Công tác kiểm tra
Phát huy vai trò giám sát đối với các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức
- Được đăng: Thứ ba, 17 Tháng 5 2016 08:07
- Lượt xem: 2798
(TGAG)- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta không thể thiếu sự tham gia tích cực của mỗi người dân. Lịch sử hơn 86 năm qua của Đảng ta cho thấy mối quan hệ hai chiều đó, Nhân dân cần có Đảng lãnh đạo để làm cách mạng, xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc, Đảng cần có dân để có sức mạnh về vật chất, về tinh thần và trí tuệ. Nhân dân là người làm nên và quyết định thành công của cách mạng.
Về cải cách thể chế hành chính, cần tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân trước khi ban hành chỉ thị, nghị quyết, nhất là những chủ trương có liên quan trực tiếp đến lợi ích của Nhân dân; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị thực hiện sự phản biện xã hội đối với các văn bản quy phạm pháp luật, tham gia đóng góp ý kiến để sửa đổi các văn bản đó.
Về đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, Nhân dân cần tích cực tham gia giới thiệu những đảng viên có phẩm chất, năng lực vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng và chính quyền, đồng thời phát hiện, tố cáo những cán bộ, đảng viên yếu kém, thoái hóa biến chất để Đảng xem xét xử lý; thực hiện giám sát các hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước. Phối hợp Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh tổ chức góp ý, phản biện các dự án luật, pháp lệnh do Trung ương dự thảo, chủ động tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp của tỉnh theo quy định, nhất là những văn bản có liên quan đến tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, các quyền và nghĩa vụ của người dân. Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là tuyên truyền Luật hòa giải ở cơ sở; Luật tiếp công dân; Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương có tác động trực tiếp đến người dân ở cơ sở.
Cần cụ thể hóa và thực hiện các nội dung trong Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thành kế hoạch thực hiện hằng năm, trong đó thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Về nội dung, phương pháp góp ý. Góp ý với cơ quan, tổ chức việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; việc thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nghị quyết của các cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân các cấp và các văn bản quy phạm pháp luật; việc thực hiện cải cách hành chính, phòng, chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác; việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở; công tác tiếp dân và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân. Góp ý với cá nhân như việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công dân; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trách nhiệm nêu gương, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp. Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp góp ý bằng văn bản hoặc tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu chính quyền các cấp với Nhân dân; tổ chức lấy ý kiến tại hội nghị công chức, viên chức và hội nghị Nhân dân tại địa phương; góp ý qua hòm thư góp ý đặt công khai tại trụ sở; góp ý thông qua tiếp xúc trực tiếp với cán bộ, công chức, viên chức...
- Về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội. Tổ chức góp ý theo các nội dung và cách thức như trên, tổng hợp ý kiến góp ý chuyển đến các cơ quan, tổ chức có liên quan, đồng thời theo dõi và thông báo kết quả tiếp thu góp ý của cơ quan nhà nước tới tổ chức, cá nhân góp ý, giữ bí mật thông tin trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.
- Về trách nhiệm của chính quyền. Công khai quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; các quy định về thủ tục hành chính; quy định trách nhiệm công vụ; các quy hoạch kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; các quy định, quyết định quản lý hành chính; các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sẽ ban hành; cung cấp thông tin về khen thưởng, kỷ luật cán bộ; các báo cáo kết quả thanh tra, giám sát, kiểm toán các cơ quan, đơn vị khi được yêu cầu; tiếp nhận, xử lý, tiếp thu ý kiến góp ý; chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể cùng cấp tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền với Nhân dân và lấy ý kiến của Nhân dân tại hội nghị Nhân dân ở xã, phường, thị trấn; báo cáo kết quả tiếp thu góp ý với cấp ủy Đảng cùng cấp và chính quyền cấp trên trực tiếp, đồng gửi cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cùng cấp để theo dõi, giám sát.
Cụ thể hóa và thực hiện các nội dung trong Quyết định 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Xây dựng và ký kết các văn bản phối hợp liên tịch về cơ chế phối hợp làm việc với Ủy ban Nhân dân các cấp, với Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh về hoạt động của hệ thống cơ quan Mặt trận và các đoàn thể các cấp trong việc giám sát và kiến nghị xử lý cơ quan hành chính và cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong thi hành công vụ. Cụ thể như sau:
- Về công tác giám sát. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát một số vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong tỉnh như: giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở; giám sát việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nhất là việc giảm phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp thông qua việc rút ngắn thời gian khai thuế và hải quan, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục tại cơ quan hành chính các cấp; giám sát chất lượng và thái độ của công chức ở công sở thông qua cơ chế đánh gia sự hài lòng của người dân...
- Về công tác phản biện xã hội. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh bám sát các nội dung của Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, lựa chọn những nội dung phù hợp, thiết thực, thống nhất với Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh và xin ý kiến Tỉnh ủy để xây dựng kế hoạch phản biện xã hội hàng năm và tổ chức thực hiện trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp trong tỉnh.
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể có vai trò rất quan trọng đối với việc nâng chất lượng, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan hành chính, phục vụ tốt yêu cầu của các tầng lớp Nhân dân, không những nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) mà còn góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của tỉnh. Vì vậy, cần phát huy tốt vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong thời gian tới./.
TRÌNH LAM SINH
Về cải cách thể chế hành chính, cần tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân trước khi ban hành chỉ thị, nghị quyết, nhất là những chủ trương có liên quan trực tiếp đến lợi ích của Nhân dân; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị thực hiện sự phản biện xã hội đối với các văn bản quy phạm pháp luật, tham gia đóng góp ý kiến để sửa đổi các văn bản đó.
Về đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, Nhân dân cần tích cực tham gia giới thiệu những đảng viên có phẩm chất, năng lực vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng và chính quyền, đồng thời phát hiện, tố cáo những cán bộ, đảng viên yếu kém, thoái hóa biến chất để Đảng xem xét xử lý; thực hiện giám sát các hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước. Phối hợp Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh tổ chức góp ý, phản biện các dự án luật, pháp lệnh do Trung ương dự thảo, chủ động tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp của tỉnh theo quy định, nhất là những văn bản có liên quan đến tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, các quyền và nghĩa vụ của người dân. Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là tuyên truyền Luật hòa giải ở cơ sở; Luật tiếp công dân; Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương có tác động trực tiếp đến người dân ở cơ sở.
Cần cụ thể hóa và thực hiện các nội dung trong Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thành kế hoạch thực hiện hằng năm, trong đó thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Về nội dung, phương pháp góp ý. Góp ý với cơ quan, tổ chức việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; việc thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nghị quyết của các cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân các cấp và các văn bản quy phạm pháp luật; việc thực hiện cải cách hành chính, phòng, chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác; việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở; công tác tiếp dân và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân. Góp ý với cá nhân như việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công dân; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trách nhiệm nêu gương, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp. Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp góp ý bằng văn bản hoặc tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu chính quyền các cấp với Nhân dân; tổ chức lấy ý kiến tại hội nghị công chức, viên chức và hội nghị Nhân dân tại địa phương; góp ý qua hòm thư góp ý đặt công khai tại trụ sở; góp ý thông qua tiếp xúc trực tiếp với cán bộ, công chức, viên chức...
- Về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội. Tổ chức góp ý theo các nội dung và cách thức như trên, tổng hợp ý kiến góp ý chuyển đến các cơ quan, tổ chức có liên quan, đồng thời theo dõi và thông báo kết quả tiếp thu góp ý của cơ quan nhà nước tới tổ chức, cá nhân góp ý, giữ bí mật thông tin trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.
- Về trách nhiệm của chính quyền. Công khai quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; các quy định về thủ tục hành chính; quy định trách nhiệm công vụ; các quy hoạch kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; các quy định, quyết định quản lý hành chính; các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sẽ ban hành; cung cấp thông tin về khen thưởng, kỷ luật cán bộ; các báo cáo kết quả thanh tra, giám sát, kiểm toán các cơ quan, đơn vị khi được yêu cầu; tiếp nhận, xử lý, tiếp thu ý kiến góp ý; chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể cùng cấp tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền với Nhân dân và lấy ý kiến của Nhân dân tại hội nghị Nhân dân ở xã, phường, thị trấn; báo cáo kết quả tiếp thu góp ý với cấp ủy Đảng cùng cấp và chính quyền cấp trên trực tiếp, đồng gửi cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cùng cấp để theo dõi, giám sát.
Cụ thể hóa và thực hiện các nội dung trong Quyết định 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Xây dựng và ký kết các văn bản phối hợp liên tịch về cơ chế phối hợp làm việc với Ủy ban Nhân dân các cấp, với Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh về hoạt động của hệ thống cơ quan Mặt trận và các đoàn thể các cấp trong việc giám sát và kiến nghị xử lý cơ quan hành chính và cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong thi hành công vụ. Cụ thể như sau:
- Về công tác giám sát. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát một số vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong tỉnh như: giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở; giám sát việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nhất là việc giảm phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp thông qua việc rút ngắn thời gian khai thuế và hải quan, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục tại cơ quan hành chính các cấp; giám sát chất lượng và thái độ của công chức ở công sở thông qua cơ chế đánh gia sự hài lòng của người dân...
- Về công tác phản biện xã hội. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh bám sát các nội dung của Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, lựa chọn những nội dung phù hợp, thiết thực, thống nhất với Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh và xin ý kiến Tỉnh ủy để xây dựng kế hoạch phản biện xã hội hàng năm và tổ chức thực hiện trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp trong tỉnh.
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể có vai trò rất quan trọng đối với việc nâng chất lượng, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan hành chính, phục vụ tốt yêu cầu của các tầng lớp Nhân dân, không những nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) mà còn góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của tỉnh. Vì vậy, cần phát huy tốt vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong thời gian tới./.
TRÌNH LAM SINH
Phó Giám đốc Sở Nội vụ