Nhận diện, đấu tranh với những thủ đoạn chống phá trên mạng xã hội
- Được đăng: Thứ bảy, 15 Tháng 7 2017 22:51
- Lượt xem: 4257
(TGAG)- Trong những năm gần đây, bên cạnh những tiện ích từ internet mang lại, mặt trái của thành tựu công nghệ này đã gây ra phiền toái mà không quốc gia nào tránh khỏi, đặc biệt là vấn đề “an ninh và an toàn”; về chính trị đây là môi trường màu mỡ cho các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch đối lập.
Đối với nước ta, các thế lực thù địch từ bên ngoài đã lập ra rất nhiều trang, tài khoản, fanpage… để đăng tải những thông tin xuyên tạc, bịa đặt về tình hình chính trị ở Việt Nam, nhưng núp dưới những tên gọi có vẻ nghiêm túc, chính thống như “Nhật ký tin tức thể hiện lòng yêu nước”, “Vì Tổ quốc Việt Nam mến yêu”. Những trang này khiến người đọc lầm tưởng là trang của những người yêu nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ đất nước, nhưng thực chất nội dung cực kỳ phản động, chống phá Đảng, Nhà nước rất quyết liệt. Đây là những thủ đoạn mới.
Vừa qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện hơn 2.200 video clip xấu độc, chủ yếu nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát trên kênh Youtube. Đến ngày 12/4/2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị Google gỡ bỏ hơn 1.299 video clip xấu độc trên kênh Youtube, trong đó có một kênh phản động có hơn 500 video clip.
Đặc điểm của những thủ đoạn này là họ lấy những tin, bài, những hình ảnh trên các báo chí chính thống của ta ở trong nước, viết lại thành những nội dung bịa đặt hoàn toàn để thu hút những người thiếu thông tin, tò mò cảm thấy nửa tin, nửa ngờ. Chủ đề chính mà các đối tượng thù địch đăng lên mạng xã hội là vấn đề “chia bè, kết cánh” trong nội bộ của ta; chúng sử dụng tần suất lớn, đưa thông tin dày đặc, tràn lan, với thủ đoạn quen thuộc là cắt ghép hình ảnh từ các báo chí chính thống và lồng ghép nội dung xuyên tạc, bịa đặt để đánh lừa, kích động người xem, người đọc.
Trên trang Facebook, các đối tượng xấu lập ra một loạt tài khoản giả mạo các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đúng tên, đúng ảnh, nội dung đúng đến hơn 90%, chủ yếu lấy từ các hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã được các báo chí chính thống đưa tin để đan cài các thông tin với dụng ý xấu độc, đánh lừa, kích động người xem, người đọc, gây phân tâm lớn trong xã hội, từ đó tạo ra làn sóng bình luận tiêu cực dưới các bài viết.
Lợi dụng tính năng nhận tiền từ quảng cáo của Youtube, các đối tượng phản động tích cực đăng, phát thông tin xuyên tạc, xấu độc, gây tò mò nhằm thu hút lượt người xem, cụ thể từ những vụ việc ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Tâm vừa qua, bằng cách quay video clip phát trực tiếp hiện trường đã giúp họ thực hiện được ý đồ chống phá, vừa kiếm được tiền. Chính sách này của Youtube cũng khuyến khích một bộ phận không phải là đối tượng chống phá nhưng lại tham gia vào mặt trận tuyên truyền những thông tin bịa đặt, xuyên tạc để kiếm tiền.
Để đấu tranh với những thủ đoạn mới này, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, trong đó có Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai một loạt các giải pháp tăng cường xử lý hành vi tung tin bịa đặt, sai sự thật trên mạng xã hội để làm gương, răn đe. Tuy nhiên đây là công việc rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa lực lượng an ninh, chính quyền địa phương, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
Vấn đề đặt ra hiện nay, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, tăng cường cung cấp thông tin chính thống trên mạng xã hội, thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, tránh tình trạng im lặng để mạng xã hội suy diễn, xuyên tạc. Đối với cán bộ, đảng viên và từng người dân khi sử dụng mạng xã hội cần ý thức trách nhiệm của mình, đấu phản bác lại thông tin xuyên tạc, bịa đặt gây hại cho cộng đồng trên môi trường mạng.
Các biện pháp hành chính, kỹ thuật cũng giới hạn ở một mức độ nhất định; quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi chúng ta, cùng chung tay với các cơ quan chức năng đấu tranh, phê phán mạnh mẽ, không mơ hồ, thỏa hiệp, không chia sẻ, bình luận đối với những quan điểm sai trái, thù địch, không để kẻ xấu lợi dụng biến thành diễn đàn chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Đối với nước ta, các thế lực thù địch từ bên ngoài đã lập ra rất nhiều trang, tài khoản, fanpage… để đăng tải những thông tin xuyên tạc, bịa đặt về tình hình chính trị ở Việt Nam, nhưng núp dưới những tên gọi có vẻ nghiêm túc, chính thống như “Nhật ký tin tức thể hiện lòng yêu nước”, “Vì Tổ quốc Việt Nam mến yêu”. Những trang này khiến người đọc lầm tưởng là trang của những người yêu nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ đất nước, nhưng thực chất nội dung cực kỳ phản động, chống phá Đảng, Nhà nước rất quyết liệt. Đây là những thủ đoạn mới.
Vừa qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện hơn 2.200 video clip xấu độc, chủ yếu nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát trên kênh Youtube. Đến ngày 12/4/2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị Google gỡ bỏ hơn 1.299 video clip xấu độc trên kênh Youtube, trong đó có một kênh phản động có hơn 500 video clip.
Đặc điểm của những thủ đoạn này là họ lấy những tin, bài, những hình ảnh trên các báo chí chính thống của ta ở trong nước, viết lại thành những nội dung bịa đặt hoàn toàn để thu hút những người thiếu thông tin, tò mò cảm thấy nửa tin, nửa ngờ. Chủ đề chính mà các đối tượng thù địch đăng lên mạng xã hội là vấn đề “chia bè, kết cánh” trong nội bộ của ta; chúng sử dụng tần suất lớn, đưa thông tin dày đặc, tràn lan, với thủ đoạn quen thuộc là cắt ghép hình ảnh từ các báo chí chính thống và lồng ghép nội dung xuyên tạc, bịa đặt để đánh lừa, kích động người xem, người đọc.
Trên trang Facebook, các đối tượng xấu lập ra một loạt tài khoản giả mạo các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đúng tên, đúng ảnh, nội dung đúng đến hơn 90%, chủ yếu lấy từ các hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã được các báo chí chính thống đưa tin để đan cài các thông tin với dụng ý xấu độc, đánh lừa, kích động người xem, người đọc, gây phân tâm lớn trong xã hội, từ đó tạo ra làn sóng bình luận tiêu cực dưới các bài viết.
Lợi dụng tính năng nhận tiền từ quảng cáo của Youtube, các đối tượng phản động tích cực đăng, phát thông tin xuyên tạc, xấu độc, gây tò mò nhằm thu hút lượt người xem, cụ thể từ những vụ việc ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Tâm vừa qua, bằng cách quay video clip phát trực tiếp hiện trường đã giúp họ thực hiện được ý đồ chống phá, vừa kiếm được tiền. Chính sách này của Youtube cũng khuyến khích một bộ phận không phải là đối tượng chống phá nhưng lại tham gia vào mặt trận tuyên truyền những thông tin bịa đặt, xuyên tạc để kiếm tiền.
Để đấu tranh với những thủ đoạn mới này, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, trong đó có Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai một loạt các giải pháp tăng cường xử lý hành vi tung tin bịa đặt, sai sự thật trên mạng xã hội để làm gương, răn đe. Tuy nhiên đây là công việc rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa lực lượng an ninh, chính quyền địa phương, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
Vấn đề đặt ra hiện nay, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, tăng cường cung cấp thông tin chính thống trên mạng xã hội, thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, tránh tình trạng im lặng để mạng xã hội suy diễn, xuyên tạc. Đối với cán bộ, đảng viên và từng người dân khi sử dụng mạng xã hội cần ý thức trách nhiệm của mình, đấu phản bác lại thông tin xuyên tạc, bịa đặt gây hại cho cộng đồng trên môi trường mạng.
Các biện pháp hành chính, kỹ thuật cũng giới hạn ở một mức độ nhất định; quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi chúng ta, cùng chung tay với các cơ quan chức năng đấu tranh, phê phán mạnh mẽ, không mơ hồ, thỏa hiệp, không chia sẻ, bình luận đối với những quan điểm sai trái, thù địch, không để kẻ xấu lợi dụng biến thành diễn đàn chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Sự thật