Thực hiện liên kết sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị, xây dựng cánh đồng lớn - ngành nông nghiệp An Giang đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh vào cuộc sống
- Được đăng: Thứ tư, 29 Tháng 6 2016 09:20
- Lượt xem: 19665
(TGAG)- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2016-2020 đề ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 5 năm đạt 7,5%. Để góp phần đạt mục tiêu này, một trong những nhiệm vụ, giải pháp đối với ngành nông nghiệp là tổ chức lại sản xuất, phát triển đa dạng các loại hình kinh tế hợp tác theo hướng quy mô lớn gắn với ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo nhu cầu thị trường.
Chủ trương tổ chức lại sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu theo mô hình cánh đồng lớn nhằm tạo ra sản lượng lúa hàng hóa đủ lớn, đồng nhất, tiết kiệm chi phí và quan trọng hơn là giải quyết vấn đề khó khăn trong tiêu thụ lúa gạo cho nông dân nên rất được chính quyền địa phương và người dân đồng tình ủng hộ.
Qua 5 năm thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ theo mô hình cánh đồng lớn, An Giang đã đạt được một số kết quả ban đầu. Diện tích thực hiện liên kết tăng dần qua các năm, năm 2011 thực hiện 13.150 ha (chiếm 2% diện tích trồng lúa) đến năm 2015 thực hiện 40.615 ha, (chiếm 6,5% diện tích trồng lúa). Mỗi năm trung bình có 15 doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng liên kết tiêu thụ nông sản với nông dân. Trong đó, mỗi năm có khoảng 10 hợp tác xã và 8 tổ hợp tác tham gia. Riêng năm 2015 có 18 hợp tác xã nông nghiệp và 17 tổ hợp tác tham gia. Tuy nhiên kết quả này còn khiêm tốn và chưa bền vững; mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân chưa chặt chẽ, chưa đủ lòng tin để hợp tác lâu dài; hợp tác xã hoạt động còn đơn điệu và yếu kém; kết quả liên kết chỉ dừng lại ở hợp đồng tiêu thụ, chưa xây dựng được vùng nguyên liệu, chưa tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn đúng nghĩa.
Để cụ thể hóa và đưa Nghị quyết vào cuộc sống, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai thực hiện “Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn lúa, nếp tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2025”. Mục tiêu kế hoạch là “Tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo. Xây dựng cánh đồng lớn nhằm tạo các vùng nguyên liệu lúa gạo với quy mô diện tích sản xuất lớn, tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đồng nhất và đồng chất, tiến tới xây dựng thương hiệu lúa gạo”. Theo đó, định hướng từng bước xây dựng cánh đồng lớn theo phương châm 4H (Hợp tác, Hiện đại, Hài hòa, Hiệu quả) như sau:
- Phải hợp tác: các nông dân trong vùng tập hợp lại thành các tổ hợp tác, hoặc tham gia vào hợp tác xã. Hợp tác xã, tổ hợp tác làm trung gian, đại diện cho nông dân ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ với doanh nghiệp; hướng dẫn nông dân sản xuất theo kế hoạch, cung cấp các dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ.
Các doanh nghiệp liên kết nhau để cung ứng vật tư đầu vào cho nông dân (thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác) với chất lượng cao và chi phí hợp lý, tiêu thụ đầu ra theo hợp đồng.
- Phải hiện đại: các bên tham gia có kế hoạch quản lý sản xuất, quản lý đồng ruộng khoa học hiện đại. Áp dụng tiến bộ khoa học hiện đại, công nghệ thông tin vào sản xuất và lưu thông phân phối. Áp dụng cùng quy chuẩn kỹ thuật được khuyến cáo, ghi chép nhật ký sản xuất theo dõi chặt chẽ quá trình sản xuất và lưu thông phân phối.
Trong vùng sản xuất, từng bước xử lý, chỉnh trang đồng ruộng; xóa bỏ bớt các bờ ruộng nhỏ để gom thành các thửa lớn; xử lý các tác nhân có thể gây ô nhiễm môi trường như mồ mã, ao hồ, rác thải...
- Phải hài hòa, thân thiện môi trường: các bên tham gia phải được đảm bảo lợi ích một cách hài hòa. Ngoài ra còn phải hài hòa về lợi ích xã hội, tránh gây tổn thất cho bên thứ ba. Do đó thực hiện cánh đồng lớn phải chú ý đến bảo vệ môi trường như xử lý chất thải, bảo vệ hệ sinh thái... theo nguyên tắc an toàn cho người sản xuất, an toàn cho người tiêu dùng và an toàn cho môi trường.
- Phải hiệu quả: doanh nghiệp tiêu thụ có chiến lược sản phẩm rõ ràng, có thị trường tiêu thụ ổn định. Căn cứ vào yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu để chủ động đáp ứng nhu cầu thị trường. Có chiến lược sản phẩm và chiến lược thương hiệu để định hướng sản xuất sao cho vùng cánh đồng lớn mang lại hiệu quả về nhiều mặt. Nhà nước thực hiện tốt vai trò quản lý, hỗ trợ nhiều mặt về cơ chế chính sách và môi trường thực hiện.
Theo định hướng này, các doanh nghiệp, các đơn vị và địa phương bước đầu đã thành lập 03 hợp tác xã kiểu mới, thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng các vùng điểm để hình thành các cánh đồng lớn đúng theo kế hoạch, mặt khác, nâng cao vai trò và phát triển thêm nhiều hợp tác xã kiểu mới.
Cánh đồng lớn là mô hình tốt nhất hiện nay trong việc giải quyết vấn đề khó khăn nhất là tiêu thụ lúa gạo hàng hóa. Mô hình đạt hiệu quả cao trong việc hợp tác, liên kết nhằm nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo. Tổ chức lại sản xuất đúng theo mô hình cánh đồng lớn sẽ giúp nông dân giảm được chi phí đầu vào cũng như đầu ra nhờ giảm bớt các khâu trung gian trong việc cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; giảm chi phí nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật; giảm chi phí nhờ việc tổ chức lại sản xuất theo quy mô lớn; giảm chi phí trong khâu thu hoạch và tiêu thụ... giúp doanh nghiệp có được vùng nguyên liệu ổn định với sản phẩm đúng theo nhu cầu và chất lượng được kiểm soát. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc xây dựng thương hiệu của từng doanh nghiệp để tham gia thị trường một cách bền vững.
Để việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, cánh đồng lớn mang lại nhiều hiệu quả thiết thực hơn nữa vẫn còn rất nhiều khó khăn cần giải quyết. Cần có cơ chế chính sách rõ ràng; quản lý, kiểm tra, chế tài hợp lý; nâng cao nhận thức của nông dân; nâng cao năng lực của các tổ chức đại điện cho nông dân như hợp tác xã, tổ hợp tác... đó là những nội dung cần phải quan tâm thực hiện và phối hợp thực hiện quyết liệt giữa các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị.
Chủ trương tổ chức lại sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu theo mô hình cánh đồng lớn nhằm tạo ra sản lượng lúa hàng hóa đủ lớn, đồng nhất, tiết kiệm chi phí và quan trọng hơn là giải quyết vấn đề khó khăn trong tiêu thụ lúa gạo cho nông dân nên rất được chính quyền địa phương và người dân đồng tình ủng hộ.
Qua 5 năm thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ theo mô hình cánh đồng lớn, An Giang đã đạt được một số kết quả ban đầu. Diện tích thực hiện liên kết tăng dần qua các năm, năm 2011 thực hiện 13.150 ha (chiếm 2% diện tích trồng lúa) đến năm 2015 thực hiện 40.615 ha, (chiếm 6,5% diện tích trồng lúa). Mỗi năm trung bình có 15 doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng liên kết tiêu thụ nông sản với nông dân. Trong đó, mỗi năm có khoảng 10 hợp tác xã và 8 tổ hợp tác tham gia. Riêng năm 2015 có 18 hợp tác xã nông nghiệp và 17 tổ hợp tác tham gia. Tuy nhiên kết quả này còn khiêm tốn và chưa bền vững; mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân chưa chặt chẽ, chưa đủ lòng tin để hợp tác lâu dài; hợp tác xã hoạt động còn đơn điệu và yếu kém; kết quả liên kết chỉ dừng lại ở hợp đồng tiêu thụ, chưa xây dựng được vùng nguyên liệu, chưa tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn đúng nghĩa.
Để cụ thể hóa và đưa Nghị quyết vào cuộc sống, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai thực hiện “Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn lúa, nếp tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2025”. Mục tiêu kế hoạch là “Tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo. Xây dựng cánh đồng lớn nhằm tạo các vùng nguyên liệu lúa gạo với quy mô diện tích sản xuất lớn, tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đồng nhất và đồng chất, tiến tới xây dựng thương hiệu lúa gạo”. Theo đó, định hướng từng bước xây dựng cánh đồng lớn theo phương châm 4H (Hợp tác, Hiện đại, Hài hòa, Hiệu quả) như sau:
- Phải hợp tác: các nông dân trong vùng tập hợp lại thành các tổ hợp tác, hoặc tham gia vào hợp tác xã. Hợp tác xã, tổ hợp tác làm trung gian, đại diện cho nông dân ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ với doanh nghiệp; hướng dẫn nông dân sản xuất theo kế hoạch, cung cấp các dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ.
Các doanh nghiệp liên kết nhau để cung ứng vật tư đầu vào cho nông dân (thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác) với chất lượng cao và chi phí hợp lý, tiêu thụ đầu ra theo hợp đồng.
- Phải hiện đại: các bên tham gia có kế hoạch quản lý sản xuất, quản lý đồng ruộng khoa học hiện đại. Áp dụng tiến bộ khoa học hiện đại, công nghệ thông tin vào sản xuất và lưu thông phân phối. Áp dụng cùng quy chuẩn kỹ thuật được khuyến cáo, ghi chép nhật ký sản xuất theo dõi chặt chẽ quá trình sản xuất và lưu thông phân phối.
Trong vùng sản xuất, từng bước xử lý, chỉnh trang đồng ruộng; xóa bỏ bớt các bờ ruộng nhỏ để gom thành các thửa lớn; xử lý các tác nhân có thể gây ô nhiễm môi trường như mồ mã, ao hồ, rác thải...
- Phải hài hòa, thân thiện môi trường: các bên tham gia phải được đảm bảo lợi ích một cách hài hòa. Ngoài ra còn phải hài hòa về lợi ích xã hội, tránh gây tổn thất cho bên thứ ba. Do đó thực hiện cánh đồng lớn phải chú ý đến bảo vệ môi trường như xử lý chất thải, bảo vệ hệ sinh thái... theo nguyên tắc an toàn cho người sản xuất, an toàn cho người tiêu dùng và an toàn cho môi trường.
- Phải hiệu quả: doanh nghiệp tiêu thụ có chiến lược sản phẩm rõ ràng, có thị trường tiêu thụ ổn định. Căn cứ vào yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu để chủ động đáp ứng nhu cầu thị trường. Có chiến lược sản phẩm và chiến lược thương hiệu để định hướng sản xuất sao cho vùng cánh đồng lớn mang lại hiệu quả về nhiều mặt. Nhà nước thực hiện tốt vai trò quản lý, hỗ trợ nhiều mặt về cơ chế chính sách và môi trường thực hiện.
Theo định hướng này, các doanh nghiệp, các đơn vị và địa phương bước đầu đã thành lập 03 hợp tác xã kiểu mới, thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng các vùng điểm để hình thành các cánh đồng lớn đúng theo kế hoạch, mặt khác, nâng cao vai trò và phát triển thêm nhiều hợp tác xã kiểu mới.
Cánh đồng lớn là mô hình tốt nhất hiện nay trong việc giải quyết vấn đề khó khăn nhất là tiêu thụ lúa gạo hàng hóa. Mô hình đạt hiệu quả cao trong việc hợp tác, liên kết nhằm nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo. Tổ chức lại sản xuất đúng theo mô hình cánh đồng lớn sẽ giúp nông dân giảm được chi phí đầu vào cũng như đầu ra nhờ giảm bớt các khâu trung gian trong việc cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; giảm chi phí nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật; giảm chi phí nhờ việc tổ chức lại sản xuất theo quy mô lớn; giảm chi phí trong khâu thu hoạch và tiêu thụ... giúp doanh nghiệp có được vùng nguyên liệu ổn định với sản phẩm đúng theo nhu cầu và chất lượng được kiểm soát. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc xây dựng thương hiệu của từng doanh nghiệp để tham gia thị trường một cách bền vững.
Để việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, cánh đồng lớn mang lại nhiều hiệu quả thiết thực hơn nữa vẫn còn rất nhiều khó khăn cần giải quyết. Cần có cơ chế chính sách rõ ràng; quản lý, kiểm tra, chế tài hợp lý; nâng cao nhận thức của nông dân; nâng cao năng lực của các tổ chức đại điện cho nông dân như hợp tác xã, tổ hợp tác... đó là những nội dung cần phải quan tâm thực hiện và phối hợp thực hiện quyết liệt giữa các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị.
NGUYỄN VĂN XUÂN