Truy cập hiện tại

Đang có 45 khách và không thành viên đang online

Công tác nội chính

Công tác Nội chính và Phòng, chống tham nhũng năm 2016, nhiệm vụ trọng tâm năm 2017

(TGAG)- Năm 2016, với nhiều sự kiện nổi bật, như: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các lực lượng chức năng triển khai đồng bộ các kế hoạch, biện pháp tổ chức tốt công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và bọn phản động lưu vong lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, tự do dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng và Nhà nước, góp phần tích cực trong công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh phục vụ các sự kiện quan trọng của đất nước.

Các lực lượng Công an, Quân đội, Biên phòng luôn bám sát nhiệm vụ chính trị địa phương, chủ động tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền các cấp, phối hợp chặt chẽ với các ngành tăng cường làm tốt công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng. Đồng thời, thường xuyên vận động, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, bảo vệ đường biên giới.

Với phương châm hoạt động: “Tự khẳng định mình”, trong năm 2016, Ban Nội chính Tỉnh ủy An Giang đã từng bước ổn định, đi vào nền nếp, chiều sâu và có hiệu quả được Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tốt trong công tác tham mưu ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, đề xuất xử lý các vụ việc, vụ án về nội chính và phòng, chống tham nhũng và các nhiệm vụ khác Thường trực Tỉnh ủy giao; các cơ quan nội chính, các huyện, thị, thành ủy tin tưởng vào sự tham mưu, hướng dẫn công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng của Ban; bước đầu tạo niềm tin vào sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng đối với các cấp, các ngành, cán bộ và quần chúng nhân dân; đồng thời góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế của địa phương, đạt được một số kết quả như sau:

Để thực hiện tốt chức năng tham mưu Thường trực Tỉnh ủy xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định số 191-QĐ/TU ngày 28/6/2016 về việc thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo, tồn đọng phức tạp trên địa bàn tỉnh, do đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng Ban và Ban Nội chính Tỉnh ủy là cơ quan Thường trực; các đồng chí thủ trưởng đơn vị có liên quan là thành viên. Ban Chỉ đạo có quyền chỉ đạo cấp ủy, thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, ủy ban nhân dân các cấp có những vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp thực hiện các yêu cầu của Ban Chỉ đạo. Bước đầu, Ban Chỉ đạo đã cho ý kiến xử lý 02 vụ việc khiếu nại kéo dài trên địa bàn tỉnh; xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền đối với công tác xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Ban cạnh đó, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và quan hệ công tác của Ban, trong đó, cho phép thành lập phòng theo dõi giải quyết khiếu nại, tố cáo trên cơ sở không tăng biên chế, tách từ Phòng theo dõi công tác các cơ quan nội chính và thay mặt cấp ủy phụ trách tiếp dân tại trụ sở Ban.

Năm 2017, trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua, công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng của tỉnh tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 29-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo, trong đó, Ban Chỉ đạo 191 tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, kéo dài; triển khai nghiêm túc Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” và Nghị quyết số 48-NQ/TW về “Chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2020”; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

Hai là, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp; nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra viên, điều tra viên, thẩm phán, chấp hành viên, các cơ quan tư pháp phải thực hiện việc tổ chức đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp thuộc ngành mình. Xây dựng kế hoạch bảo đảm tuyển chọn đủ cán bộ cho cấp huyện, nhất là cán bộ thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tiếp tục thực hiện công tác luân chuyển, điều động cán bộ tư pháp cho cấp huyện. Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử để đáp ứng hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Ba là, nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm và năng lực hoạt động của ngành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; xây dựng kế hoạch phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Chú trọng công tác chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, mua sắm xe công, tổ chức tham quan trao đổi, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước; kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản./.

THÀNH ĐOÀN
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40766239