủ tịch Hội đồng, 01 thư ký Hội đồng, các phản biện và ủy viên Hội đồng (tùy vào quy mô và tính chất của công trình). Trong đó, phải có từ 02 - 03 thành viên đảm bảo trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác lịch sử Đảng (tùy từng cấp, từng công trình để đề ra yêu cầu về trình độ chuyên môn, thâm niên công tác cụ thể đối với thành viên tham gia Hội đồng thẩm định).
Hội đồng thẩm định phải là những người có năng lực, trình độ hiểu biết sâu về lịch sử, lịch sử Đảng nói chung và lịch sử của Đảng bộ địa phương nói riêng. Các thành viên tham gia Hội đồng nêu cao tinh thần trách nhiệm, trung thực, khách quan trong quá trình thẩm định. Trong trường hợp thành viên của Hội đồng thẩm định cấp huyện không đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, ban tuyên giáo cấp huyện có công văn mời Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham gia.
Các thành viên Hội đồng: Phải trực tiếp đọc và đưa ra ý kiến đánh giá chất lượng công trình bằng văn bản theo ba mức: (1) có thể xuất bản, không cần sửa chữa; (2) có thể xuất bản sau khi sửa chữa theo ý kiến của Hội đồng thẩm định (ghi rõ những nội dung cần sửa chữa); (3) không đạt, phải biên soạn lại (ghi rõ lý do và những nội dung không đạt, cần sửa chữa). Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận trên cơ sở ý kiến thống nhất của ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng tán thành.
Nội dung thẩm định gồm: Về tính Đảng, tính khoa học; về đối tượng, phạm vi nghiên cứu; bố cục, tên chương, mục của công trình; tính thống nhất với các công trình lịch sử toàn Đảng, công trình lịch sử cấp trên, các công trình lịch sử đã xuất bản và lịch sử truyền thống các cấp; nội dung nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; tính chính xác của nguồn tư liệu, bối cảnh, nhân vật và sự kiện lịch sử, các nhận định, đánh giá; văn phong, ngôn ngữ, hình thức trình bày và lỗi kỹ thuật; những yêu cầu cần sửa chữa.
Thời gian thẩm định: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định (căn cứ vào điều kiện thực tế số lượng công trình đề nghị thẩm định có thể quy định cho phù hợp).
Kinh phí thẩm định: Lấy từ nguồn kinh phí biên soạn và xuất bản công trình lịch sử (lưu ý: kinh phí thẩm định phải được xây dựng trong tổng thể dự toán kinh phí nghiên cứu, biên soạn, xuất bản công trình lịch sử, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt). Tùy vào việc bố trí nguồn kinh phí của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương để có định mức kinh phí thẩm định cho phù hợp. Kinh phí thẩm định có thể quy định tỷ lệ phần trăm trong tổng kinh phí của một công trình được phê duyệt (căn cứ theo quyết định phê duyệt kinh phí); hoặc có thể xây dựng trên cơ sở mức kinh phí của Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học theo từng cấp (căn cứ theo văn bản quy định hiện hành của Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn của địa phương)./.
Nguồn: Hướng dẫn số 16-HD/BTGTU, ngày 07/5/2021 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã ban hành hướng dẫn về quy trình thẩm định các công trình lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị trong tỉnh, theo đó việc thẩm định các công trình lịch sử được thực hiện theo quy trình sau:
Người đứng đầu cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương gửi hồ sơ đề nghị thẩm định bản thảo công trình lịch sử trước khi xuất bản đến cơ quan có trách nhiệm thẩm định và ký kết hợp đồng thẩm định giữa cơ quan thẩm định và bên đề nghị thẩm định.
Cơ quan thẩm định: Đối với công trình lịch sử cấp huyện, thị, thành (gọi chung là cấp huyện) là cấp tỉnh, cơ quan thẩm định công trình lịch sử cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là cấp huyện, cụ thể: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thẩm định các công trình lịch sử đảng bộ cấp huyện; lịch sử truyền thống cách mạng của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị trực thuộc cấp tỉnh. Ban Tuyên giáo cấp huyện thẩm định các công trình lịch sử đảng bộ xã; lịch sử truyền thống cách mạng các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị trực thuộc cấp huyện.
Hội đồng thẩm định: Do thường trực cấp ủy ra quyết định thành lập từ 05 - 09 thành viên gồm: 01 chủ tịch Hội đồng, 01 thư ký Hội đồng, các phản biện và ủy viên Hội đồng (tùy vào quy mô và tính chất của công trình). Trong đó, phải có từ 02 - 03 thành viên đảm bảo trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác lịch sử Đảng (tùy từng cấp, từng công trình để đề ra yêu cầu về trình độ chuyên môn, thâm niên công tác cụ thể đối với thành viên tham gia Hội đồng thẩm định).
Hội đồng thẩm định phải là những người có năng lực, trình độ hiểu biết sâu về lịch sử, lịch sử Đảng nói chung và lịch sử của Đảng bộ địa phương nói riêng. Các thành viên tham gia Hội đồng nêu cao tinh thần trách nhiệm, trung thực, khách quan trong quá trình thẩm định. Trong trường hợp thành viên của Hội đồng thẩm định cấp huyện không đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, ban tuyên giáo cấp huyện có công văn mời Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham gia.
Các thành viên Hội đồng: Phải trực tiếp đọc và đưa ra ý kiến đánh giá chất lượng công trình bằng văn bản theo ba mức: (1) có thể xuất bản, không cần sửa chữa; (2) có thể xuất bản sau khi sửa chữa theo ý kiến của Hội đồng thẩm định (ghi rõ những nội dung cần sửa chữa); (3) không đạt, phải biên soạn lại (ghi rõ lý do và những nội dung không đạt, cần sửa chữa). Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận trên cơ sở ý kiến thống nhất của ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng tán thành.
Nội dung thẩm định gồm: Về tính Đảng, tính khoa học; về đối tượng, phạm vi nghiên cứu; bố cục, tên chương, mục của công trình; tính thống nhất với các công trình lịch sử toàn Đảng, công trình lịch sử cấp trên, các công trình lịch sử đã xuất bản và lịch sử truyền thống các cấp; nội dung nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; tính chính xác của nguồn tư liệu, bối cảnh, nhân vật và sự kiện lịch sử, các nhận định, đánh giá; văn phong, ngôn ngữ, hình thức trình bày và lỗi kỹ thuật; những yêu cầu cần sửa chữa.
Thời gian thẩm định: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định (căn cứ vào điều kiện thực tế số lượng công trình đề nghị thẩm định có thể quy định cho phù hợp).
Kinh phí thẩm định: Lấy từ nguồn kinh phí biên soạn và xuất bản công trình lịch sử (lưu ý: kinh phí thẩm định phải được xây dựng trong tổng thể dự toán kinh phí nghiên cứu, biên soạn, xuất bản công trình lịch sử, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt). Tùy vào việc bố trí nguồn kinh phí của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương để có định mức kinh phí thẩm định cho phù hợp. Kinh phí thẩm định có thể quy định tỷ lệ phần trăm trong tổng kinh phí của một công trình được phê duyệt (căn cứ theo quyết định phê duyệt kinh phí); hoặc có thể xây dựng trên cơ sở mức kinh phí của Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học theo từng cấp (căn cứ theo văn bản quy định hiện hành của Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn của địa phương)./.
Đặng Thị Kim Tuyến
_____________Nguồn: Hướng dẫn số 16-HD/BTGTU, ngày 07/5/2021 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang.