Làm theo gương Bác Hồ
Học tập theo gương Bác bằng những việc làm thiết thực
- Được đăng: Thứ ba, 08 Tháng 9 2015 14:26
- Lượt xem: 2951
(TGAG)- Đoàn chúng tôi được Hội Văn học nghệ thuận huyện Phú Tân đưa đến thăm xã Cù lao Phú Bình, huyện Phú Tân mới thấy được cuộc sống người dân nơi đây khấm khá, ai ai cũng đóng góp nhiều hơn cho các hoạt động từ thiện. Từ đó, thấy được người dân nơi đây luôn đặt lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội hài hòa vào nhau.
Ban đầu bằng những việc nhỏ, dần với sự đồng sức đồng lòng, bà con làm nhiều công việc lớn, mang một giá trị nhân văn sâu sắc – làm đẹp cho quê hương xứ sở, cho người dân có cuộc sống “an cư lạc nghiệp”... Họ tự nguyện góp công, góp của cùng hành động để bộ mặt nông thôn cù lao Phú Bình ngày một khởi sắc. Những việc làm “ích nước lợi nhà” của ông và “người tình nguyện” nơi đây đáng được trân trọng, ca ngợi.
Để tiếp tục cho quá trình xây dựng đời sống mới ở địa phương, ông cùng chính quyền địa phương tích cực vận động mọi người dân đóng góp công sức, kinh phí hoàn thành nhiều công trình trọng điểm của xã. “Ông thợ xây cầu, ông thợ cất nhà, ông lái xe lu (xe cán đá)” là tên gọi thân thiện mà người dân, người làm công tác từ thiện ở xã dành cho ông Trị sự viên Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo xã Phú Bình – người hết lòng, hết sức cho công tác xã hội.
Ông tên Trương Văn Canh, sinh năm 1968, hiện ngụ tổ 13, ấp Bình Phú, xã Phú Bình, huyện Phú Tân. Trước đây, cuộc sống gia đình khó khăn, nhưng nhờ chí thú làm ăn, ông đã vươn lên thoát nghèo, cuộc sống khá giả. Ba người con ông đều có việc làm ổn định, gia đình hạnh phúc. Hiện nay, gia đình ông có 4,5 héc ta đất sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân mỗi năm hơn 120 triệu đồng.
Cuộc sống no ấm, ông chuyên tâm làm công tác xã hội từ thiện tại địa phương. Ban đầu cùng một vài người làm những công việc nhỏ, rồi tích lũy kinh phí cùng chính quyền, đoàn thể, hội từ thiện địa phương thực hiện nhiều công việc mang lợi ích lớn cho cộng đồng xã hội.
Được nhân dân trong xã ủng hộ, việc vận động kinh phí cho các hoạt động xã hội từ thiện ngày càng thuận lợi. Với tay nghề thợ mộc vốn có, ông cùng anh em đồng đạo tại địa phương khảo sát, quyên góp tiền, vật liệu để cất nhà Đại đoàn kết cho người nghèo neo đơn, người khó khăn, với số tiền hỗ trợ cho mỗi gia đình gần 10 triệu đồng. Ông Canh chia sẻ: “Cuộc sống mình được đàng hoàng, no đủ nhưng nhiều gia đình xung quanh có hoàn cảnh khó khăn, nhà cửa xiêu vẹo, làm bao nhiêu chỉ đủ tiền trang trải hàng ngày, không cất nổi ngôi nhà để ở. Đứng trước gia cảnh như thế ai cũng động lòng, không riêng gì mình. Thấy vậy, tôi bàn với nhiều anh em hoạt động từ thiện và chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí cho những gia đình khó khăn đó sửa lại căn nhà. Ngoài ra, đi vận động thêm vật liệu cất nhà cho đỡ tốn kinh phí của bà con. Nhân công thì tôi và anh em đứng ra xây cất, làm hoàn toàn miễn phí. Anh em nhiệt tình lắm, đến làm rất đông, vài ngày là xong căn nhà…”.
Thấy mô hình này mang hiệu ứng xã hội cao, vì tính thiết thực của nó, góp phần cùng chính quyền xóa đói, giảm nghèo tại địa phương, vì vậy, ngày càng được nhiều người ủng hộ, khuyến khích làm nhiều hơn. Với niềm vui đem mái ấm cho người nghèo, được bà con tin tưởng, ông Trương Văn Canh càng tích cực phấn đấu, cùng “Tổ từ thiện” vận động kinh phí, vật liệu, xây cất nhiều ngôi nhà cho các gia đình khác có hoàn cảnh khó khăn. Từ đó, những ngôi nhà bằng cả tấm lòng “vì mọi người” của ông Canh và anh em “Tổ từ thiện” được dựng lên, đem mái ấm, niềm vui cho người nghèo ở Phú Bình. Tính đến năm 2013, có 175 ngôi nhà Đại Đoàn kết cho 175 gia đình nghèo được xây cất, 6 tháng đầu năm 2014 có thêm khoảng hơn 23 căn… Để có kinh phí, cũng nhằm tạo một lực hút, riêng gia đình ông mỗi năm đóng góp gần 10 triệu đồng cho các hoạt động xã hội từ thiện. “Khi mỗi căn nhà được cất xong anh em trong Tổ Từ thiện của chúng tôi vui mừng lắm, tích cực làm không mệt mỏi, thu hút càng nhiều người tham gia công việc hết sức ý nghĩa này”. Niềm vui của riêng ông cũng là niềm vui của toàn xã hội khi có nhiều người hết lòng vì những giá trị nhân văn sâu sắc.
Không những tích cực làm “thợ cất nhà từ thiện”, ông Trương Văn Canh còn góp tiền, hàng trăm ngày công xây dựng cầu treo giao thông nông thôn trên địa bàn xã Phú Bình như cầu Mương Ranh, cầu Kênh Xáng, cầu Cồn Nhỏ ấp Bình Phú 2, với kinh phí xây dựng gần 01 tỷ đồng. Đặc biệt, tất cả nhân công cho quá trình xây dựng này đều do chính bàn tay những người thợ trong tổ từ thiện và người dân trong xã, không phải tốn chi phí mướn thợ như nhiều công trình khác. Ông cho biết: Nghe tin xây dựng cầu, hay cất nhà thì có vài chục người tình nguyện đến phụ giúp. Bà con làm rất nhiệt tình, ai cũng muốn góp một phần công sức cho địa phương, giúp mọi người đi lại dễ dàng, con em đến trường được thuận lợi. Tinh thần làm việc vì cộng đồng xã hội ở Phú Bình rất mạnh, khi các phong trào xã hội đưa ra ai cũng hăng hái. Tấm lòng ấy đáng quý trọng, mình có thêm sức lực để làm.
Phú Bình là xã điểm phong trào xây dựng Nông thôn mới của huyện Phú Tân, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền địa phương tích cực vận động người dân thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Là người đi đầu trong các hoạt động, hàng năm, ông Trương Văn Canh phối hợp cùng chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động bà con trong xã thực hiện hoàn thành nhiều tiêu chí quan trọng của phong trào xây dựng nông thôn mới. Điển hình, trong năm 2013, ông cùng nhiều anh em đóng góp trên 200 ngày công lao động và kinh phí nâng cấp bêtông hóa gần 5km lộ nông thôn ấp Bình Phú 2, ấp Bình Thành với kinh phí gần 3,4 tỷ đồng. Hiện nay, tiếp tục ra công làm đoạn đường thủy lợi nội đồng - giao thông nông thôn kinh 19 tháng 5, kinh 3 tháng 2, kinh phí hơn 2 tỷ đồng do nhà nước và nhân dân cùng làm. Để tiết kiệm kinh phí xây dựng, ông tham mưu cùng chính quyền địa phương mua xe cán đá phục vụ cho việc xây dựng các công trình giao thông trong xã, số tiền là 85 triệu đồng từ nguồn kinh phí vận động xã hội.
Ngoài xây dựng những chiếc cầu, đem lại những con đường nông thôn bằng phẳng, đem mái ấm đến cho người nghèo… ông Trương Văn Canh còn nhiệt huyết đóng góp tiền vào quỹ Đền ơn đáp nghĩa, quỹ Cây mùa xuân… Trong đời sống hàng ngày, với hàng xóm láng giềng, ông luôn sống thân thiện, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau khi có việc cần. Thường xuyên tìm tòi trên báo chí những mẫu chuyện về lối sống giản dị, tấm gương đạo đức của Bác Hồ để phổ biến rộng rãi đến bà con hàng xóm cho mọi người noi theo.
Với nhiều việc làm thiết thực, góp phần làm đẹp quê hương, lối sống gương mẫu, giản dị, gia đình ông Trương Văn Canh được UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có nhiều thành tích đóng góp trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; nhiều giấy khen của ban, ngành, đoàn thể, hội các cấp.
Cuộc sống “tốt đời đẹp đạo” là phương châm sống của bà con theo đạo Hòa Hảo nói chung, ông Trương Văn Canh nói riêng - là một người điển hình ở xã cù lao Phú Bình đã góp công sức làm đẹp quê hương. Những tấm gương “vì tôn giáo vì dân tộc” ấy đáng được tôn vinh…!
Ban đầu bằng những việc nhỏ, dần với sự đồng sức đồng lòng, bà con làm nhiều công việc lớn, mang một giá trị nhân văn sâu sắc – làm đẹp cho quê hương xứ sở, cho người dân có cuộc sống “an cư lạc nghiệp”... Họ tự nguyện góp công, góp của cùng hành động để bộ mặt nông thôn cù lao Phú Bình ngày một khởi sắc. Những việc làm “ích nước lợi nhà” của ông và “người tình nguyện” nơi đây đáng được trân trọng, ca ngợi.
Để tiếp tục cho quá trình xây dựng đời sống mới ở địa phương, ông cùng chính quyền địa phương tích cực vận động mọi người dân đóng góp công sức, kinh phí hoàn thành nhiều công trình trọng điểm của xã. “Ông thợ xây cầu, ông thợ cất nhà, ông lái xe lu (xe cán đá)” là tên gọi thân thiện mà người dân, người làm công tác từ thiện ở xã dành cho ông Trị sự viên Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo xã Phú Bình – người hết lòng, hết sức cho công tác xã hội.
Cuộc sống no ấm, ông chuyên tâm làm công tác xã hội từ thiện tại địa phương. Ban đầu cùng một vài người làm những công việc nhỏ, rồi tích lũy kinh phí cùng chính quyền, đoàn thể, hội từ thiện địa phương thực hiện nhiều công việc mang lợi ích lớn cho cộng đồng xã hội.
Được nhân dân trong xã ủng hộ, việc vận động kinh phí cho các hoạt động xã hội từ thiện ngày càng thuận lợi. Với tay nghề thợ mộc vốn có, ông cùng anh em đồng đạo tại địa phương khảo sát, quyên góp tiền, vật liệu để cất nhà Đại đoàn kết cho người nghèo neo đơn, người khó khăn, với số tiền hỗ trợ cho mỗi gia đình gần 10 triệu đồng. Ông Canh chia sẻ: “Cuộc sống mình được đàng hoàng, no đủ nhưng nhiều gia đình xung quanh có hoàn cảnh khó khăn, nhà cửa xiêu vẹo, làm bao nhiêu chỉ đủ tiền trang trải hàng ngày, không cất nổi ngôi nhà để ở. Đứng trước gia cảnh như thế ai cũng động lòng, không riêng gì mình. Thấy vậy, tôi bàn với nhiều anh em hoạt động từ thiện và chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí cho những gia đình khó khăn đó sửa lại căn nhà. Ngoài ra, đi vận động thêm vật liệu cất nhà cho đỡ tốn kinh phí của bà con. Nhân công thì tôi và anh em đứng ra xây cất, làm hoàn toàn miễn phí. Anh em nhiệt tình lắm, đến làm rất đông, vài ngày là xong căn nhà…”.
Thấy mô hình này mang hiệu ứng xã hội cao, vì tính thiết thực của nó, góp phần cùng chính quyền xóa đói, giảm nghèo tại địa phương, vì vậy, ngày càng được nhiều người ủng hộ, khuyến khích làm nhiều hơn. Với niềm vui đem mái ấm cho người nghèo, được bà con tin tưởng, ông Trương Văn Canh càng tích cực phấn đấu, cùng “Tổ từ thiện” vận động kinh phí, vật liệu, xây cất nhiều ngôi nhà cho các gia đình khác có hoàn cảnh khó khăn. Từ đó, những ngôi nhà bằng cả tấm lòng “vì mọi người” của ông Canh và anh em “Tổ từ thiện” được dựng lên, đem mái ấm, niềm vui cho người nghèo ở Phú Bình. Tính đến năm 2013, có 175 ngôi nhà Đại Đoàn kết cho 175 gia đình nghèo được xây cất, 6 tháng đầu năm 2014 có thêm khoảng hơn 23 căn… Để có kinh phí, cũng nhằm tạo một lực hút, riêng gia đình ông mỗi năm đóng góp gần 10 triệu đồng cho các hoạt động xã hội từ thiện. “Khi mỗi căn nhà được cất xong anh em trong Tổ Từ thiện của chúng tôi vui mừng lắm, tích cực làm không mệt mỏi, thu hút càng nhiều người tham gia công việc hết sức ý nghĩa này”. Niềm vui của riêng ông cũng là niềm vui của toàn xã hội khi có nhiều người hết lòng vì những giá trị nhân văn sâu sắc.
Không những tích cực làm “thợ cất nhà từ thiện”, ông Trương Văn Canh còn góp tiền, hàng trăm ngày công xây dựng cầu treo giao thông nông thôn trên địa bàn xã Phú Bình như cầu Mương Ranh, cầu Kênh Xáng, cầu Cồn Nhỏ ấp Bình Phú 2, với kinh phí xây dựng gần 01 tỷ đồng. Đặc biệt, tất cả nhân công cho quá trình xây dựng này đều do chính bàn tay những người thợ trong tổ từ thiện và người dân trong xã, không phải tốn chi phí mướn thợ như nhiều công trình khác. Ông cho biết: Nghe tin xây dựng cầu, hay cất nhà thì có vài chục người tình nguyện đến phụ giúp. Bà con làm rất nhiệt tình, ai cũng muốn góp một phần công sức cho địa phương, giúp mọi người đi lại dễ dàng, con em đến trường được thuận lợi. Tinh thần làm việc vì cộng đồng xã hội ở Phú Bình rất mạnh, khi các phong trào xã hội đưa ra ai cũng hăng hái. Tấm lòng ấy đáng quý trọng, mình có thêm sức lực để làm.
Phú Bình là xã điểm phong trào xây dựng Nông thôn mới của huyện Phú Tân, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền địa phương tích cực vận động người dân thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Là người đi đầu trong các hoạt động, hàng năm, ông Trương Văn Canh phối hợp cùng chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động bà con trong xã thực hiện hoàn thành nhiều tiêu chí quan trọng của phong trào xây dựng nông thôn mới. Điển hình, trong năm 2013, ông cùng nhiều anh em đóng góp trên 200 ngày công lao động và kinh phí nâng cấp bêtông hóa gần 5km lộ nông thôn ấp Bình Phú 2, ấp Bình Thành với kinh phí gần 3,4 tỷ đồng. Hiện nay, tiếp tục ra công làm đoạn đường thủy lợi nội đồng - giao thông nông thôn kinh 19 tháng 5, kinh 3 tháng 2, kinh phí hơn 2 tỷ đồng do nhà nước và nhân dân cùng làm. Để tiết kiệm kinh phí xây dựng, ông tham mưu cùng chính quyền địa phương mua xe cán đá phục vụ cho việc xây dựng các công trình giao thông trong xã, số tiền là 85 triệu đồng từ nguồn kinh phí vận động xã hội.
Ngoài xây dựng những chiếc cầu, đem lại những con đường nông thôn bằng phẳng, đem mái ấm đến cho người nghèo… ông Trương Văn Canh còn nhiệt huyết đóng góp tiền vào quỹ Đền ơn đáp nghĩa, quỹ Cây mùa xuân… Trong đời sống hàng ngày, với hàng xóm láng giềng, ông luôn sống thân thiện, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau khi có việc cần. Thường xuyên tìm tòi trên báo chí những mẫu chuyện về lối sống giản dị, tấm gương đạo đức của Bác Hồ để phổ biến rộng rãi đến bà con hàng xóm cho mọi người noi theo.
Với nhiều việc làm thiết thực, góp phần làm đẹp quê hương, lối sống gương mẫu, giản dị, gia đình ông Trương Văn Canh được UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có nhiều thành tích đóng góp trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; nhiều giấy khen của ban, ngành, đoàn thể, hội các cấp.
Cuộc sống “tốt đời đẹp đạo” là phương châm sống của bà con theo đạo Hòa Hảo nói chung, ông Trương Văn Canh nói riêng - là một người điển hình ở xã cù lao Phú Bình đã góp công sức làm đẹp quê hương. Những tấm gương “vì tôn giáo vì dân tộc” ấy đáng được tôn vinh…!
Triệu Thị Mai Hương
Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật An Giang