Xây dựng Đảng
Để Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống
- Được đăng: Thứ hai, 08 Tháng 6 2015 15:11
- Lượt xem: 2389
(TGAG)- Năm 2008, giới Văn nghệ sĩ phấn khởi tiếp nhận Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”, nhất là Chương trình hành động số 20-Ctr/TU của Tỉnh ủy An Giang đã cụ thể hóa Nghị quyết này.
Giới văn nghệ sĩ thật hạnh phúc khi được Đảng đánh giá đúng mức tầm quan trọng của lĩnh vực văn học, nghệ thuật khi Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam”(1). Phải khẳng định điều này, bởi thực tế lịch sử dân tộc đã ghi nhận những đóng góp to lớn của hoạt động văn học nghệ thuật, nhất là trong thời kỳ đấu tranh giành lấy độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, những thành tựu đã đạt được của hoạt động văn học nghệ thuật nước ta vẫn chưa xứng tầm với lịch sử hào hùng của dân tộc; nhất là trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện công cuộc đổi mới với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, lĩnh vực này bộc lộ rõ những yếu kém cần phải được khắc phục. Và Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ nguyên nhân của những yếu kém vừa qua: “…Chủ trương tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, văn nghệ - nền tảng tinh thần của xã hội - chưa được quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Một số cấp ủy, chính quyền chưa coi trọng và thiếu hiểu biết đầy đủ về vai trò, tính đặc thù của văn học, nghệ thuật, chậm thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng. Đầu tư cho văn hóa, văn nghệ chưa tương xứng với yêu cầu mới, chưa hợp lý và kém hiệu quả…”(2).
Thời gian vừa qua, sau khi giành lấy độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, chúng ta đã phải đương đầu với những thử thách khắc nghiệt vừa phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị xã hội, vừa phá thế bị cô lập, hàn gắn vết thương chiến tranh, đối phó với thiên tai dịch bệnh, lo chuyện đói no trong lúc sóng to bão lớn công phá hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa… Lo riết, lo nhiều… nên lĩnh vực văn học nghệ thuật “có lúc lúng túng, thiếu những quyết sách cơ bản, chủ động, có biểu hiện buông lỏng, hữu khuynh, vừa áp đặt, chủ quan, thiếu tầm nhìn xa…”(3) là chuyện dễ hiểu. Thậm chí không ít người có trách nhiệm xem nhẹ lĩnh vực văn học nghệ thuật, cứ xem đây là những hoạt động vui chơi giải trí đơn thuần, không nghĩ văn học nghệ thuật tác động đến đời sống tinh thần, đến tư tưởng con người để biết yêu cái thiện, ghét điều ác, hình thành niềm tin vào cuộc sống vào chế độ… Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị chỉ ra: “Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, tham mưu, quản lý văn nghệ thiếu hiểu biết về văn học, nghệ thuật, ít học tập, ngại tiếp xúc nên hiệu quả lãnh đạo, quản lý còn thấp, có sự hụt hẫng đội ngũ này ở cả tầm vĩ mô và ở các đơn vị cơ sở”(4). Và Nghị quyết này cũng khẳng định chủ trương, giải pháp cụ thể: “Tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực, trình độ lãnh đạo của Đảng đối với văn học, nghệ thuật, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, đặc trưng của văn học, nghệ thuật cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, cán bộ trực tiếp chỉ đạo, quản lý lĩnh vực này; xây dựng và đưa vào chương trình đào tạo cán bộ thuộc các trường đảng nội dung về văn học nghệ thuật. Cấp ủy đảng và chính quyền các cấp phải đưa nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng địa phương, từng ngành”(5).
Đồng thời, Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị cũng đã xác định cụ thể về vai trò của lực lượng văn nghệ sĩ và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị như sau: “Tài năng văn học nghệ thuật là vốn quý của dân tộc. Chăm lo phát hiện, bồi dưỡng, quý trọng và phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp”(6).
Việc xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội không phải chỉ là trách nhiệm của các tổ chức chính trị, xã hội mà Đảng cũng đã xác định rõ trách nhiệm cụ thể của lực lượng văn nghệ sĩ: “Văn nghệ sĩ, người chiến sĩ xây dựng và phát triển nền văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cần phát huy lòng yêu nước nồng nàn, gắn bó máu thịt với nhân dân, nêu cao trách nhiệm công dân, sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị phụng sự đất nước và dân tộc”(7). Rõ ràng, văn nghệ sĩ phải nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối với đất nước, bởi văn nghệ sĩ dù tài năng đến cỡ nào cũng là công dân, cũng phải phụng sự cho lợi ích dân tộc.
Thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy An Giang đã đề ra Chương trình hành động số 20-CTr/TU, khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động văn học nghệ thuật cụ thể: “Xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật tỉnh nhà đi đúng hướng, góp phần đưa Nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống; đưa cái mới, cái hay, cái đẹp vào trong hiện thực xã hội, góp phần đẩy lùi những tiêu cực, tệ nạn xã hội; nâng cao đời sống tinh thần, thẩm mỹ cho nhân dân. Kiên quyết ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn học nghệ thuật”(8). Điều này giúp chúng ta thấy rõ hơn văn học nghệ thuật như một trận địa, văn nghệ sĩ là một binh chủng trong lực lượng công tác tư tưởng của Đảng. Chính vì vậy, mục tiêu của Chương trình hành động này còn khẳng định trách nhiệm xây dựng lực lượng: “Tiếp tục đổi mới, phát hiện, đào tạo đội ngũ văn nghệ sĩ, cán bộ quản lý trẻ có trình độ chính trị vững vàng, có kiến thức, năng lực chuyên môn để bổ sung cho lực lượng sáng tác nhằm tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật…”(9).
Lực lượng văn nghệ sĩ An Giang trong những năm qua đã được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và đã có những đóng góp đáng kể, được Tỉnh ủy đánh giá “Sự đổi mới toàn diện của đất nước cũng như của tỉnh nhà đã giúp cho phong trào sáng tác văn học, nghệ thuật trong tỉnh khởi sắc với nhiều tác phẩm phong phú về đề tài, đa dạng về thể loại. Các văn nghệ sĩ có tư duy mới trong lao động sáng tạo, đa phần thể hiện được tính hiện đại, tính nhân văn và tính dân tộc”… “Nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật được giải thưởng ở khu vực, toàn quốc và quốc tế và được xuất bản, triển lãm, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước…”(10). Tuy nhiên, hoạt động văn học nghệ thuật tỉnh nhà cũng đã bộc lộ rõ những yếu kém đã được chỉ ra: “chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội về chất lượng cũng như số lượng, còn ít tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật”(11). Đây là điều trăn trở không chỉ riêng lãnh đạo tỉnh mà còn là điều bức xúc của giới văn nghệ sĩ. Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém khuyết điểm cũng đã được xác định: “chủ yếu là chưa có điều kiện khai thác và phát huy tiềm năng sáng tạo của văn nghệ sĩ. Kinh phí tài trợ, đầu tư chưa cao, chế độ nhuận bút còn thấp…”(12).
Phần lớn văn nghệ sĩ gắn bó với hoạt động văn học nghệ thuật từ chính sự đam mê nghệ thuật, từ chút năng khiếu, âm thầm, miệt mài lao động sáng tạo để tạo nên tác phẩm; nhưng văn nghệ sĩ cũng là con người, cũng cần phải có những nhu cầu thiết yếu đảm bảo cho cuộc sống của bản thân, của người thân trong gia đình. Cho nên văn nghệ sĩ phải làm thêm cái nghề gì đó lo cơm áo gạo tiền… để mà tồn tại; thời gian đầu tư cho nghiên cứu học hỏi để nâng cao chất lượng sáng tác quá ít ỏi, nên chất lượng tác phẩm chưa thật xuất sắc. Muốn có thành công lớn, văn nghệ sĩ phải dấn thân, phải hy sinh cả cuộc đời mình cho nghệ thuật và không ít người phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát, phải đánh đổi cả hạnh phúc riêng tư…
Để phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những yếu kém khuyết điểm đã được xác định, trong Chương trình hành động số 20-Ctr/TU của Tỉnh ủy đã đề ra chủ trương, giải pháp thật cụ thể là: “Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, đặc trưng của văn học nghệ thuật cho cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị”(13). Có xác định như vậy thì mới thấy rõ trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động văn học nghệ thuật, từ đó mới quan tâm, hỗ trợ bằng việc “xây dựng hoàn thiện các chế độ chính sách đối với lực lượng hoạt động và sáng tạo văn học, nghệ thuật; có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị các công trình hoạt động văn học nghệ thuật”(14).
Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Tỉnh ủy đã xác định rõ vai trò quan trọng của hoạt động văn học nghệ thuật, đề ra mục tiêu, chủ trương, giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện cụ thể như đã nêu trên; tuy nhiên để tiếp tục thực hiện chương trình hành động này, trong thời gian tới, văn nghệ sĩ An Giang hy vọng có sự hỗ trợ, hợp tác của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể của các huyện, thị, thành, của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể liên quan, có như vậy thì Nghị quyết của Đảng mới không nằm trên giấy mà sẽ thực sự đi vào cuộc sống./.
Mai Bửu Minh
___________
(1), (2), (3), (4), (5), (6), (7) Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị.
(8), (9), (10), (11), (12), (13), (14) Chương trình hành động 20-Ctr/TU.
Giới văn nghệ sĩ thật hạnh phúc khi được Đảng đánh giá đúng mức tầm quan trọng của lĩnh vực văn học, nghệ thuật khi Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam”(1). Phải khẳng định điều này, bởi thực tế lịch sử dân tộc đã ghi nhận những đóng góp to lớn của hoạt động văn học nghệ thuật, nhất là trong thời kỳ đấu tranh giành lấy độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, những thành tựu đã đạt được của hoạt động văn học nghệ thuật nước ta vẫn chưa xứng tầm với lịch sử hào hùng của dân tộc; nhất là trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện công cuộc đổi mới với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, lĩnh vực này bộc lộ rõ những yếu kém cần phải được khắc phục. Và Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ nguyên nhân của những yếu kém vừa qua: “…Chủ trương tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, văn nghệ - nền tảng tinh thần của xã hội - chưa được quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Một số cấp ủy, chính quyền chưa coi trọng và thiếu hiểu biết đầy đủ về vai trò, tính đặc thù của văn học, nghệ thuật, chậm thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng. Đầu tư cho văn hóa, văn nghệ chưa tương xứng với yêu cầu mới, chưa hợp lý và kém hiệu quả…”(2).
Thời gian vừa qua, sau khi giành lấy độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, chúng ta đã phải đương đầu với những thử thách khắc nghiệt vừa phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị xã hội, vừa phá thế bị cô lập, hàn gắn vết thương chiến tranh, đối phó với thiên tai dịch bệnh, lo chuyện đói no trong lúc sóng to bão lớn công phá hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa… Lo riết, lo nhiều… nên lĩnh vực văn học nghệ thuật “có lúc lúng túng, thiếu những quyết sách cơ bản, chủ động, có biểu hiện buông lỏng, hữu khuynh, vừa áp đặt, chủ quan, thiếu tầm nhìn xa…”(3) là chuyện dễ hiểu. Thậm chí không ít người có trách nhiệm xem nhẹ lĩnh vực văn học nghệ thuật, cứ xem đây là những hoạt động vui chơi giải trí đơn thuần, không nghĩ văn học nghệ thuật tác động đến đời sống tinh thần, đến tư tưởng con người để biết yêu cái thiện, ghét điều ác, hình thành niềm tin vào cuộc sống vào chế độ… Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị chỉ ra: “Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, tham mưu, quản lý văn nghệ thiếu hiểu biết về văn học, nghệ thuật, ít học tập, ngại tiếp xúc nên hiệu quả lãnh đạo, quản lý còn thấp, có sự hụt hẫng đội ngũ này ở cả tầm vĩ mô và ở các đơn vị cơ sở”(4). Và Nghị quyết này cũng khẳng định chủ trương, giải pháp cụ thể: “Tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực, trình độ lãnh đạo của Đảng đối với văn học, nghệ thuật, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, đặc trưng của văn học, nghệ thuật cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, cán bộ trực tiếp chỉ đạo, quản lý lĩnh vực này; xây dựng và đưa vào chương trình đào tạo cán bộ thuộc các trường đảng nội dung về văn học nghệ thuật. Cấp ủy đảng và chính quyền các cấp phải đưa nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng địa phương, từng ngành”(5).
Đồng thời, Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị cũng đã xác định cụ thể về vai trò của lực lượng văn nghệ sĩ và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị như sau: “Tài năng văn học nghệ thuật là vốn quý của dân tộc. Chăm lo phát hiện, bồi dưỡng, quý trọng và phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp”(6).
Việc xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội không phải chỉ là trách nhiệm của các tổ chức chính trị, xã hội mà Đảng cũng đã xác định rõ trách nhiệm cụ thể của lực lượng văn nghệ sĩ: “Văn nghệ sĩ, người chiến sĩ xây dựng và phát triển nền văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cần phát huy lòng yêu nước nồng nàn, gắn bó máu thịt với nhân dân, nêu cao trách nhiệm công dân, sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị phụng sự đất nước và dân tộc”(7). Rõ ràng, văn nghệ sĩ phải nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối với đất nước, bởi văn nghệ sĩ dù tài năng đến cỡ nào cũng là công dân, cũng phải phụng sự cho lợi ích dân tộc.
Thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy An Giang đã đề ra Chương trình hành động số 20-CTr/TU, khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động văn học nghệ thuật cụ thể: “Xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật tỉnh nhà đi đúng hướng, góp phần đưa Nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống; đưa cái mới, cái hay, cái đẹp vào trong hiện thực xã hội, góp phần đẩy lùi những tiêu cực, tệ nạn xã hội; nâng cao đời sống tinh thần, thẩm mỹ cho nhân dân. Kiên quyết ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn học nghệ thuật”(8). Điều này giúp chúng ta thấy rõ hơn văn học nghệ thuật như một trận địa, văn nghệ sĩ là một binh chủng trong lực lượng công tác tư tưởng của Đảng. Chính vì vậy, mục tiêu của Chương trình hành động này còn khẳng định trách nhiệm xây dựng lực lượng: “Tiếp tục đổi mới, phát hiện, đào tạo đội ngũ văn nghệ sĩ, cán bộ quản lý trẻ có trình độ chính trị vững vàng, có kiến thức, năng lực chuyên môn để bổ sung cho lực lượng sáng tác nhằm tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật…”(9).
Lực lượng văn nghệ sĩ An Giang trong những năm qua đã được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và đã có những đóng góp đáng kể, được Tỉnh ủy đánh giá “Sự đổi mới toàn diện của đất nước cũng như của tỉnh nhà đã giúp cho phong trào sáng tác văn học, nghệ thuật trong tỉnh khởi sắc với nhiều tác phẩm phong phú về đề tài, đa dạng về thể loại. Các văn nghệ sĩ có tư duy mới trong lao động sáng tạo, đa phần thể hiện được tính hiện đại, tính nhân văn và tính dân tộc”… “Nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật được giải thưởng ở khu vực, toàn quốc và quốc tế và được xuất bản, triển lãm, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước…”(10). Tuy nhiên, hoạt động văn học nghệ thuật tỉnh nhà cũng đã bộc lộ rõ những yếu kém đã được chỉ ra: “chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội về chất lượng cũng như số lượng, còn ít tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật”(11). Đây là điều trăn trở không chỉ riêng lãnh đạo tỉnh mà còn là điều bức xúc của giới văn nghệ sĩ. Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém khuyết điểm cũng đã được xác định: “chủ yếu là chưa có điều kiện khai thác và phát huy tiềm năng sáng tạo của văn nghệ sĩ. Kinh phí tài trợ, đầu tư chưa cao, chế độ nhuận bút còn thấp…”(12).
Phần lớn văn nghệ sĩ gắn bó với hoạt động văn học nghệ thuật từ chính sự đam mê nghệ thuật, từ chút năng khiếu, âm thầm, miệt mài lao động sáng tạo để tạo nên tác phẩm; nhưng văn nghệ sĩ cũng là con người, cũng cần phải có những nhu cầu thiết yếu đảm bảo cho cuộc sống của bản thân, của người thân trong gia đình. Cho nên văn nghệ sĩ phải làm thêm cái nghề gì đó lo cơm áo gạo tiền… để mà tồn tại; thời gian đầu tư cho nghiên cứu học hỏi để nâng cao chất lượng sáng tác quá ít ỏi, nên chất lượng tác phẩm chưa thật xuất sắc. Muốn có thành công lớn, văn nghệ sĩ phải dấn thân, phải hy sinh cả cuộc đời mình cho nghệ thuật và không ít người phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát, phải đánh đổi cả hạnh phúc riêng tư…
Để phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những yếu kém khuyết điểm đã được xác định, trong Chương trình hành động số 20-Ctr/TU của Tỉnh ủy đã đề ra chủ trương, giải pháp thật cụ thể là: “Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, đặc trưng của văn học nghệ thuật cho cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị”(13). Có xác định như vậy thì mới thấy rõ trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động văn học nghệ thuật, từ đó mới quan tâm, hỗ trợ bằng việc “xây dựng hoàn thiện các chế độ chính sách đối với lực lượng hoạt động và sáng tạo văn học, nghệ thuật; có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị các công trình hoạt động văn học nghệ thuật”(14).
Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Tỉnh ủy đã xác định rõ vai trò quan trọng của hoạt động văn học nghệ thuật, đề ra mục tiêu, chủ trương, giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện cụ thể như đã nêu trên; tuy nhiên để tiếp tục thực hiện chương trình hành động này, trong thời gian tới, văn nghệ sĩ An Giang hy vọng có sự hỗ trợ, hợp tác của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể của các huyện, thị, thành, của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể liên quan, có như vậy thì Nghị quyết của Đảng mới không nằm trên giấy mà sẽ thực sự đi vào cuộc sống./.
Mai Bửu Minh
___________
(1), (2), (3), (4), (5), (6), (7) Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị.
(8), (9), (10), (11), (12), (13), (14) Chương trình hành động 20-Ctr/TU.