Truy cập hiện tại

Đang có 60 khách và không thành viên đang online

Mấy vấn đề nhận thức về quốc phòng trong điều kiện hòa bình

(TGAG)- Trước hết, trong thực tế không ít cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành và Nhân dân chưa nhận thức được thật đầy đủ và sâu sắc về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Nhất là chưa nhận thức thấu đáo về sự gắn kết giữa bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ Nhân dân trong hòa bình; bảo vệ Tổ quốc từ xa; đấu tranh phi vũ trang; sự chuyển hóa đan xen giữa đối tác, đối tượng...

Bên cạnh đó, những nhận thức cũ do đã trải qua quá nhiều năm, nhiều thế hệ trong các cuộc đấu tranh vũ trang với kẻ thù xâm lược, đặc biệt là đối với các nước lớn. Cho nên, trong tiềm thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân không thể ngày một, ngày hai có thể nhận thức ngay một cách sâu sắc đối với cuộc đấu tranh thời bình trong điều kiện tình hình thời cuộc “cày răng lược” đan xen nhau giữa các nước lớn và xoay chuyển, đổi thay nhanh chóng của thế giới, trong thời đại ngày nay.

Vì vậy, cần quán triệt sâu sắc phương châm chỉ đạo là: kiên định về mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giữ vững về nguyên tắc chiến lược; linh hoạt, mềm dẻo về sách lược. Kiên trì giải quyết tranh chấp mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc, phù hợp với lợi ích quốc tế; có đối sách phù hợp với từng đối tượng, từng tình huống. Vì đối tượng và đối tác trong từng tình huống cụ thể có thể chuyển hóa lẫn nhau, cho nên khi xác định cần phải khách quan, toàn diện để có đối sách hợp lý.

Cần xác định rõ, chính đây là cuộc đấu tranh giải quyết tranh chấp mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình. Cho nên, phải biết huy động sức mạnh đại đoàn kết và sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, gắn với sức mạnh của thời đại; sức mạnh làm chủ trên thực địa, với sức mạnh của công lý quốc tế và sức mạnh hưởng ứng, ủng hộ và đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.

Cũng cần làm cho toàn dân hiểu rõ mục tiêu tối thượng, phương châm và định hướng lớn của công tác đối ngoại. Hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, coi hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, kết hợp với ngoại lực.

Ngoài nhiệm vụ chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” và các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, với việc kết hợp chặt chẽ trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và ngược lại; cũng như việc kết hợp chặt chẽ giữa các cuộc đấu tranh trên thực địa, với đấu tranh chính trị, và với đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, là nhiệm vụ chiến lược cực kỳ quan trọng. Nhưng trong thực tế nhận thức và hành động cụ thể về sự kết hợp ấy của chúng ta chưa được tiến triển bao nhiêu.

Nếu làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục những nội dung nêu trên, thì chính đây là những “liều thuốc” hay về nhận thức, tư tưởng, nhằm nâng cao sức tự đề kháng trước âm mưu thủ đoạn mới của kẻ thù, để bảo vệ đất nước trong thời bình giành được thắng lợi./.

LÊ MÁY
Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37164646