Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch
Xã dân tộc, miền núi An Cư có 83% hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa năm 2016
- Được đăng: Thứ ba, 25 Tháng 10 2016 19:41
- Lượt xem: 2982
(TGAG)- Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã trở thành một phòng trào sâu rộng và thực hiện thường xuyên, liên tục. Hằng năm, phong trào này được các cấp, các ngành, đoàn thể địa phương tổ chức sơ tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp phù hợp, lồng ghép với các phong trào hành động thi đua yêu nước, trong công tác và nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp.
Xã An Cư là một địa phương miền núi, dân tộc, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 30% dân số, nhưng với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị địa phương, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư tiếp tục được duy trì và từng bước nâng cao chất lượng. Năm 2016, qua công tác điều tra, bình xét toàn xã có 2.219/2.568 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa, chiếm 83% dân số, trong đó có 249 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa tiên tiến, đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch trong năm.
Ngoài ra, phong trào còn là nguồn lực khôi phục, bảo tồn và phát huy giữ gìn các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, nhất là các loại hình truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer như: loại hình nhạc ngũ âm, các chùa và các trường còn tăng cường day tiếng dân tộc cho con em người Khmer, lưu giữ và bảo tồn kinh lá buông và hằng năm tổ chức lễ hội đua bò truyền thống của đồng bào dân tộc,... Từ đó, góp phần làm giàu thêm các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu hưởng thu đời sống tinh thần của người dân một cách phong phú, sinh động./.
Xã An Cư là một địa phương miền núi, dân tộc, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 30% dân số, nhưng với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị địa phương, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư tiếp tục được duy trì và từng bước nâng cao chất lượng. Năm 2016, qua công tác điều tra, bình xét toàn xã có 2.219/2.568 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa, chiếm 83% dân số, trong đó có 249 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa tiên tiến, đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch trong năm.
Ngoài ra, phong trào còn là nguồn lực khôi phục, bảo tồn và phát huy giữ gìn các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, nhất là các loại hình truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer như: loại hình nhạc ngũ âm, các chùa và các trường còn tăng cường day tiếng dân tộc cho con em người Khmer, lưu giữ và bảo tồn kinh lá buông và hằng năm tổ chức lễ hội đua bò truyền thống của đồng bào dân tộc,... Từ đó, góp phần làm giàu thêm các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu hưởng thu đời sống tinh thần của người dân một cách phong phú, sinh động./.
Hữu Ngọc