Công tác Lịch sử Đảng
Hiệp định Paris - Chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam
- Được đăng: Thứ hai, 30 Tháng 1 2017 11:16
- Lượt xem: 3439
(TGAG)- Những thắng lợi quân sự của ta trong năm 1971, 1972 khiến quân Mỹ thất bại nặng nề, từng bước làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, tạo thế thuận lợi cho ta trên bàn đàm phán.
Hiểu rõ bản chất và đánh giá chính xác âm mưu của đế quốc Mỹ, toàn Đảng, toàn dân ta chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đọ sức mới, quyết đánh cho chúng những đòn đau hơn nữa. Thực hiện Nghị quyết của Đảng: Đẩy mạnh “đánh và đàm”, khắp nơi trong cả nước đồng loạt tiến công trên các mũi quân sự, chính trị, ngoại giao, thực hiện quyết tâm “đánh cho Mỹ cút”, quân dân cả nước đồng loạt tiến công trên khắp chiến trường từ miền Tây Nguyên rừng núi hoang vu cho đến vùng nông thôn, thành thị sầm uất bằng các chiến dịch: chiến trường Trị Thiên - Khu V - Tây Nguyên, chiến dịch Nguyễn Huệ ở miền Đông Nam bộ, chiến dịch tấn công tổng hợp ở Trung Nam bộ và Tây Nam bộ; và sự thất bại cuộc chiến 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội, buộc chúng phải đồng ý ngồi vào bàn đàm phán tại Paris, thương lượng trong thế yếu, thế thua và cuối cùng chấp nhận ký Hiệp định Paris ngày 27/01/1973.
Hiệp định có 9 chương với 23 điều khoản, ghi nhận sự thỏa thuận Việt - Mỹ, phản ánh thắng lợi to lớn của Nhân dân Việt Nam sau 19 năm chống Mỹ, cứu nước. Những điều khoản quan trọng nhất là:
Điều 1 (Chương I): Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Geneve năm 1954 công nhận.
Điều 4 (Chương II): Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
Quyền dân tộc cơ bản và quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam được công nhận, Mỹ phải đơn phương rút quân, chấm dứt mọi dính líu quân sự ở miền Nam Việt nam, cam kết đền bù chiến tranh cho nhân dân Việt Nam. Đó là kết quả của gần 5 năm đấu tranh đàm phán với 201 phiên họp công khai, 45 cuộc họp riêng, 500 cuộc họp báo, 1000 cuộc phỏng vấn, hàng trăm cuộc mit tinh ủng hộ Việt Nam, kể từ ngày 13/05/1968 đến ngày 21/01/1973.
Hiệp định Paris thực sự là bước thắng lợi có ý nghĩa quyết định của cách mạng Việt Nam, buộc đế quốc Mỹ trước công luận phải công nhận độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, phải rút hết quân Mỹ và đồng minh về nước, trong lúc lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam vẫn đứng chân tại địa bàn, hình thành thế cài răng lược trên chiến trường có lợi cho cách mạng.
Với bản chất hiếu chiến, chính quyền Sài Gòn bất chấp Hiệp định tập trung phản kích ác liệt, tái và lấn chiếm vùng giải phóng, kiểm soát, gom tát dân, cướp phá lúa gạo, hủy diệt địa bàn... An Giang chấp hành chủ trương của Khu ủy: vẫn bố trí các đơn vị chủ lực ở các địa bàn hiểm yếu, hợp đồng với các lực lượng tại chỗ sẵn sàng phản công, tiến công, đánh trả không cho quân Sài Gòn bình định lấn chiếm, phá hoại Hiệp định.
Hiệp định Paris ký kết đã tạo ra chuyển biến về chính trị. Tại An Giang, đồng bào hoan nghênh hòa bình, lấy nội dung Hiệp định đấu lý với bọn tâm lý chiến, tranh thủ sự đồng tình của binh tề ngụy ở cơ sở; đấu tranh đòi ngừng bắn kết hợp với quyền lợi dân sinh dân chủ. Mũi vũ trang, theo kế hoạch, An Giang đồng loạt cắm cờ Mặt trận tại những vùng đất đã làm chủ, có nơi cắm sát đồn địch. Tại núi Dài, địch cho bộ binh, xe tăng càn vào bị bộ đội đánh bật ra đồng trống. Cay cú, chúng kêu máy bay đến chi viện. Dựa vào địa hình hiểm trở, lực lượng cách mạng chiến đấu giằng co với địch cả tháng trời.
Hiệp định Paris là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao. Với Hiệp định, Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh, rút khỏi Việt Nam và Đông Dương, chấm dứt dính líu quân sự. Ngụy mất chỗ dựa, bị suy yếu và lún sâu vào khủng hoảng. Mỹ phải lùi về chiến lược, rút lui về quân sự khỏi Đông Dương và là cơ sở pháp lý không cho Mỹ tiếp tục dính líu và can thiệp trở lại.
Hiệp định Paris là kết quả đấu tranh kiên cường, bất khuất của Nhân dân ta ở hai miền đất nước. Nguyên nhân thắng lợi tại Hội nghị Paris là tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ý chí đấu tranh kiên cường, bền bỉ, nhằm bảo vệ chân lý chính nghĩa, lý tưởng không có gì quí hơn độc lập tự do. Cuộc đấu tranh này phản ánh sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam trên cơ sở chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hội nghị Paris và Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam mãi mãi là trang sử vàng chói lọi, thể hiện cao độ bản lĩnh, tinh thần, trí tuệ của con người và nền văn hóa Việt Nam được đúc kết từ lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, để lại thế hệ hôm nay và mai sau những bài học vô giá.
Với Hiệp định Paris, Nhân dân Việt Nam đã thực hiện mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra giai đoạn mới, thuận lợi cho mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”. Là tiền đề tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Nguồn: Lịch sử Nam bộ kháng chiến tập II (1954-1975); Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang tập II ( 1954-1975)
Hiểu rõ bản chất và đánh giá chính xác âm mưu của đế quốc Mỹ, toàn Đảng, toàn dân ta chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đọ sức mới, quyết đánh cho chúng những đòn đau hơn nữa. Thực hiện Nghị quyết của Đảng: Đẩy mạnh “đánh và đàm”, khắp nơi trong cả nước đồng loạt tiến công trên các mũi quân sự, chính trị, ngoại giao, thực hiện quyết tâm “đánh cho Mỹ cút”, quân dân cả nước đồng loạt tiến công trên khắp chiến trường từ miền Tây Nguyên rừng núi hoang vu cho đến vùng nông thôn, thành thị sầm uất bằng các chiến dịch: chiến trường Trị Thiên - Khu V - Tây Nguyên, chiến dịch Nguyễn Huệ ở miền Đông Nam bộ, chiến dịch tấn công tổng hợp ở Trung Nam bộ và Tây Nam bộ; và sự thất bại cuộc chiến 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội, buộc chúng phải đồng ý ngồi vào bàn đàm phán tại Paris, thương lượng trong thế yếu, thế thua và cuối cùng chấp nhận ký Hiệp định Paris ngày 27/01/1973.
Hiệp định có 9 chương với 23 điều khoản, ghi nhận sự thỏa thuận Việt - Mỹ, phản ánh thắng lợi to lớn của Nhân dân Việt Nam sau 19 năm chống Mỹ, cứu nước. Những điều khoản quan trọng nhất là:
Điều 1 (Chương I): Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Geneve năm 1954 công nhận.
Điều 4 (Chương II): Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
Quyền dân tộc cơ bản và quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam được công nhận, Mỹ phải đơn phương rút quân, chấm dứt mọi dính líu quân sự ở miền Nam Việt nam, cam kết đền bù chiến tranh cho nhân dân Việt Nam. Đó là kết quả của gần 5 năm đấu tranh đàm phán với 201 phiên họp công khai, 45 cuộc họp riêng, 500 cuộc họp báo, 1000 cuộc phỏng vấn, hàng trăm cuộc mit tinh ủng hộ Việt Nam, kể từ ngày 13/05/1968 đến ngày 21/01/1973.
Hiệp định Paris thực sự là bước thắng lợi có ý nghĩa quyết định của cách mạng Việt Nam, buộc đế quốc Mỹ trước công luận phải công nhận độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, phải rút hết quân Mỹ và đồng minh về nước, trong lúc lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam vẫn đứng chân tại địa bàn, hình thành thế cài răng lược trên chiến trường có lợi cho cách mạng.
Với bản chất hiếu chiến, chính quyền Sài Gòn bất chấp Hiệp định tập trung phản kích ác liệt, tái và lấn chiếm vùng giải phóng, kiểm soát, gom tát dân, cướp phá lúa gạo, hủy diệt địa bàn... An Giang chấp hành chủ trương của Khu ủy: vẫn bố trí các đơn vị chủ lực ở các địa bàn hiểm yếu, hợp đồng với các lực lượng tại chỗ sẵn sàng phản công, tiến công, đánh trả không cho quân Sài Gòn bình định lấn chiếm, phá hoại Hiệp định.
Hiệp định Paris ký kết đã tạo ra chuyển biến về chính trị. Tại An Giang, đồng bào hoan nghênh hòa bình, lấy nội dung Hiệp định đấu lý với bọn tâm lý chiến, tranh thủ sự đồng tình của binh tề ngụy ở cơ sở; đấu tranh đòi ngừng bắn kết hợp với quyền lợi dân sinh dân chủ. Mũi vũ trang, theo kế hoạch, An Giang đồng loạt cắm cờ Mặt trận tại những vùng đất đã làm chủ, có nơi cắm sát đồn địch. Tại núi Dài, địch cho bộ binh, xe tăng càn vào bị bộ đội đánh bật ra đồng trống. Cay cú, chúng kêu máy bay đến chi viện. Dựa vào địa hình hiểm trở, lực lượng cách mạng chiến đấu giằng co với địch cả tháng trời.
Hiệp định Paris là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao. Với Hiệp định, Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh, rút khỏi Việt Nam và Đông Dương, chấm dứt dính líu quân sự. Ngụy mất chỗ dựa, bị suy yếu và lún sâu vào khủng hoảng. Mỹ phải lùi về chiến lược, rút lui về quân sự khỏi Đông Dương và là cơ sở pháp lý không cho Mỹ tiếp tục dính líu và can thiệp trở lại.
Hiệp định Paris là kết quả đấu tranh kiên cường, bất khuất của Nhân dân ta ở hai miền đất nước. Nguyên nhân thắng lợi tại Hội nghị Paris là tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ý chí đấu tranh kiên cường, bền bỉ, nhằm bảo vệ chân lý chính nghĩa, lý tưởng không có gì quí hơn độc lập tự do. Cuộc đấu tranh này phản ánh sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam trên cơ sở chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hội nghị Paris và Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam mãi mãi là trang sử vàng chói lọi, thể hiện cao độ bản lĩnh, tinh thần, trí tuệ của con người và nền văn hóa Việt Nam được đúc kết từ lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, để lại thế hệ hôm nay và mai sau những bài học vô giá.
Với Hiệp định Paris, Nhân dân Việt Nam đã thực hiện mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra giai đoạn mới, thuận lợi cho mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”. Là tiền đề tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Nguồn: Lịch sử Nam bộ kháng chiến tập II (1954-1975); Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang tập II ( 1954-1975)
Nguyễn Thị Kim Huê