Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã 02/12/1964
- Được đăng: Thứ sáu, 13 Tháng 9 2024 07:59
- Lượt xem: 1776
(TUAG)- Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 - 02/12/2024), Cổng TTĐT Đảng bộ tỉnh An Giang trân trọng giới thiệu toàn văn đề cương.
I. BỐI CẢNH, DIỄN BIẾN VÀ KẾT QUẢ CHIẾN DỊCH
1. Bối cảnh lịch sử
Chiến thắng vang dội của quân và dân miền Nam ở Ấp Bắc ngày 02/01/1963 đã góp phần làm sụp đổ về cơ bản kế hoạch Staley - Taylor, tiếp tục đẩy ngụy quân, ngụy quyền vào tình thế nguy ngập không thể cứu vãn. Qua đó, đồng bào ta càng thêm tin tưởng vào khả năng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Sau thắng lợi trên, theo chủ trương của Đảng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã phát động “Thi đua ấp Bắc, diệt giặc lập công”, kiên quyết tiến công tiêu diệt địch, làm phá sản chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” của chúng.
Bước vào năm 1964, phong trào cách mạng và chiến tranh cách mạng miền Nam tiếp tục phát triển. Ta đã phá tan và phá lỏng hàng ngàn “ấp chiến lược” của địch, mở ra nhiều vùng giải phóng. Phong trào chiến tranh du kích phát triển rộng khắp, bộ đội địa phương có bước phát triển mới đã đánh tiêu diệt được đại đội, tiểu đoàn địch, đánh bại một bước quan trọng kế hoạch lập “ấp chiến lược” của địch, đẩy Mỹ - ngụy ngày càng lâm vào thế thất bại và suy yếu nghiêm trọng, làm cho mâu thuẫn giữa Mỹ và tay sai, nhất là giữa bọn tay sai đầu sỏ trở lên gay gắt và hỗn loạn, không thể dàn xếp được. Mỹ cho rằng, nguyên nhân chính của tình hình đó là do bọn tay sai Ngô Đình Diệm bất tài, bất lực và đến tháng 11/1963, Mỹ đã chỉ đạo một số tướng lĩnh quân đội Sài Gòn làm đảo chính, lật đổ Ngô Đình Diệm, đưa Dương Văn Minh rồi Nguyễn Khánh lên thay. Nhưng bọn tay sai mới tiếp tục đấu đá nhau và không chống đỡ nổi cuộc tiến công nổi dậy ngày càng mạnh mẽ của quân và dân miền Nam. Từ tháng 3/1964, đế quốc Mỹ thực hiện kế hoạch Giônxơn - Mắc Namara, nhằm bình định miền Nam trong vòng 2 năm (1964-1965), đẩy chiến lược “chiến tranh đặc biệt” lên đỉnh cao, dùng ưu thế quân sự và mọi thủ đoạn thâm độc, tàn bạo đè bẹp phong trào cách mạng, hòng cứu vãn nguy cơ bị sụp đổ hoàn toàn của ngụy quyền tay sai trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
Cuối năm 1963, Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III đánh giá thắng lợi của quân và dân miền Nam sau 2 năm tiến hành chiến tranh cách mạng chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, xác định phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời tích cực tranh thủ và sáng tạo thời cơ để thắng địch trong thời gian tương đối ngắn.
Trên cơ sở nhận định tình hình và quyết tâm tiến hành chiến tranh cách mạng ở miền Nam, Hội nghị Trung ương Cục miền Nam đã xác định phương hướng nhiệm vụ năm 1964 -1965 là: “Ra sức động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tranh thủ, thời cơ liên tục tiến công địch, kiên quyết đánh bại kế hoạch Giônxơn - Mắc Namara, làm cho mưu đồ tập trung quân đánh phá có trọng điểm và gom dân lập “ấp chiến lược” của địch bị thất bại nặng nề, làm cho sinh lực của chúng bị tổn thất nhiều hơn nữa, đồng thời khẩn trương xây dựng thực lực ta, đặc biệt là xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân, tạo ra những điều kiện cần thiết để sang năm sau có thể mở ra cục diện to lớn cho phong trào, tiến lên giành thắng lợi quyết định” (1).
Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền cũng xác định quyết tâm: “Trước mắt tiếp tục tiến công, tiêu diệt và làm tan rã các đơn vị bảo an, dân vệ, biệt kích và các lực lượng bán vũ trang của địch, phá “ấp chiến lược” hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh chính trị của quần chúng. Đồng thời nâng cao dần mức tác chiến của chủ lực, tiến tới đánh tiêu diệt làm tan rã từng bộ phận chủ lực của địch, không ngừng nâng cao trình độ đánh, vận động chiến của chủ lực ta ở các địa bàn chiến lược, tiến tới làm cho vai trò của vận động chiến giữ địa vị quyết định...” (2).
Để vận dụng đúng đắn nghị quyết của Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền chủ trương mở chiến dịch tác chiến tập trung trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Đó là yêu cầu khách quan có tính chất chiến lược dẫn đến sự xuất hiện chiến dịch đầu tiên của chủ lực ta ở miền Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
2. Đặc điểm tình hình và sự chuẩn bị của ta
a. Đặc điểm tình hình
“Ấp chiến lược” Bình Giã (nay thuộc huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) nằm trên hướng lộ 327 cách chi khu Đức Thạnh (tỉnh Bà Rịa cũ) 4 km, chiều dài của ấp khoảng 4 km, với 4.000 dân di cư theo đạo thiên chúa, phần lớn là gia đình hậu phương của các lực lượng biệt động quân và thủy quân lục chiến ngụy; đây là “ấp chiến lược” “kiểu mẫu” của địch, trong đó số đông Nhân dân bị giáo lý phản động mê hoặc, bị địch lợi dụng chống phá ta.
Địa hình khu vực Bình Giã phần lớn là vùng đất đỏ, rừng bằng, cây nhỏ, xen kẽ một ít đồi núi, nhiều đồn điền cao su rộng lớn nằm ven theo 2 bên trục lộ số 2, có một số đồn điền nằm sâu trong căn cứ của ta bị bỏ hoang cây cỏ phủ kín, thuận lợi cho ta ém trú quân và hành quân, cơ động lực lượng kín đáo, bí mật. Ngược lại, địa hình này không thuận lợi cho địch cơ động lực lượng bằng cơ giới, khó quan sát phát hiện ta, dễ bị ta phục kích tiêu diệt, buộc địch phải phụ thuộc vào các trục lộ chính để vận chuyển tiếp tế và hành quân chi viện cho nhau.
Về đường xá, quốc lộ số 15 chạy từ Vũng Tàu qua Bà Rịa lên quốc lộ số 1 Biên Hòa - Sài Gòn và đường liên tỉnh lộ số 2 từ thị trấn Xuân Lộc (Đồng Nai) lên quốc lộ số 1 chạy xuống Bà Rịa. Đây là những con đường huyết mạch có tính chất chiến lược của địch nên Mỹ và tay sai ra sức củng cố. Ngoài ra còn có lộ 327 nối liền chi khu Đức Thạnh với “ấp chiến lược” Bình Giã - Xuân Sơn.
Từ cuối năm 1964, để cứu vãn sự thất bại của quân đội Sài Gòn, Mỹ và chính quyền tay sai gấp rút triển khai kế hoạch bình định có trọng điểm, tổ chức khu vực Bình Giã, Đức Thạnh, Long Điền, Xuyên Mộc, Đất Đỏ thành 4 chi khu quân sự với lực lượng gồm 4 tiểu đoàn biệt động quân (30, 33, 35, 38), 2 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến (1, 4) của Lữ đoàn 147, 2 tiểu đoàn dù (5, 6), 3 tiểu đoàn bảo an, 2 trung đội pháo binh 105 mm và 1 chi đoàn xe thiết giáp M113. Mỗi chi khu có từ 1 đại đội đến 1 tiểu đoàn bảo an đóng giữ; riêng “ấp chiến lược” Bình Giã, địch tổ chức lực lượng riêng để bảo vệ, chống phá ta quyết liệt. Do tính chất quan trọng của tỉnh Bà Rịa, nên địch ra sức củng cố tỉnh này để tạo thành thế phòng thủ án ngữ mặt phía Bắc và Đông Bắc, bảo vệ căn cứ hải quân Vũng Tàu.
b. Sự chuẩn bị của ta
Chấp hành chỉ thị của Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh và phương hướng hoạt động tác chiến Đông Xuân 1964 - 1965, đầu tháng 11/1964, Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở chiến dịch tiến công địch tại khu vực Bình Giã - Đức Thạnh - Đường số 2 (cách Sài Gòn 70 km về phía đông), trên địa bàn các tỉnh Bà Rịa, Long Khánh, Biên Hoà, Bình Thuận (nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và nam tỉnh Bình Thuận) với diện tích gần 500km2, trong đó xác định hướng chủ yếu là Bà Rịa - Long Khánh, hướng phối hợp là Nhơn Trạch, Long Thành (Biên Hoà) và Hoài Đức, Tánh Linh (Bình Thuận) nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực, phá kế hoạch bình định trọng điểm của ngụy quyền Sài Gòn, hỗ trợ phong trào quần chúng nổi dậy phá “ấp chiến lược”, đẩy mạnh chiến tranh du kích, mở rộng vùng căn cứ cách mạng. Bộ Tư lệnh Chiến dịch được thành lập gồm: Tư lệnh Trần Đình Xu, Chính uỷ Lê Văn Tưởng, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Nguyễn Hoà, Phó Chính uỷ Lê Xuân Lưu, Phó Tư lệnh Nguyễn Hồng Lâm (Hải Bứa). Lực lượng tham gia chiến dịch có 2 trung đoàn bộ binh (761, 762), Đoàn Pháo binh 80 (4 tiểu đoàn), 2 tiểu đoàn bộ binh (500, 800) chủ lực Quân khu 7; Tiểu đoàn 186 chủ lực Quân khu 6, Đại đội 445 bộ đội địa phương tỉnh Bà Rịa cùng lực lượng dân quân, du kích. Căn cứ nhiệm vụ được giao, ngày 15/11/1964, Bộ Tư lệnh Chiến dịch thông qua quyết tâm tác chiến của chiến dịch.
Đây là lần đầu tiên Bộ Chỉ huy Miền tập trung lực lượng lớn, cơ động chiến đấu trên địa bàn rộng, xa hậu phương. Để giữ bí mật, tạo thuận lợi cho công tác chuẩn bị và triển khai chiến dịch, đánh lạc hướng phán đoán của địch, Bộ Chỉ huy Miền chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động của lực lượng vũ trang địa phương trên các chiến trường, buộc địch phải phân tán đối phó trên nhiều hướng. Với sự nỗ lực, chủ động và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, đến ngày 20/11/1964 về cơ bản ta đã hoàn thành công tác chuẩn bị, trong đó vận chuyển được 500 tấn vũ khí, hơn 200 tấn lương thực..., kịp thời bảo đảm cho các đơn vị vào vị trí tập kết đúng quy định: Trung đoàn 761 ở nam Xuân Sơn, Trung đoàn 762 ở đông nam núi Nghệ, pháo binh ở Vạn Kiếp và tây bắc Đức Thạnh; Sở chỉ huy Chiến dịch đặt ở núi Nưa.
3. Diễn biến và kết quả chiến dịch
a) Diễn biến chính (chiến dịch được tiến hành theo 2 đợt)
Đợt 1 (2-17/12/1964): rạng sáng 2/12, trong khi một bộ phận bộ binh, súng cối của Trung đoàn 761 bao vây, kiềm chế chi khu quân sự Đức Thạnh, Đại đội 445 tỉnh Bà Rịa nổ súng tiến công “ấp chiến lược” Bình Giã nhưng không dứt điểm, gần sáng phải rút ra ngoài. Sáng 3/12, địch cho Tiểu đoàn Biệt động quân 38 đổ bộ bằng máy bay trực thăng xuống tây nam Đức Thạnh để giải toả, khôi phục ấp Bình Giã. Bộ Tư lệnh Chiến dịch chủ trương tiếp tục tiến công Bình Giã, tạo áp lực mạnh ở khu vực này, buộc địch phải ra giải toả để ta tiêu diệt. Đêm 7/12 ta sử dụng Đại đội 445 và 1 đại đội của Trung đoàn 762 tiến công Bình Giã lần 2; Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 761) và Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 762) đánh thẳng vào chi khu quân sự Đất Đỏ; lực lượng pháo binh Miền tập kích hoả lực vào các chi khu Xuyên Mộc, Đức Thạnh, căn cứ huấn luyện biệt kích Vạn Kiếp.
Trước áp lực ngày càng tăng của ta ở Bình Giã - Đức Thạnh, ngày 9/12 địch sử dụng Chi đoàn thiết giáp 3 (Thiết đoàn 1) có không quân yểm trợ mở cuộc hành quân “Bình Tuy 33” càn quét dọc đường 2, đoạn từ Bà Rịa lên Đức Thạnh. Trung đoàn 762 bố trí sẵn trận địa phục kích nhưng không đánh được (do địch hành quân không đúng hướng ta dự kiến), đã kịp thời cơ động về phía đông núi Nghệ (cách đường 2 khoảng 4 km). Tại đây, ngày 13/12, đoàn xe địch từ Đức Thạnh trở về lọt vào trận địa phục kích, Trung đoàn nhanh chóng vận động tiến công, sau gần 1 giờ chiến đấu diệt gọn Chi đoàn thiết giáp 3, phá huỷ nhiều xe thiết giáp, máy bay trực thăng và sinh lực địch, thực hiện thắng lợi trận then chốt thứ nhất của chiến dịch. Trong khi đó, trên hướng phối hợp Hoài Đức, Tánh Linh, Tiểu đoàn 186 Quân khu 6 đánh chiếm “ấp chiến lược” Mê Pu, chặn đánh viện binh địch từ Hoài Đức, La Gi lên ứng cứu, đánh thiệt hại nặng 3 đại đội bảo an, 1 đại đội dân vệ.
Kết thúc đợt 1, Bộ Tư lệnh Chiến dịch nhận định: mặc dù địch thất bại và lâm vào thế lúng túng, bị động, nhưng do tầm quan trọng của khu vực Đức Thạnh - Bình Giã, nên địch vẫn cố giữ bằng mọi giá và sẽ đưa lực lượng cơ động tới ứng cứu. Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định tập trung toàn bộ lực lượng trên khu vực Đức Thạnh - Bình Giã, đường 2, đánh chiếm và trụ lại ấp Bình Giã, đồng thời uy hiếp chi khu Đức Thạnh, kéo địch đến khu vực đã lựa chọn để thực hiện trận then chốt quyết định. Trong thời gian chuẩn bị cho đợt 2, đêm 22/12 chuyến tàu chở 44 tấn vũ khí từ miền Bắc vào bến An Lộc đã kịp thời cung cấp cho chiến trường miền Đông, góp phần tạo thêm sức mạnh cho các đơn vị tham gia chiến dịch.
Đợt 2 (27/12/1964 - 3/1/1965): đêm 27/12, Trung đoàn 761 sử dụng 2 đại đội phối hợp với Đại đội 445 đánh chiếm “ấp chiến lược” Bình Giã và tổ chức chốt giữ. Đồng thời, ta dùng hoả lực ĐKZ và súng cối ở tây bắc Ngãi Giao bắn phá chi khu quân sự Đức Thạnh. Sáng 28/12, địch cho Tiểu đoàn Biệt động quân 30 ở Bà Rịa đổ bộ bằng máy bay trực thăng xuống khu vực Trảng Trống ở tây nam Đức Thạnh, từ đó chia thành 3 mũi tiến vào Bình Giã, nhưng bị ta chặn đánh quyết liệt, phải rút chạy về ấp La Vân. Trưa cùng ngày, địch tiếp tục dùng máy bay trực thăng chở Tiểu đoàn Biệt động quân 33 từ Biên Hoà đổ xuống đông bắc ấp Bình Giã, nhưng cũng bị hoả lực phòng không của ta chế áp, phải chuyển hướng xuống khu vực cánh đồng trũng ở phía đông nam Bình Giã, cách trận địa phục kích của ta khoảng 500 m. Nắm thời cơ địch chưa kịp triển khai đội hình, Trung đoàn 761 cho bộ đội xuất kích bao vây tiến công, đến 18 giờ làm chủ hoàn toàn trận địa, tiêu diệt phần lớn quân địch, bắn rơi 18 máy bay trực thăng, hoàn thành thắng lợi trận then chốt thứ hai của chiến dịch.
Ngày 30/12, địch cho máy bay trực thăng chở Tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến 4 thuộc lực lượng tổng dự bị chiến lược đổ bộ xuống đông nam ấp La Vân 600m (gần quận lị Đức Thạnh) để cùng Tiểu đoàn Biệt động quân 30 phản kích chiếm lại Bình Giã. 18 giờ cùng ngày, ta bắn rơi 1 máy bay trực thăng ở Quảng Giới diệt một số địch, trong đó có 4 lính Mỹ (có 1 trung tá). Nhận định địch sẽ tổ chức tìm xác đồng đội, Bộ Tư lệnh Chiến dịch lệnh cho Trung đoàn 761 khẩn trương bố trí trận địa phục kích tại đây. Đúng như dự kiến của ta, 14 giờ 30 phút ngày 31/12 khi Tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến 4 đến Quảng Giới, Trung đoàn 761 đã kịp thời nổ súng, bao vây chia cắt, tiêu diệt từng bộ phận, đến 18 giờ, các lực lượng của ta đã hoàn toàn làm chủ trận địa, diệt gần 600 địch, thu toàn bộ vũ khí, hoàn thành thắng lợi trận then chốt thứ ba của chiến dịch.
Để cứu nguy cho Đức Thạnh và cố gắng chiếm lại Bình Giã, ngày 01/01/1965 địch huy động khoảng 2 nghìn quân mở cuộc hành quân giải toả mang tên “Hùng Vương 2”. Phán đoán chính xác hướng hành quân của địch, Trung đoàn 762 phục kích tại khu vực Cóc Tiên diệt gọn đoàn xe 10 chiếc và 1 đại đội địch trên đường 15 từ Vũng Tàu về Sài Gòn. Tiếp đó, ngày 3/01, trung đoàn tiếp tục phục kích trên đường số 2 từ Bà Rịa lên Đức Thạnh, diệt đoàn xe 16 chiếc, đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn Biệt động quân 35. Cùng ngày, Tiểu đoàn 800 Quân khu 7 tập kích trại biệt kích Bình Sơn, phối hợp với du kích Long Thành diệt đồn Tam An, Phước Thọ, hỗ trợ quần chúng phá “ấp chiến lược”. Trên hướng Hoài Đức - Tánh Linh, ta bao vây chi khu Hoài Đức, đánh chiếm các “ấp chiến lược” Mê Pu, Sùng Nhơn, Đậm Rim, Tà Bao, làm tan rã lực lượng dân vệ ở đây. Ngày 3/1/1965, Bộ Tư lệnh quyết định kết thúc chiến dịch.
b. Kết quả chiến dịch: ta loại trên 1.700 địch (bắt 293), trong đó diệt Tiểu đoàn Biệt động quân 33, Tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến 4 và 1 chi đoàn thiết giáp M113; đánh thiệt hại 3 tiểu đoàn biệt động quân (30, 35, 38), 7 đại đội bảo an; làm tan rã hầu hết lực lượng dân vệ trong khu vực; phá huỷ và phá hỏng 45 xe quân sự (phần lớn là M113), bắn rơi, bắn cháy, bắn hỏng 56 máy bay các loại, thu hơn 1 nghìn súng và gần 100 máy thông tin các loại; phá vỡ hàng loạt “ấp chiến lược” ven đường số 2 và đường số 15, giải phóng vùng ven Hàm Tân và toàn bộ huyện Hoài Đức, mở rộng căn cứ Hát Dịch (Bà Rịa) nối liền với Chiến khu Đ và căn cứ Bình Thuận, bảo đảm căn cứ tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào bằng đường biển.
II. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CHIẾN DỊCH
Chiến thắng Bình Giã (1964 - 1965) đã đi vào lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc, tạo ra thế và lực mới, góp phần thúc đẩy nhanh sự phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Chiến thắng có ý nghĩa chiến lược to lớn, ảnh hưởng sâu rộng ở trong và ngoài nước, khẳng định tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta, đặc biệt là lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam trong lãnh đạo và tiến hành chiến tranh cách mạng, nổi bật là:
Một là, chiến thắng đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam và Bộ Chỉ huy Miền, cổ vũ phong trào đấu tranh cách mạng và mở ra khả năng mới cho cách mạng miền Nam tiến lên đánh bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở chiến dịch Bình Giã với mục đích tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá kế hoạch bình định có trọng điểm của địch, phá “ấp chiến lược”, hỗ trợ phong trào đấu tranh của quần chúng, đẩy mạnh chiến tranh du kích, mở rộng vùng căn cứ, đánh bại chỗ dựa căn bản của quân Mỹ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Tinh thần ấy được cụ thể hóa bằng ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết đánh bại kẻ thù xâm lược. Cổ vũ quân và dân ta phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của chiến dịch, đẩy địch vào tình trạng ngày càng suy sụp. Đánh giá về chiến dịch, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã khẳng định: “Trong quá trình chiến tranh giải phóng ở miền Nam đã diễn ra những bước nhảy vọt. Với trận Ấp Bắc năm 1963, địch thấy khó thắng ta, sau chiến dịch Bình Giã địch thấy thua ta”.
Hai là, chiến thắng đã tạo bước ngoặt trong so sánh lực lượng và cục diện chiến trường có lợi cho ta, góp phần quan trọng đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của địch, mở ra những điều kiện quan trọng để tiến lên đánh bại các âm mưu chiến lược của Mỹ - ngụy.
Cuối năm 1962, quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã lên tới 11.300 tên và có 13 đại đội máy bay trực thăng, 5 đại đội máy bay trinh sát, oanh tạc, vận tải, 4 phi đội phản lực chiến đấu với 257 máy bay các loại, 8 đại đội công binh, thông tin và 1 đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt; 331 tàu, xuồng. Đặc biệt, Mỹ đã tăng viện trợ quân sự: năm 1961-1962, có 321,7 triệu USD (80 triệu USD vũ khí); năm1962-1963, lên tới 675 triệu USD (100 triệu USD vũ khí); quân ngụy đã tăng nhanh (năm 1960 là 16 vạn quân chính quy, năm 1962 lên 36,2 vạn quân; lực lượng bảo an năm 1960 là 70.000 tên, năm 1962 lên 174.500 tên; Lực lượng dân vệ gồm 128 đại đội và hơn 1.000 trung đội, 2.000 tiểu đội).
Sau chiến thắng Bình Giã của quân và dân miền Nam, tương quan so sánh lực lượng trên chiến trường đã thay đổi theo hướng có lợi cho ta. Lực lượng vũ trang giải phóng với ba thứ quân đã lớn mạnh vượt bậc, cụ thể: năm 1963 là 72,6 vạn người (7 trung đoàn chủ lực); năm 1964 quân số đã tăng lên 103,986 vạn người (10 trung đoàn chủ lực). Vùng giải phóng đã mở rộng, chiếm phần lớn lãnh thổ miền Nam, trở thành hậu phương trực tiếp và vững chắc của cách mạng miền Nam.
Về phía địch, chỗ dựa chủ yếu của “chiến tranh đặc biệt” là nguỵ quân, nguỵ quyền; hệ thống “ấp chiến lược” và thành thị đều bị lung lay tận gốc. Hầu hết các lực lượng vũ trang địa phương của địch bị tan rã, hệ thống “ấp chiến lược” bị sụp đổ đến 4/5, các tầng lớp trung gian ngày càng ngả về xu hướng chống Mỹ, ủng hộ hoà bình, trung lập. Từ tháng 11/1963 - 6/1965, đã xảy ra 14 cuộc đảo chính và phản đảo chính trong chính quyền ngụy quyền Sài Gòn.
Chiến dịch Bình Giã là chiến dịch tiến công đầu tiên của bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ, góp phần vào việc chuyển hóa tương quan so sánh lực lượng trên chiến trường, tạo ra thế và lực mới trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ba là, chiến thắng Bình Giã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của chủ lực Quân Giải phóng miền Nam, nhất là về nghệ thuật chiến dịch, sử dụng lực lượng, vận dụng cách đánh cũng như các hoạt động tác chiến khác.
Chiến thắng Bình Giã đã hoàn thành xuất sắc 3 mục tiêu: tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch; hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị, phá ấp chiến lược; mở rộng vùng giải phóng sát ra biển, xây dựng bến tiếp nhận của Trung ương từ miền Bắc vào miền Nam. Đặc biệt chọn điểm khêu ngòi tiến công Bình Giã, Bộ Chỉ huy Miền chỉ đạo lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ đẩy mạnh hoạt động tiến công địch trên khắp chiến trường nhằm căng, kéo, thu hút sự chú ý của chúng về hướng khác, nghi binh, giữ bí mật làm cho địch phán đoán sai ý định của ta, thậm chí còn điều quân ra xa Bình Giã; nhận định chính xác ý đồ tăng viện, ứng cứu, giải tỏa bằng không quân của địch, từ đó chỉ đạo lực lượng phòng không chiến dịch nghiên cứu kỹ tình hình, chủ động có phương án đón lõng đánh máy bay địch, quân đổ bộ. Vì thế, đã tiêu diệt được hầu hết các máy bay của chúng. Thắng lợi đó, khiến Bộ Quốc phòng Mỹ phải thú nhận: “Mối thất vọng của Oa-sinh-tơn đối với tình hình quân sự càng tăng lên khi quân đội Sài Gòn bị một cú thất bại trông thấy trong trận đánh ác liệt ở Bình Giã ”.
Bốn là, chiến thắng Bình Giã đã khẳng định chủ trương đúng đắn về sự cần thiết phải nhanh chóng xây dựng lực lượng vũ trang tập trung, quả đấm chủ lực, để đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”của địch.
Chiến thắng Bình Giã minh chứng sự cần thiết phải nhanh chóng xây dựng bộ đội chủ lực để nâng cao trình độ tác chiến, tổ chức tiến hành các chiến dịch tập trung quy mô lớn hơn trên chiến trường miền Nam. Đại tướng Lê Trọng Tấn, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam (khi ấy là Thiếu tướng, Phó Tổng Tham mưu trưởng - Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam) đã khẳng định: “Chiến dịch Bình Giã, chúng ta chỉ tung 2 trung đoàn mà địch đã phải chịu thất bại nặng nề. Nếu chúng ta có thêm quân chủ lực, chắc chắn sẽ giành thắng lợi nhanh chóng, vang dội hơn. Vì vậy, thời gian tới cùng với phát triển dân quân, du kích rộng khắp phải đặc biệt chăm lo xây dựng những “quả đấm” chủ lực mạnh có khả năng giáng những đòn tiêu diệt lớn, làm xoay chuyển cục diện chiến trường”.
Năm là, chiến thắng Bình Giã đã giáng một đòn mạnh mẽ thúc đẩy làm phá sản căn bản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, báo hiệu sự sụp đổ tất yếu của ngụy quyền Sài Gòn và quốc sách “ấp chiến lược”, chiến thuật “thiết xa vận”, “trực thăng vận” của Mỹ - ngụy.
Chiến thắng Bình Giã thực sự là đòn quyết định, góp phần làm thất bại quốc sách “ấp chiến lược” vấn đề “xương sống” trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và chiến thuật “thiết xa vận”, “trực thăng vận” của Mỹ - ngụy; đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến thuật “thiết xa vận”, “trực thăng vận ” của Mỹ - ngụy, làm cho chúng không còn tin tưởng nhiều vào chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. Bình Giã chính là dấu mốc cho sự thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, một bộ phận của chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của đế quốc Mỹ áp dụng vào chiến trường miền Nam Việt Nam.
Cùng với chiến thắng Bình Giã, quân và dân ta trên khắp các chiến trường miền Nam đã tiến hành các đợt hoạt động tác chiến với quy mô khác nhau, như: An Lão (30/11 - 08/12/1964), Đồng Xoài (10/5 - 22/7/1965), Ba Gia (28/5 - 20/7/1965),… góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.
III. PHÁT HUY TINH THẦN CHIẾN THẮNG BÌNH GIÃ TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY
Dự báo tình hình thế giới, khu vực trong những năm tới có nhiều thay đổi phức tạp, khó lường, khó dự báo, tác động đến sự ổn định của thế giới, khu vực và mỗi quốc gia. Trong nước kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,… nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, do đó tập trung xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, hiệu quả những bài học, kinh nghiệm quý báu của Chiến thắng Bình Giã và các trận đánh, chiến dịch tiêu biểu trong chiến tranh giải phóng dân tộc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới:
- Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giá trị văn hóa, khát vọng phát triển đất nước, sức mạnh con người Việt Nam, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc.
- Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Tập trung chăm lo xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, vững mạnh về chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong mọi tình huống.
- Thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh 6 vùng chiến lược của đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trọng tâm Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị “về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
- Nghiên cứu, tổng kết, vận dụng kinh nghiệm chiến đấu trong các cuộc chiến tranh trên thế giới vừa qua, phát triển nghệ thuật quân sự trong tình hình mới phù hợp với tổ chức, lực lượng, trang bị và cách đánh của Việt Nam. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu cho bộ đội. Tập trung xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân; có tinh thần, ý chí, quyết tâm chiến đấu cao “dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng”. Chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch và mọi âm mưu, hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, làm nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống lịch sử cách mạng, tri ân công lao cống hiến, hy sinh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh và ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc Việt Nam, góp phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
IV. MỘT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN
1. Nhiệt liệt chào mừng 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 - 02/12/2024)!
2. Chiến thắng Bình Giã - bước trưởng thành trong nghệ thuật chiến tranh cách mạng Việt Nam!
3. Chiến thắng Bình Giã - chiến công oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc!
4. Xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc!
5. Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại!
6. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu và dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp!
7. Chủ động, nhạy bén nắm chắc thời cơ, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc!
8. Phát huy tinh thần chiến thắng Bình Giã, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng!
9. Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh!
10. Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!
11. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!
12. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG - TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ QĐND VIỆT NAM
I. BỐI CẢNH, DIỄN BIẾN VÀ KẾT QUẢ CHIẾN DỊCH
1. Bối cảnh lịch sử
Chiến thắng vang dội của quân và dân miền Nam ở Ấp Bắc ngày 02/01/1963 đã góp phần làm sụp đổ về cơ bản kế hoạch Staley - Taylor, tiếp tục đẩy ngụy quân, ngụy quyền vào tình thế nguy ngập không thể cứu vãn. Qua đó, đồng bào ta càng thêm tin tưởng vào khả năng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Sau thắng lợi trên, theo chủ trương của Đảng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã phát động “Thi đua ấp Bắc, diệt giặc lập công”, kiên quyết tiến công tiêu diệt địch, làm phá sản chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” của chúng.
Bước vào năm 1964, phong trào cách mạng và chiến tranh cách mạng miền Nam tiếp tục phát triển. Ta đã phá tan và phá lỏng hàng ngàn “ấp chiến lược” của địch, mở ra nhiều vùng giải phóng. Phong trào chiến tranh du kích phát triển rộng khắp, bộ đội địa phương có bước phát triển mới đã đánh tiêu diệt được đại đội, tiểu đoàn địch, đánh bại một bước quan trọng kế hoạch lập “ấp chiến lược” của địch, đẩy Mỹ - ngụy ngày càng lâm vào thế thất bại và suy yếu nghiêm trọng, làm cho mâu thuẫn giữa Mỹ và tay sai, nhất là giữa bọn tay sai đầu sỏ trở lên gay gắt và hỗn loạn, không thể dàn xếp được. Mỹ cho rằng, nguyên nhân chính của tình hình đó là do bọn tay sai Ngô Đình Diệm bất tài, bất lực và đến tháng 11/1963, Mỹ đã chỉ đạo một số tướng lĩnh quân đội Sài Gòn làm đảo chính, lật đổ Ngô Đình Diệm, đưa Dương Văn Minh rồi Nguyễn Khánh lên thay. Nhưng bọn tay sai mới tiếp tục đấu đá nhau và không chống đỡ nổi cuộc tiến công nổi dậy ngày càng mạnh mẽ của quân và dân miền Nam. Từ tháng 3/1964, đế quốc Mỹ thực hiện kế hoạch Giônxơn - Mắc Namara, nhằm bình định miền Nam trong vòng 2 năm (1964-1965), đẩy chiến lược “chiến tranh đặc biệt” lên đỉnh cao, dùng ưu thế quân sự và mọi thủ đoạn thâm độc, tàn bạo đè bẹp phong trào cách mạng, hòng cứu vãn nguy cơ bị sụp đổ hoàn toàn của ngụy quyền tay sai trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
Cuối năm 1963, Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III đánh giá thắng lợi của quân và dân miền Nam sau 2 năm tiến hành chiến tranh cách mạng chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, xác định phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời tích cực tranh thủ và sáng tạo thời cơ để thắng địch trong thời gian tương đối ngắn.
Trên cơ sở nhận định tình hình và quyết tâm tiến hành chiến tranh cách mạng ở miền Nam, Hội nghị Trung ương Cục miền Nam đã xác định phương hướng nhiệm vụ năm 1964 -1965 là: “Ra sức động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tranh thủ, thời cơ liên tục tiến công địch, kiên quyết đánh bại kế hoạch Giônxơn - Mắc Namara, làm cho mưu đồ tập trung quân đánh phá có trọng điểm và gom dân lập “ấp chiến lược” của địch bị thất bại nặng nề, làm cho sinh lực của chúng bị tổn thất nhiều hơn nữa, đồng thời khẩn trương xây dựng thực lực ta, đặc biệt là xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân, tạo ra những điều kiện cần thiết để sang năm sau có thể mở ra cục diện to lớn cho phong trào, tiến lên giành thắng lợi quyết định” (1).
Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền cũng xác định quyết tâm: “Trước mắt tiếp tục tiến công, tiêu diệt và làm tan rã các đơn vị bảo an, dân vệ, biệt kích và các lực lượng bán vũ trang của địch, phá “ấp chiến lược” hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh chính trị của quần chúng. Đồng thời nâng cao dần mức tác chiến của chủ lực, tiến tới đánh tiêu diệt làm tan rã từng bộ phận chủ lực của địch, không ngừng nâng cao trình độ đánh, vận động chiến của chủ lực ta ở các địa bàn chiến lược, tiến tới làm cho vai trò của vận động chiến giữ địa vị quyết định...” (2).
Để vận dụng đúng đắn nghị quyết của Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền chủ trương mở chiến dịch tác chiến tập trung trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Đó là yêu cầu khách quan có tính chất chiến lược dẫn đến sự xuất hiện chiến dịch đầu tiên của chủ lực ta ở miền Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
2. Đặc điểm tình hình và sự chuẩn bị của ta
a. Đặc điểm tình hình
“Ấp chiến lược” Bình Giã (nay thuộc huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) nằm trên hướng lộ 327 cách chi khu Đức Thạnh (tỉnh Bà Rịa cũ) 4 km, chiều dài của ấp khoảng 4 km, với 4.000 dân di cư theo đạo thiên chúa, phần lớn là gia đình hậu phương của các lực lượng biệt động quân và thủy quân lục chiến ngụy; đây là “ấp chiến lược” “kiểu mẫu” của địch, trong đó số đông Nhân dân bị giáo lý phản động mê hoặc, bị địch lợi dụng chống phá ta.
Địa hình khu vực Bình Giã phần lớn là vùng đất đỏ, rừng bằng, cây nhỏ, xen kẽ một ít đồi núi, nhiều đồn điền cao su rộng lớn nằm ven theo 2 bên trục lộ số 2, có một số đồn điền nằm sâu trong căn cứ của ta bị bỏ hoang cây cỏ phủ kín, thuận lợi cho ta ém trú quân và hành quân, cơ động lực lượng kín đáo, bí mật. Ngược lại, địa hình này không thuận lợi cho địch cơ động lực lượng bằng cơ giới, khó quan sát phát hiện ta, dễ bị ta phục kích tiêu diệt, buộc địch phải phụ thuộc vào các trục lộ chính để vận chuyển tiếp tế và hành quân chi viện cho nhau.
Về đường xá, quốc lộ số 15 chạy từ Vũng Tàu qua Bà Rịa lên quốc lộ số 1 Biên Hòa - Sài Gòn và đường liên tỉnh lộ số 2 từ thị trấn Xuân Lộc (Đồng Nai) lên quốc lộ số 1 chạy xuống Bà Rịa. Đây là những con đường huyết mạch có tính chất chiến lược của địch nên Mỹ và tay sai ra sức củng cố. Ngoài ra còn có lộ 327 nối liền chi khu Đức Thạnh với “ấp chiến lược” Bình Giã - Xuân Sơn.
Từ cuối năm 1964, để cứu vãn sự thất bại của quân đội Sài Gòn, Mỹ và chính quyền tay sai gấp rút triển khai kế hoạch bình định có trọng điểm, tổ chức khu vực Bình Giã, Đức Thạnh, Long Điền, Xuyên Mộc, Đất Đỏ thành 4 chi khu quân sự với lực lượng gồm 4 tiểu đoàn biệt động quân (30, 33, 35, 38), 2 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến (1, 4) của Lữ đoàn 147, 2 tiểu đoàn dù (5, 6), 3 tiểu đoàn bảo an, 2 trung đội pháo binh 105 mm và 1 chi đoàn xe thiết giáp M113. Mỗi chi khu có từ 1 đại đội đến 1 tiểu đoàn bảo an đóng giữ; riêng “ấp chiến lược” Bình Giã, địch tổ chức lực lượng riêng để bảo vệ, chống phá ta quyết liệt. Do tính chất quan trọng của tỉnh Bà Rịa, nên địch ra sức củng cố tỉnh này để tạo thành thế phòng thủ án ngữ mặt phía Bắc và Đông Bắc, bảo vệ căn cứ hải quân Vũng Tàu.
b. Sự chuẩn bị của ta
Chấp hành chỉ thị của Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh và phương hướng hoạt động tác chiến Đông Xuân 1964 - 1965, đầu tháng 11/1964, Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở chiến dịch tiến công địch tại khu vực Bình Giã - Đức Thạnh - Đường số 2 (cách Sài Gòn 70 km về phía đông), trên địa bàn các tỉnh Bà Rịa, Long Khánh, Biên Hoà, Bình Thuận (nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và nam tỉnh Bình Thuận) với diện tích gần 500km2, trong đó xác định hướng chủ yếu là Bà Rịa - Long Khánh, hướng phối hợp là Nhơn Trạch, Long Thành (Biên Hoà) và Hoài Đức, Tánh Linh (Bình Thuận) nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực, phá kế hoạch bình định trọng điểm của ngụy quyền Sài Gòn, hỗ trợ phong trào quần chúng nổi dậy phá “ấp chiến lược”, đẩy mạnh chiến tranh du kích, mở rộng vùng căn cứ cách mạng. Bộ Tư lệnh Chiến dịch được thành lập gồm: Tư lệnh Trần Đình Xu, Chính uỷ Lê Văn Tưởng, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Nguyễn Hoà, Phó Chính uỷ Lê Xuân Lưu, Phó Tư lệnh Nguyễn Hồng Lâm (Hải Bứa). Lực lượng tham gia chiến dịch có 2 trung đoàn bộ binh (761, 762), Đoàn Pháo binh 80 (4 tiểu đoàn), 2 tiểu đoàn bộ binh (500, 800) chủ lực Quân khu 7; Tiểu đoàn 186 chủ lực Quân khu 6, Đại đội 445 bộ đội địa phương tỉnh Bà Rịa cùng lực lượng dân quân, du kích. Căn cứ nhiệm vụ được giao, ngày 15/11/1964, Bộ Tư lệnh Chiến dịch thông qua quyết tâm tác chiến của chiến dịch.
Đây là lần đầu tiên Bộ Chỉ huy Miền tập trung lực lượng lớn, cơ động chiến đấu trên địa bàn rộng, xa hậu phương. Để giữ bí mật, tạo thuận lợi cho công tác chuẩn bị và triển khai chiến dịch, đánh lạc hướng phán đoán của địch, Bộ Chỉ huy Miền chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động của lực lượng vũ trang địa phương trên các chiến trường, buộc địch phải phân tán đối phó trên nhiều hướng. Với sự nỗ lực, chủ động và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, đến ngày 20/11/1964 về cơ bản ta đã hoàn thành công tác chuẩn bị, trong đó vận chuyển được 500 tấn vũ khí, hơn 200 tấn lương thực..., kịp thời bảo đảm cho các đơn vị vào vị trí tập kết đúng quy định: Trung đoàn 761 ở nam Xuân Sơn, Trung đoàn 762 ở đông nam núi Nghệ, pháo binh ở Vạn Kiếp và tây bắc Đức Thạnh; Sở chỉ huy Chiến dịch đặt ở núi Nưa.
3. Diễn biến và kết quả chiến dịch
a) Diễn biến chính (chiến dịch được tiến hành theo 2 đợt)
Đợt 1 (2-17/12/1964): rạng sáng 2/12, trong khi một bộ phận bộ binh, súng cối của Trung đoàn 761 bao vây, kiềm chế chi khu quân sự Đức Thạnh, Đại đội 445 tỉnh Bà Rịa nổ súng tiến công “ấp chiến lược” Bình Giã nhưng không dứt điểm, gần sáng phải rút ra ngoài. Sáng 3/12, địch cho Tiểu đoàn Biệt động quân 38 đổ bộ bằng máy bay trực thăng xuống tây nam Đức Thạnh để giải toả, khôi phục ấp Bình Giã. Bộ Tư lệnh Chiến dịch chủ trương tiếp tục tiến công Bình Giã, tạo áp lực mạnh ở khu vực này, buộc địch phải ra giải toả để ta tiêu diệt. Đêm 7/12 ta sử dụng Đại đội 445 và 1 đại đội của Trung đoàn 762 tiến công Bình Giã lần 2; Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 761) và Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 762) đánh thẳng vào chi khu quân sự Đất Đỏ; lực lượng pháo binh Miền tập kích hoả lực vào các chi khu Xuyên Mộc, Đức Thạnh, căn cứ huấn luyện biệt kích Vạn Kiếp.
Trước áp lực ngày càng tăng của ta ở Bình Giã - Đức Thạnh, ngày 9/12 địch sử dụng Chi đoàn thiết giáp 3 (Thiết đoàn 1) có không quân yểm trợ mở cuộc hành quân “Bình Tuy 33” càn quét dọc đường 2, đoạn từ Bà Rịa lên Đức Thạnh. Trung đoàn 762 bố trí sẵn trận địa phục kích nhưng không đánh được (do địch hành quân không đúng hướng ta dự kiến), đã kịp thời cơ động về phía đông núi Nghệ (cách đường 2 khoảng 4 km). Tại đây, ngày 13/12, đoàn xe địch từ Đức Thạnh trở về lọt vào trận địa phục kích, Trung đoàn nhanh chóng vận động tiến công, sau gần 1 giờ chiến đấu diệt gọn Chi đoàn thiết giáp 3, phá huỷ nhiều xe thiết giáp, máy bay trực thăng và sinh lực địch, thực hiện thắng lợi trận then chốt thứ nhất của chiến dịch. Trong khi đó, trên hướng phối hợp Hoài Đức, Tánh Linh, Tiểu đoàn 186 Quân khu 6 đánh chiếm “ấp chiến lược” Mê Pu, chặn đánh viện binh địch từ Hoài Đức, La Gi lên ứng cứu, đánh thiệt hại nặng 3 đại đội bảo an, 1 đại đội dân vệ.
Kết thúc đợt 1, Bộ Tư lệnh Chiến dịch nhận định: mặc dù địch thất bại và lâm vào thế lúng túng, bị động, nhưng do tầm quan trọng của khu vực Đức Thạnh - Bình Giã, nên địch vẫn cố giữ bằng mọi giá và sẽ đưa lực lượng cơ động tới ứng cứu. Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định tập trung toàn bộ lực lượng trên khu vực Đức Thạnh - Bình Giã, đường 2, đánh chiếm và trụ lại ấp Bình Giã, đồng thời uy hiếp chi khu Đức Thạnh, kéo địch đến khu vực đã lựa chọn để thực hiện trận then chốt quyết định. Trong thời gian chuẩn bị cho đợt 2, đêm 22/12 chuyến tàu chở 44 tấn vũ khí từ miền Bắc vào bến An Lộc đã kịp thời cung cấp cho chiến trường miền Đông, góp phần tạo thêm sức mạnh cho các đơn vị tham gia chiến dịch.
Đợt 2 (27/12/1964 - 3/1/1965): đêm 27/12, Trung đoàn 761 sử dụng 2 đại đội phối hợp với Đại đội 445 đánh chiếm “ấp chiến lược” Bình Giã và tổ chức chốt giữ. Đồng thời, ta dùng hoả lực ĐKZ và súng cối ở tây bắc Ngãi Giao bắn phá chi khu quân sự Đức Thạnh. Sáng 28/12, địch cho Tiểu đoàn Biệt động quân 30 ở Bà Rịa đổ bộ bằng máy bay trực thăng xuống khu vực Trảng Trống ở tây nam Đức Thạnh, từ đó chia thành 3 mũi tiến vào Bình Giã, nhưng bị ta chặn đánh quyết liệt, phải rút chạy về ấp La Vân. Trưa cùng ngày, địch tiếp tục dùng máy bay trực thăng chở Tiểu đoàn Biệt động quân 33 từ Biên Hoà đổ xuống đông bắc ấp Bình Giã, nhưng cũng bị hoả lực phòng không của ta chế áp, phải chuyển hướng xuống khu vực cánh đồng trũng ở phía đông nam Bình Giã, cách trận địa phục kích của ta khoảng 500 m. Nắm thời cơ địch chưa kịp triển khai đội hình, Trung đoàn 761 cho bộ đội xuất kích bao vây tiến công, đến 18 giờ làm chủ hoàn toàn trận địa, tiêu diệt phần lớn quân địch, bắn rơi 18 máy bay trực thăng, hoàn thành thắng lợi trận then chốt thứ hai của chiến dịch.
Ngày 30/12, địch cho máy bay trực thăng chở Tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến 4 thuộc lực lượng tổng dự bị chiến lược đổ bộ xuống đông nam ấp La Vân 600m (gần quận lị Đức Thạnh) để cùng Tiểu đoàn Biệt động quân 30 phản kích chiếm lại Bình Giã. 18 giờ cùng ngày, ta bắn rơi 1 máy bay trực thăng ở Quảng Giới diệt một số địch, trong đó có 4 lính Mỹ (có 1 trung tá). Nhận định địch sẽ tổ chức tìm xác đồng đội, Bộ Tư lệnh Chiến dịch lệnh cho Trung đoàn 761 khẩn trương bố trí trận địa phục kích tại đây. Đúng như dự kiến của ta, 14 giờ 30 phút ngày 31/12 khi Tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến 4 đến Quảng Giới, Trung đoàn 761 đã kịp thời nổ súng, bao vây chia cắt, tiêu diệt từng bộ phận, đến 18 giờ, các lực lượng của ta đã hoàn toàn làm chủ trận địa, diệt gần 600 địch, thu toàn bộ vũ khí, hoàn thành thắng lợi trận then chốt thứ ba của chiến dịch.
Để cứu nguy cho Đức Thạnh và cố gắng chiếm lại Bình Giã, ngày 01/01/1965 địch huy động khoảng 2 nghìn quân mở cuộc hành quân giải toả mang tên “Hùng Vương 2”. Phán đoán chính xác hướng hành quân của địch, Trung đoàn 762 phục kích tại khu vực Cóc Tiên diệt gọn đoàn xe 10 chiếc và 1 đại đội địch trên đường 15 từ Vũng Tàu về Sài Gòn. Tiếp đó, ngày 3/01, trung đoàn tiếp tục phục kích trên đường số 2 từ Bà Rịa lên Đức Thạnh, diệt đoàn xe 16 chiếc, đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn Biệt động quân 35. Cùng ngày, Tiểu đoàn 800 Quân khu 7 tập kích trại biệt kích Bình Sơn, phối hợp với du kích Long Thành diệt đồn Tam An, Phước Thọ, hỗ trợ quần chúng phá “ấp chiến lược”. Trên hướng Hoài Đức - Tánh Linh, ta bao vây chi khu Hoài Đức, đánh chiếm các “ấp chiến lược” Mê Pu, Sùng Nhơn, Đậm Rim, Tà Bao, làm tan rã lực lượng dân vệ ở đây. Ngày 3/1/1965, Bộ Tư lệnh quyết định kết thúc chiến dịch.
b. Kết quả chiến dịch: ta loại trên 1.700 địch (bắt 293), trong đó diệt Tiểu đoàn Biệt động quân 33, Tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến 4 và 1 chi đoàn thiết giáp M113; đánh thiệt hại 3 tiểu đoàn biệt động quân (30, 35, 38), 7 đại đội bảo an; làm tan rã hầu hết lực lượng dân vệ trong khu vực; phá huỷ và phá hỏng 45 xe quân sự (phần lớn là M113), bắn rơi, bắn cháy, bắn hỏng 56 máy bay các loại, thu hơn 1 nghìn súng và gần 100 máy thông tin các loại; phá vỡ hàng loạt “ấp chiến lược” ven đường số 2 và đường số 15, giải phóng vùng ven Hàm Tân và toàn bộ huyện Hoài Đức, mở rộng căn cứ Hát Dịch (Bà Rịa) nối liền với Chiến khu Đ và căn cứ Bình Thuận, bảo đảm căn cứ tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào bằng đường biển.
II. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CHIẾN DỊCH
Chiến thắng Bình Giã (1964 - 1965) đã đi vào lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc, tạo ra thế và lực mới, góp phần thúc đẩy nhanh sự phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Chiến thắng có ý nghĩa chiến lược to lớn, ảnh hưởng sâu rộng ở trong và ngoài nước, khẳng định tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta, đặc biệt là lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam trong lãnh đạo và tiến hành chiến tranh cách mạng, nổi bật là:
Một là, chiến thắng đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam và Bộ Chỉ huy Miền, cổ vũ phong trào đấu tranh cách mạng và mở ra khả năng mới cho cách mạng miền Nam tiến lên đánh bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở chiến dịch Bình Giã với mục đích tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá kế hoạch bình định có trọng điểm của địch, phá “ấp chiến lược”, hỗ trợ phong trào đấu tranh của quần chúng, đẩy mạnh chiến tranh du kích, mở rộng vùng căn cứ, đánh bại chỗ dựa căn bản của quân Mỹ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Tinh thần ấy được cụ thể hóa bằng ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết đánh bại kẻ thù xâm lược. Cổ vũ quân và dân ta phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của chiến dịch, đẩy địch vào tình trạng ngày càng suy sụp. Đánh giá về chiến dịch, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã khẳng định: “Trong quá trình chiến tranh giải phóng ở miền Nam đã diễn ra những bước nhảy vọt. Với trận Ấp Bắc năm 1963, địch thấy khó thắng ta, sau chiến dịch Bình Giã địch thấy thua ta”.
Hai là, chiến thắng đã tạo bước ngoặt trong so sánh lực lượng và cục diện chiến trường có lợi cho ta, góp phần quan trọng đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của địch, mở ra những điều kiện quan trọng để tiến lên đánh bại các âm mưu chiến lược của Mỹ - ngụy.
Cuối năm 1962, quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã lên tới 11.300 tên và có 13 đại đội máy bay trực thăng, 5 đại đội máy bay trinh sát, oanh tạc, vận tải, 4 phi đội phản lực chiến đấu với 257 máy bay các loại, 8 đại đội công binh, thông tin và 1 đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt; 331 tàu, xuồng. Đặc biệt, Mỹ đã tăng viện trợ quân sự: năm 1961-1962, có 321,7 triệu USD (80 triệu USD vũ khí); năm1962-1963, lên tới 675 triệu USD (100 triệu USD vũ khí); quân ngụy đã tăng nhanh (năm 1960 là 16 vạn quân chính quy, năm 1962 lên 36,2 vạn quân; lực lượng bảo an năm 1960 là 70.000 tên, năm 1962 lên 174.500 tên; Lực lượng dân vệ gồm 128 đại đội và hơn 1.000 trung đội, 2.000 tiểu đội).
Sau chiến thắng Bình Giã của quân và dân miền Nam, tương quan so sánh lực lượng trên chiến trường đã thay đổi theo hướng có lợi cho ta. Lực lượng vũ trang giải phóng với ba thứ quân đã lớn mạnh vượt bậc, cụ thể: năm 1963 là 72,6 vạn người (7 trung đoàn chủ lực); năm 1964 quân số đã tăng lên 103,986 vạn người (10 trung đoàn chủ lực). Vùng giải phóng đã mở rộng, chiếm phần lớn lãnh thổ miền Nam, trở thành hậu phương trực tiếp và vững chắc của cách mạng miền Nam.
Về phía địch, chỗ dựa chủ yếu của “chiến tranh đặc biệt” là nguỵ quân, nguỵ quyền; hệ thống “ấp chiến lược” và thành thị đều bị lung lay tận gốc. Hầu hết các lực lượng vũ trang địa phương của địch bị tan rã, hệ thống “ấp chiến lược” bị sụp đổ đến 4/5, các tầng lớp trung gian ngày càng ngả về xu hướng chống Mỹ, ủng hộ hoà bình, trung lập. Từ tháng 11/1963 - 6/1965, đã xảy ra 14 cuộc đảo chính và phản đảo chính trong chính quyền ngụy quyền Sài Gòn.
Chiến dịch Bình Giã là chiến dịch tiến công đầu tiên của bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ, góp phần vào việc chuyển hóa tương quan so sánh lực lượng trên chiến trường, tạo ra thế và lực mới trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ba là, chiến thắng Bình Giã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của chủ lực Quân Giải phóng miền Nam, nhất là về nghệ thuật chiến dịch, sử dụng lực lượng, vận dụng cách đánh cũng như các hoạt động tác chiến khác.
Chiến thắng Bình Giã đã hoàn thành xuất sắc 3 mục tiêu: tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch; hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị, phá ấp chiến lược; mở rộng vùng giải phóng sát ra biển, xây dựng bến tiếp nhận của Trung ương từ miền Bắc vào miền Nam. Đặc biệt chọn điểm khêu ngòi tiến công Bình Giã, Bộ Chỉ huy Miền chỉ đạo lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ đẩy mạnh hoạt động tiến công địch trên khắp chiến trường nhằm căng, kéo, thu hút sự chú ý của chúng về hướng khác, nghi binh, giữ bí mật làm cho địch phán đoán sai ý định của ta, thậm chí còn điều quân ra xa Bình Giã; nhận định chính xác ý đồ tăng viện, ứng cứu, giải tỏa bằng không quân của địch, từ đó chỉ đạo lực lượng phòng không chiến dịch nghiên cứu kỹ tình hình, chủ động có phương án đón lõng đánh máy bay địch, quân đổ bộ. Vì thế, đã tiêu diệt được hầu hết các máy bay của chúng. Thắng lợi đó, khiến Bộ Quốc phòng Mỹ phải thú nhận: “Mối thất vọng của Oa-sinh-tơn đối với tình hình quân sự càng tăng lên khi quân đội Sài Gòn bị một cú thất bại trông thấy trong trận đánh ác liệt ở Bình Giã ”.
Bốn là, chiến thắng Bình Giã đã khẳng định chủ trương đúng đắn về sự cần thiết phải nhanh chóng xây dựng lực lượng vũ trang tập trung, quả đấm chủ lực, để đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”của địch.
Chiến thắng Bình Giã minh chứng sự cần thiết phải nhanh chóng xây dựng bộ đội chủ lực để nâng cao trình độ tác chiến, tổ chức tiến hành các chiến dịch tập trung quy mô lớn hơn trên chiến trường miền Nam. Đại tướng Lê Trọng Tấn, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam (khi ấy là Thiếu tướng, Phó Tổng Tham mưu trưởng - Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam) đã khẳng định: “Chiến dịch Bình Giã, chúng ta chỉ tung 2 trung đoàn mà địch đã phải chịu thất bại nặng nề. Nếu chúng ta có thêm quân chủ lực, chắc chắn sẽ giành thắng lợi nhanh chóng, vang dội hơn. Vì vậy, thời gian tới cùng với phát triển dân quân, du kích rộng khắp phải đặc biệt chăm lo xây dựng những “quả đấm” chủ lực mạnh có khả năng giáng những đòn tiêu diệt lớn, làm xoay chuyển cục diện chiến trường”.
Năm là, chiến thắng Bình Giã đã giáng một đòn mạnh mẽ thúc đẩy làm phá sản căn bản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, báo hiệu sự sụp đổ tất yếu của ngụy quyền Sài Gòn và quốc sách “ấp chiến lược”, chiến thuật “thiết xa vận”, “trực thăng vận” của Mỹ - ngụy.
Chiến thắng Bình Giã thực sự là đòn quyết định, góp phần làm thất bại quốc sách “ấp chiến lược” vấn đề “xương sống” trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và chiến thuật “thiết xa vận”, “trực thăng vận” của Mỹ - ngụy; đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến thuật “thiết xa vận”, “trực thăng vận ” của Mỹ - ngụy, làm cho chúng không còn tin tưởng nhiều vào chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. Bình Giã chính là dấu mốc cho sự thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, một bộ phận của chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của đế quốc Mỹ áp dụng vào chiến trường miền Nam Việt Nam.
Cùng với chiến thắng Bình Giã, quân và dân ta trên khắp các chiến trường miền Nam đã tiến hành các đợt hoạt động tác chiến với quy mô khác nhau, như: An Lão (30/11 - 08/12/1964), Đồng Xoài (10/5 - 22/7/1965), Ba Gia (28/5 - 20/7/1965),… góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.
III. PHÁT HUY TINH THẦN CHIẾN THẮNG BÌNH GIÃ TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY
Dự báo tình hình thế giới, khu vực trong những năm tới có nhiều thay đổi phức tạp, khó lường, khó dự báo, tác động đến sự ổn định của thế giới, khu vực và mỗi quốc gia. Trong nước kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,… nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, do đó tập trung xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, hiệu quả những bài học, kinh nghiệm quý báu của Chiến thắng Bình Giã và các trận đánh, chiến dịch tiêu biểu trong chiến tranh giải phóng dân tộc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới:
- Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giá trị văn hóa, khát vọng phát triển đất nước, sức mạnh con người Việt Nam, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc.
- Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Tập trung chăm lo xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, vững mạnh về chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong mọi tình huống.
- Thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh 6 vùng chiến lược của đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trọng tâm Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị “về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
- Nghiên cứu, tổng kết, vận dụng kinh nghiệm chiến đấu trong các cuộc chiến tranh trên thế giới vừa qua, phát triển nghệ thuật quân sự trong tình hình mới phù hợp với tổ chức, lực lượng, trang bị và cách đánh của Việt Nam. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu cho bộ đội. Tập trung xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân; có tinh thần, ý chí, quyết tâm chiến đấu cao “dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng”. Chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch và mọi âm mưu, hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, làm nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống lịch sử cách mạng, tri ân công lao cống hiến, hy sinh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh và ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc Việt Nam, góp phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
IV. MỘT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN
1. Nhiệt liệt chào mừng 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 - 02/12/2024)!
2. Chiến thắng Bình Giã - bước trưởng thành trong nghệ thuật chiến tranh cách mạng Việt Nam!
3. Chiến thắng Bình Giã - chiến công oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc!
4. Xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc!
5. Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại!
6. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu và dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp!
7. Chủ động, nhạy bén nắm chắc thời cơ, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc!
8. Phát huy tinh thần chiến thắng Bình Giã, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng!
9. Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh!
10. Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!
11. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!
12. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG - TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ QĐND VIỆT NAM
___________
[1] Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch Bình Giã Đông Xuân 1964-1965, nhà in Bộ Tham mưu Quân khu 7, tháng 4/1988, tr6.
[2] Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch Bình Giã Đông Xuân 1964-1965, Sđd, tr6.