Chung tay bảo vệ môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến
- Được đăng: Thứ ba, 13 Tháng 4 2021 13:56
- Lượt xem: 1022
(TUAG)- Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước và thực hiện cải cách hành chính (CCHC), trong thời gian qua, tỉnh An Giang đã đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), tăng cường mức độ, phạm vi cung cấp DVCTT của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, trong đó có Sở Tài Nguyên và Môi trường.
Việc cung cấp DVCTT được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo quyết liệt, xem đây là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện CCHC. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 262/QĐ-UBND ngày 08/02/2021 công bố danh mục thủ tục hành chính DVCTT mức độ 3 và 4 thực hiện trên địa bàn tỉnh. Theo đó có 30 thủ tục hành chính (TTHC) lĩnh vực đất đai, thuộc thẩm quyền giải quyết, quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường 29 thủ tục; 01 cấp huyện.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện TTHC, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp. Đồng thời, hoàn thành nghĩa vụ pháp lý với Nhà nước, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 829/KH-UBND ngày 31/12/2020 về CCHC tỉnh An Giang năm 2021. Cụ thể: Tỷ lệ hồ sơ TTHC được giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 đạt từ 20% trở lên; tối thiểu 30% DVCTT thực hiện ở mức độ 4 và phấn đấu 80% TTHC đáp ứng yêu cầu được triển khai DVCTT mức độ 3, 4. Phấn đấu tích hợp 50% các DVCTT mức độ 3, 4 với Cổng Dịch vụ công quốc gia...
Trong năm 2020, hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đã tiếp nhận và thực hiện 124.702 hồ sơ DVCTT mức độ 3; không có hồ sơ DVCTT mức độ 4, chiếm 64,5% tổng số hồ sơ TTHC lĩnh vực đất đai của hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai đã đã giải quyết, đã tạo được niềm tin và sự hài lòng của các tổ chức, cá nhân. Ông Nguyễn Văn Bồng, Phường Mỹ Thạnh, TPLX: “Tôi cũng thường đến đây làm thủ tục đất đai, các cháu ở bộ phận một cửa nhiệt tình hướng dẫn, bởi thủ tục đất đai khó, mình thì không rành, mình không viết được thì có cán bộ viết dùm cho mình luôn, khi hoàn tất thì mình nộp hồ sơ vào, cán bộ ra giấy hẹn, thủ tục làm rất kỹ lưỡng”.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện DVCTT mức độ 3 vẫn còn một số tồn tại, khó khăn như: Số lượng hồ sơ trực tuyến mức độ 3 chưa cao so với hồ sơ nhận vào, do người dân chưa quan tâm đến hoạt động DVCTT, điều kiện tiếp nhận và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cũng như cơ sở vật chất chưa đồng đều giữa nhiều thế hệ, nhiều nhóm đối tượng và giữa các khu vực, vẫn còn giữ thói quen sử dụng hồ sơ giấy…
“Hướng tới, Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài Nguyên và Môi trường sẽ tăng cường truyền thông và quảng bá về hiệu quả và phương thức thực hiện DVCTT khi thực hiện TTHC, tuyên truyền có phân khúc đối tượng tiếp cận. Bố trí và đầu tư cơ sở vật chất các điểm tiếp cận DVCTT tại khu vực đông dân cư và phát sinh nhiều TTHC, có người hướng dẫn trực tiếp cho người dân thực hiện TTHC tự nhập liệu hồ sơ, tự kiểm tra để nhận thông tin từ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Từ đó, người dân tự thấy được tiện ích khi sử dụng DVCTT. Ứng dụng những công nghệ mới để mở rộng, nâng cao chất lượng và tăng cường việc sử dụng DVCTT trong tương lai. Trong đó, đề cao các vấn đề về an toàn, an ninh trong quá trình thiết lập tiêu chuẩn của việc cung cấp DVCTT. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trực tuyến trong thanh toán phí, lệ phí, nghĩa vụ tài chính”. Bà Mai Vân Anh - Phó Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài Nguyên và Môi trường cho biết như vậy.
Để đẩy mạnh cung cấp DVCTT trên địa bàn tỉnh các cơ quan nhà nước cần tăng cường truyền thông và quảng bá về hiệu quả và phương thức thực hiện DVCTT khi thực hiện TTHC, tuyên truyền bằng nhiều hình thực sao cho dễ hiểu, dễ thực hiện và có phân khúc đối tượng tiếp cận.
Việc cung cấp DVCTT được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo quyết liệt, xem đây là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện CCHC. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 262/QĐ-UBND ngày 08/02/2021 công bố danh mục thủ tục hành chính DVCTT mức độ 3 và 4 thực hiện trên địa bàn tỉnh. Theo đó có 30 thủ tục hành chính (TTHC) lĩnh vực đất đai, thuộc thẩm quyền giải quyết, quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường 29 thủ tục; 01 cấp huyện.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện TTHC, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp. Đồng thời, hoàn thành nghĩa vụ pháp lý với Nhà nước, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 829/KH-UBND ngày 31/12/2020 về CCHC tỉnh An Giang năm 2021. Cụ thể: Tỷ lệ hồ sơ TTHC được giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 đạt từ 20% trở lên; tối thiểu 30% DVCTT thực hiện ở mức độ 4 và phấn đấu 80% TTHC đáp ứng yêu cầu được triển khai DVCTT mức độ 3, 4. Phấn đấu tích hợp 50% các DVCTT mức độ 3, 4 với Cổng Dịch vụ công quốc gia...
Trong năm 2020, hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đã tiếp nhận và thực hiện 124.702 hồ sơ DVCTT mức độ 3; không có hồ sơ DVCTT mức độ 4, chiếm 64,5% tổng số hồ sơ TTHC lĩnh vực đất đai của hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai đã đã giải quyết, đã tạo được niềm tin và sự hài lòng của các tổ chức, cá nhân. Ông Nguyễn Văn Bồng, Phường Mỹ Thạnh, TPLX: “Tôi cũng thường đến đây làm thủ tục đất đai, các cháu ở bộ phận một cửa nhiệt tình hướng dẫn, bởi thủ tục đất đai khó, mình thì không rành, mình không viết được thì có cán bộ viết dùm cho mình luôn, khi hoàn tất thì mình nộp hồ sơ vào, cán bộ ra giấy hẹn, thủ tục làm rất kỹ lưỡng”.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện DVCTT mức độ 3 vẫn còn một số tồn tại, khó khăn như: Số lượng hồ sơ trực tuyến mức độ 3 chưa cao so với hồ sơ nhận vào, do người dân chưa quan tâm đến hoạt động DVCTT, điều kiện tiếp nhận và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cũng như cơ sở vật chất chưa đồng đều giữa nhiều thế hệ, nhiều nhóm đối tượng và giữa các khu vực, vẫn còn giữ thói quen sử dụng hồ sơ giấy…
“Hướng tới, Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài Nguyên và Môi trường sẽ tăng cường truyền thông và quảng bá về hiệu quả và phương thức thực hiện DVCTT khi thực hiện TTHC, tuyên truyền có phân khúc đối tượng tiếp cận. Bố trí và đầu tư cơ sở vật chất các điểm tiếp cận DVCTT tại khu vực đông dân cư và phát sinh nhiều TTHC, có người hướng dẫn trực tiếp cho người dân thực hiện TTHC tự nhập liệu hồ sơ, tự kiểm tra để nhận thông tin từ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Từ đó, người dân tự thấy được tiện ích khi sử dụng DVCTT. Ứng dụng những công nghệ mới để mở rộng, nâng cao chất lượng và tăng cường việc sử dụng DVCTT trong tương lai. Trong đó, đề cao các vấn đề về an toàn, an ninh trong quá trình thiết lập tiêu chuẩn của việc cung cấp DVCTT. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trực tuyến trong thanh toán phí, lệ phí, nghĩa vụ tài chính”. Bà Mai Vân Anh - Phó Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài Nguyên và Môi trường cho biết như vậy.
Để đẩy mạnh cung cấp DVCTT trên địa bàn tỉnh các cơ quan nhà nước cần tăng cường truyền thông và quảng bá về hiệu quả và phương thức thực hiện DVCTT khi thực hiện TTHC, tuyên truyền bằng nhiều hình thực sao cho dễ hiểu, dễ thực hiện và có phân khúc đối tượng tiếp cận.
Phước Thiện - Đài PTTHAG