Công tác Khoa giáo
Trạm xá Quân dân y Vĩnh Gia góp phần thắt chặt thêm tình đoàn kết quân - dân nơi biên cương Tổ quốc
- Được đăng: Thứ năm, 27 Tháng 2 2020 08:43
- Lượt xem: 2469
(TGAG)- Gần 11 năm qua, hình ảnh những người Bác sĩ mang quân hàm xanh ở Trạm xá Quân dân y Vĩnh Gia thuộc xã Vĩnh Gia - một trong những xã biên giới nghèo của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã in đậm trong tâm trí bà con nhân dân nơi đây. Bằng những việc làm tận tụy, thiết thực; các anh đã nhân lên niềm tin, tô thắm tình quân dân, tình đoàn kết, hữu nghị bền vững với nước láng giềng ở miền biên cương Tổ quốc.
Bác sĩ mang quân hàm xanh
Đại úy Trịnh Đức Hiếu, Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng Vĩnh Gia (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang) cho biết, xã Vĩnh Gia và xã Lạc Quới, là những xã biên giới nghèo nhất của huyện Tri Tôn, cũng là địa phương giáp ranh huyện Kiri Vong, tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia. Người dân trong xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên cuộc sống người dân không chỉ khó khăn về kinh tế, mà còn khó khăn cả về điều kiện chăm sóc sức khỏe.
Các y, bác sĩ Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia khám, chữa bệnh cho người dân xã biên giới Vĩnh Gia
Theo Đại úy Trịnh Đức Hiếu, trước đây, địa phương chưa có trạm y tế, mặt khác, từ trung tâm xã đến bệnh viện huyện phải đi gần 50km, do vậy, mỗi khi bị ốm đau, người dân chỉ uống thuốc Nam hoặc chữa bằng cây, lá theo kinh nghiệm dân gian; bệnh nặng mới chuyển lên bệnh viện huyện. Thấy được khó khăn của bà con, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã vận động vốn từ các doanh nghiệp xây dựng trạm xá này, với tổng kinh phí xây dựng hơn 500 triệu đồng; Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2009, với 6 giường bệnh cùng đội ngũ y, bác sĩ là các chiến sĩ “mang quân hàm xanh” của đơn vị.
“Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia không chỉ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực biên giới và bộ đội, mà còn khám chữa bệnh cho nhân dân và cán bộ trong khu vực biên giới nước bạn Campuchia, qua đó, thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước, góp phần giữ vững biên giới Việt Nam -Campuchia hòa bình, hữu nghị, cùng phát triển” - Đại úy Trịnh Đức Hiếu khẳng định.
Ông Đặng Văn Thanh, ở xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang chia sẽ, từ nhà tôi xuống trạm y tế xã khá xa nên ông thường xuyên sang Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia để khám, điều trị bệnh, vừa thuận tiện lại ít tốn kém.
“Trước đây chưa có Trạm xá Quân dân y Vĩnh Gia, bà con trong vùng, mỗi khi đau, ốm bà con chỉ ở nhà uống thuốc Nam để trự điều trị, vì bệnh viện ở xa, đi lại khó khăn, tốn kém; khi bệnh trở nặng mới đi bệnh viện huyện; nhưng từ khi có Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia, không chỉ bà con xã Vĩnh Gia, Lạc Quới (huyện Tri Tôn), Vĩnh Phú (Giang Thanh, Kiên Giang) mà cả bà con ở xã Tà Ô, huyện Kiri Vong, tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia rất phấn khởi, vì không phải vất vả đi xa đến tận trung tâm huyện để khám chữa bệnh như trước. Hơn nữa, các bác sĩ ở đây rất thân tình, chu đáo, khám bệnh nhiều lúc không lấy tiền mà con cho thuốc về nhà uống nữa”- ông Thanh vui nẻ nói.
Trạm xá của dân nghèo
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Lương y phải như từ mẫu”, với tinh thần trách nhiệm của người lính, bằng sự tận tâm với nghề, các bác sĩ, y tá mang quân hàm xanh của Trạm đã thực sự là người để các bệnh nhân gửi gắm niềm tin. Tiếng lành đồn xa, giờ đây Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy của bệnh nhân nghèo nơi vùng biên giới của tỉnh An Giang.
Thiếu tá, bác sỹ Phạm Văn Dũng, Phụ tránh Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia nhớ lại, thời gian đầu, chúng tôi còn bỡ ngỡ, bởi trước đó chỉ khám và điều trị bệnh cho chiến sĩ và chỉ huy của Đồn Biên phòng Vĩnh Gia, giờ mở rộng đến bà con nhân dân trong vùng, thú thật chưa quen trong quản lý, cũng như việc tổ chức khám và chữa bệnh cho đông người cùng lúc. Nhưng, đần dần mọi việc đi vào nề nếp, được bà con trong vùng tin tưởng. Hiện nay, trung bình mỗi năm, Trạm xá khám và điều trị cho gần 9.000 lượt bệnh nhân; vào dịp cuối tuần, mỗi ngày có khoảng 50-70 lượt bệnh nhân đến từ 4 xã Vĩnh Gia, Lạc Quới (huyện Tri Tôn), Vĩnh Phú (huyện Giang Thành- Kiên Giang) và xã Tà Ô (quận Kirivong, tỉnh Tà Keo, Campuchia) đến khám và điều trị.
Chị Nguyễn Thị Lành (ngụ ấp Vĩnh Hiệp, xã Vĩnh Gia) phấn khởi, nhà tôi có ai bị bệnh đều chở đến trạm xá. Mấy chú bộ đội ở đây trị “mát tay” lắm, chỉ cần cho thuốc uống hoặc chích 1 - 2 lần là hết bệnh. Từ khi có trạm xá đến giờ, cả xóm được chăm sóc sức khỏe tốt nên ít ai bệnh tật gì.
Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia trở thành địa chỉ tin cậy của bà con nhân dân vùng biên giới.
Đang dựng vội chân chống xe máy để bế con vào Trạm xá quân dân y xã Vĩnh Gia khám, anh Chau Sam Sol, ngụ ở xã Tà Ô, huyện Kiri Vong, tỉnh Tà Keo (Campuchia) cho biết, nhà nghèo, không đủ tiền đi bác sĩ tư, nên khi có người đau ốm đều sang Việt Nam để chữa trị. Các bác sĩ Bộ đội Biên phòng Việt Nam ở đây tốt lắm, khám, chữa bệnh chu đáo, thăm hỏi nhiệt tình, tôi thấy rất yên tâm.
Mới 6 giờ sáng, Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia đã mở cửa đón bệnh nhân đến khám chữa bệnh, thiếu tá, bác sỹ Phạm Văn Dũng, Phụ tránh Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia, cho biết, đa phần bà con tranh thủ đến khám bệnh sớm để còn thời gian làm ruộng, nên Trạm xá đông bệnh nhân nhất vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
Bên cạnh việc khám, chữa bệnh và cấp thuốc cho bà con, cán bộ y tế của trạm còn lồng ghép nhiều nội dung tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và thành lập câu lạc bộ không sinh con thứ ba, vận động nhân dân xây dựng môi trường sống đảm bảo, ăn, ở hợp vệ sinh, khi ốm đau phải kịp thời đến trạm y tế để các bác sĩ thăm khám, chữa trị kịp thời... Thông qua đó, nhận thức của người dân từng bước nâng cao.
“Tuy nhiên, hiện nay, trang thiết bị y tế của trạm xá vẫn còn nhiều thiếu thốn, thuốc men được hỗ trợ là chính. Thêm vào đó, nguồn thu từ việc thăm khám, chữa bệnh cho bà con chỉ mang ý nghĩa tượng trưng nên, việc khám, chữa bệnh cho người dân vẫn còn gặp nhiều ít khó khăn, trạm mong muốn có một máy siêu âm để chăm sóc sức khỏe bà con nhân dân được tốt hơn mà đến nay vẫn chưa trang bị được”- thiếu tá, bác sỹ Phạm Văn Dũng trăn trở.
Bằng tâm huyết, trí tuệ và tình cảm, các y, bác sĩ Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia không chỉ tạo dựng được địa chỉ khám bệnh tin cậy, mà còn tô thắm thêm hình ảnh tốt đẹp của người chiến sĩ quân hàm xanh, góp phần xây dựng tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia nói chung, tỉnh An Giang và tỉnh Ta Keo nói riêng./.
Bác sĩ mang quân hàm xanh
Đại úy Trịnh Đức Hiếu, Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng Vĩnh Gia (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang) cho biết, xã Vĩnh Gia và xã Lạc Quới, là những xã biên giới nghèo nhất của huyện Tri Tôn, cũng là địa phương giáp ranh huyện Kiri Vong, tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia. Người dân trong xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên cuộc sống người dân không chỉ khó khăn về kinh tế, mà còn khó khăn cả về điều kiện chăm sóc sức khỏe.
Các y, bác sĩ Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia khám, chữa bệnh cho người dân xã biên giới Vĩnh Gia
Theo Đại úy Trịnh Đức Hiếu, trước đây, địa phương chưa có trạm y tế, mặt khác, từ trung tâm xã đến bệnh viện huyện phải đi gần 50km, do vậy, mỗi khi bị ốm đau, người dân chỉ uống thuốc Nam hoặc chữa bằng cây, lá theo kinh nghiệm dân gian; bệnh nặng mới chuyển lên bệnh viện huyện. Thấy được khó khăn của bà con, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã vận động vốn từ các doanh nghiệp xây dựng trạm xá này, với tổng kinh phí xây dựng hơn 500 triệu đồng; Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2009, với 6 giường bệnh cùng đội ngũ y, bác sĩ là các chiến sĩ “mang quân hàm xanh” của đơn vị.
“Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia không chỉ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực biên giới và bộ đội, mà còn khám chữa bệnh cho nhân dân và cán bộ trong khu vực biên giới nước bạn Campuchia, qua đó, thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước, góp phần giữ vững biên giới Việt Nam -Campuchia hòa bình, hữu nghị, cùng phát triển” - Đại úy Trịnh Đức Hiếu khẳng định.
Ông Đặng Văn Thanh, ở xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang chia sẽ, từ nhà tôi xuống trạm y tế xã khá xa nên ông thường xuyên sang Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia để khám, điều trị bệnh, vừa thuận tiện lại ít tốn kém.
“Trước đây chưa có Trạm xá Quân dân y Vĩnh Gia, bà con trong vùng, mỗi khi đau, ốm bà con chỉ ở nhà uống thuốc Nam để trự điều trị, vì bệnh viện ở xa, đi lại khó khăn, tốn kém; khi bệnh trở nặng mới đi bệnh viện huyện; nhưng từ khi có Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia, không chỉ bà con xã Vĩnh Gia, Lạc Quới (huyện Tri Tôn), Vĩnh Phú (Giang Thanh, Kiên Giang) mà cả bà con ở xã Tà Ô, huyện Kiri Vong, tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia rất phấn khởi, vì không phải vất vả đi xa đến tận trung tâm huyện để khám chữa bệnh như trước. Hơn nữa, các bác sĩ ở đây rất thân tình, chu đáo, khám bệnh nhiều lúc không lấy tiền mà con cho thuốc về nhà uống nữa”- ông Thanh vui nẻ nói.
Trạm xá của dân nghèo
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Lương y phải như từ mẫu”, với tinh thần trách nhiệm của người lính, bằng sự tận tâm với nghề, các bác sĩ, y tá mang quân hàm xanh của Trạm đã thực sự là người để các bệnh nhân gửi gắm niềm tin. Tiếng lành đồn xa, giờ đây Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy của bệnh nhân nghèo nơi vùng biên giới của tỉnh An Giang.
Thiếu tá, bác sỹ Phạm Văn Dũng, Phụ tránh Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia nhớ lại, thời gian đầu, chúng tôi còn bỡ ngỡ, bởi trước đó chỉ khám và điều trị bệnh cho chiến sĩ và chỉ huy của Đồn Biên phòng Vĩnh Gia, giờ mở rộng đến bà con nhân dân trong vùng, thú thật chưa quen trong quản lý, cũng như việc tổ chức khám và chữa bệnh cho đông người cùng lúc. Nhưng, đần dần mọi việc đi vào nề nếp, được bà con trong vùng tin tưởng. Hiện nay, trung bình mỗi năm, Trạm xá khám và điều trị cho gần 9.000 lượt bệnh nhân; vào dịp cuối tuần, mỗi ngày có khoảng 50-70 lượt bệnh nhân đến từ 4 xã Vĩnh Gia, Lạc Quới (huyện Tri Tôn), Vĩnh Phú (huyện Giang Thành- Kiên Giang) và xã Tà Ô (quận Kirivong, tỉnh Tà Keo, Campuchia) đến khám và điều trị.
Chị Nguyễn Thị Lành (ngụ ấp Vĩnh Hiệp, xã Vĩnh Gia) phấn khởi, nhà tôi có ai bị bệnh đều chở đến trạm xá. Mấy chú bộ đội ở đây trị “mát tay” lắm, chỉ cần cho thuốc uống hoặc chích 1 - 2 lần là hết bệnh. Từ khi có trạm xá đến giờ, cả xóm được chăm sóc sức khỏe tốt nên ít ai bệnh tật gì.
Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia trở thành địa chỉ tin cậy của bà con nhân dân vùng biên giới.
Đang dựng vội chân chống xe máy để bế con vào Trạm xá quân dân y xã Vĩnh Gia khám, anh Chau Sam Sol, ngụ ở xã Tà Ô, huyện Kiri Vong, tỉnh Tà Keo (Campuchia) cho biết, nhà nghèo, không đủ tiền đi bác sĩ tư, nên khi có người đau ốm đều sang Việt Nam để chữa trị. Các bác sĩ Bộ đội Biên phòng Việt Nam ở đây tốt lắm, khám, chữa bệnh chu đáo, thăm hỏi nhiệt tình, tôi thấy rất yên tâm.
Mới 6 giờ sáng, Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia đã mở cửa đón bệnh nhân đến khám chữa bệnh, thiếu tá, bác sỹ Phạm Văn Dũng, Phụ tránh Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia, cho biết, đa phần bà con tranh thủ đến khám bệnh sớm để còn thời gian làm ruộng, nên Trạm xá đông bệnh nhân nhất vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
Bên cạnh việc khám, chữa bệnh và cấp thuốc cho bà con, cán bộ y tế của trạm còn lồng ghép nhiều nội dung tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và thành lập câu lạc bộ không sinh con thứ ba, vận động nhân dân xây dựng môi trường sống đảm bảo, ăn, ở hợp vệ sinh, khi ốm đau phải kịp thời đến trạm y tế để các bác sĩ thăm khám, chữa trị kịp thời... Thông qua đó, nhận thức của người dân từng bước nâng cao.
“Tuy nhiên, hiện nay, trang thiết bị y tế của trạm xá vẫn còn nhiều thiếu thốn, thuốc men được hỗ trợ là chính. Thêm vào đó, nguồn thu từ việc thăm khám, chữa bệnh cho bà con chỉ mang ý nghĩa tượng trưng nên, việc khám, chữa bệnh cho người dân vẫn còn gặp nhiều ít khó khăn, trạm mong muốn có một máy siêu âm để chăm sóc sức khỏe bà con nhân dân được tốt hơn mà đến nay vẫn chưa trang bị được”- thiếu tá, bác sỹ Phạm Văn Dũng trăn trở.
Bằng tâm huyết, trí tuệ và tình cảm, các y, bác sĩ Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia không chỉ tạo dựng được địa chỉ khám bệnh tin cậy, mà còn tô thắm thêm hình ảnh tốt đẹp của người chiến sĩ quân hàm xanh, góp phần xây dựng tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia nói chung, tỉnh An Giang và tỉnh Ta Keo nói riêng./.
Công Mạo