Làm theo gương Bác Hồ
Bài học từ mẩu chuyện “giờ chú tuyên truyền gì?”
- Được đăng: Thứ tư, 15 Tháng 6 2016 15:23
- Lượt xem: 9138
(TGAG)- Nhân dân Việt Nam và thế giới ngưỡng mộ phong cách sinh hoạt giản dị, thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tác giả nước ngoài đã viết: Cuộc sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự gần gũi với nhân dân là đặc trưng cho tình yêu đối với đất nước của một Con Người đã trở thành huyền thoại ngay trong cả cuộc sống đời thường của mình.
Mẩu chuyện “Giờ chú tuyên truyền gì?” thể hiện sinh động về sự giản dị, gần gũi khi Bác đến thăm một gia đình cán bộ xã. Nội dung câu chuyện được anh cán bộ kể lại như sau:
“Khi đã đông đủ gia đình, Bác bảo chụp ảnh làm kỷ niệm. Ông tôi sung sướng quá đứng lặng người đi trước vinh dự ấy.
Chụp ảnh xong, Người dặn:
- Tôi sẽ ăn cơm trưa với gia đình, nhà ăn thế nào tôi sẽ ăn thế.
Mẹ tôi và chị Thanh có mua thêm con gà làm cơm. Khi mang cơm lên, Bác ngạc nhiên gọi chị Thanh lại:
- Cô làm thế nào mà hóa cỗ thế này? Nay cô làm thế này, mai tới nơi khác cô bảo nhân dân giết bò, để đãi tôi chăng?
Chị Thanh lo quá, mẹ tôi phân trần:
- Đất lề, quê thói, mỗi khi nhà có khách đều tỏ lòng kính trọng …
Bác bảo dọn cơm cả gia đình cùng ăn. Nghe lời Bác, gia đình tôi cử người lên ăn cùng với Bác.
Chiều hôm ấy, đồng chí trong Ủy ban xã cùng một vài cán bộ huyện về công tác tới chào Bác.
Quen như mọi khi có cán bộ cấp trên tới, chúng tôi chuẩn bị sẵn trong đầu báo cáo về tình hình trong xã. Không ngờ mở đầu Bác hỏi:
- Xã chú có bao nhiêu mẫu ruộng? Hai vụ chiêm, mùa gieo hết bao nhiêu giống? Thu hoạch được bao nhiêu?
Lúc ấy chúng tôi đâu đã có kế hoạch sản xuất! Nên trước câu hỏi của Bác, chúng tôi đành chịu, không biết đằng nào mà thưa cả.
Bác lại hỏi:
- Đời sống bây giờ khác trước ra sao? Có bao nhiêu gia đình khá, bình thường, còn đói kém? Cái này thì có thể hiểu được. Chúng tôi báo cáo với Bác con số ước lượng.
Bác không bằng lòng. Người bảo:
- Các chú phụ trách xã mà cái sống còn nhất lại không rõ thì còn nói gì nữa.
Lúc ấy đồng chí Chuyên vừa tới, vào chào Bác. Người hỏi ngay:
- Chú làm công tác gì?
- Dạ, tuyên truyền ạ!
- Giờ chú tuyên truyền gì?
- Chương trình Việt Minh ạ.
- Bây giờ phải tuyên truyền về Hiến pháp – Bác bổ sung”.
Qua mẩu chuyện trên, chúng ta rút ra 04 bài học đó là: Bài học về phong cách giản dị, bình dân, tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí của Bác Hồ. Bài học về tư tưởng, phong cách gần dân, hiểu dân, sát dân, thân dân, yêu thương Nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân. Bài học của Bác dạy về tuyên truyền và bài học về phương pháp phê bình cán bộ cấp dưới nhẹ nhàng, tinh tế của Bác.
Từ bốn bài học trên, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên, tự giác học tập và làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể trong công tác và sinh hoạt hàng ngày như:
Một là, khi về địa phương, đơn vị công tác, cần phải nhận thức trách nhiệm, bổn phận, phải làm tốt chức trách và nhiệm vụ được phân công. Phải thể hiện phong cách gần dân, giản dị khi tiếp xúc với cán bộ, đảng viên và Nhân dân, xem đây là cơ hội được học tập, tiếp nhận nhiều thông tin bổ ích từ thực tiễn cuộc sống để tích lũy thêm kinh nghiệm làm tốt hơn chức trách, nhiệm vụ được phân công. Nếu địa phương vì hiếu khách mời dùng cơm, chủ đãi gì ta dùng nấy, tuyệt đối không được “gợi ý” gây tốn kém, lãng phí tiền của địa phương.
Hai là, muốn Nhân dân tin yêu, quý trọng, thì cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần phục vụ Nhân dân, làm những việc có ích cho dân, việc gì có hại cho dân dù việc nhỏ cũng phải hết sức tránh. Có ý thức, thái độ đúng đắn với Nhân dân, cầu thị và có thiện chí gần dân, thân dân, sát dân, hiểu dân, trọng dân, học dân, lễ độ với dân. Khi tham mưu, đề xuất, ban hành chủ trương, chính sách phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng của Nhân dân và phải phù hợp với thực tế cuộc sống.
Ba là, để công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng thiết thực, hiệu quả, thuyết phục, tránh hình thức, lãng phí thời gian và tiền bạc của Nhân dân, cán bộ tuyên truyền nên sử dụng chính bài học và kinh nghiệm tuyên truyền mà Bác chỉ dạy: Tuyên truyền cho ai?, tuyên truyền cái gì?, tuyên truyền cách thế nào? ai tuyên truyền? và tuyên truyền để làm gì?. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, công tác tuyên truyền cần phải nhanh nhạy, đúng định hướng, nội dung phải bám sát chủ đề, chủ điểm, thông tin nhiều chiều, đáp ứng được yêu cầu của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Thứ tư, khi tiến hành phê bình đồng chí, đồng đội phải xuất phát từ động cơ trong sáng, bằng tình yêu thương, tinh thần xây dựng. Chỉ phê bình việc làm sai, chứ không phê bình con người. Trên cơ sở thực hiện được tự phê bình và phê bình như vậy, nhất định đảng viên sẽ cảm kích, tâm phục, tự giác sửa chữa khuyết điểm và tiến bộ./.
Trường Giang
Mẩu chuyện “Giờ chú tuyên truyền gì?” thể hiện sinh động về sự giản dị, gần gũi khi Bác đến thăm một gia đình cán bộ xã. Nội dung câu chuyện được anh cán bộ kể lại như sau:
“Khi đã đông đủ gia đình, Bác bảo chụp ảnh làm kỷ niệm. Ông tôi sung sướng quá đứng lặng người đi trước vinh dự ấy.
Chụp ảnh xong, Người dặn:
- Tôi sẽ ăn cơm trưa với gia đình, nhà ăn thế nào tôi sẽ ăn thế.
Mẹ tôi và chị Thanh có mua thêm con gà làm cơm. Khi mang cơm lên, Bác ngạc nhiên gọi chị Thanh lại:
- Cô làm thế nào mà hóa cỗ thế này? Nay cô làm thế này, mai tới nơi khác cô bảo nhân dân giết bò, để đãi tôi chăng?
Chị Thanh lo quá, mẹ tôi phân trần:
- Đất lề, quê thói, mỗi khi nhà có khách đều tỏ lòng kính trọng …
Bác bảo dọn cơm cả gia đình cùng ăn. Nghe lời Bác, gia đình tôi cử người lên ăn cùng với Bác.
Chiều hôm ấy, đồng chí trong Ủy ban xã cùng một vài cán bộ huyện về công tác tới chào Bác.
Quen như mọi khi có cán bộ cấp trên tới, chúng tôi chuẩn bị sẵn trong đầu báo cáo về tình hình trong xã. Không ngờ mở đầu Bác hỏi:
- Xã chú có bao nhiêu mẫu ruộng? Hai vụ chiêm, mùa gieo hết bao nhiêu giống? Thu hoạch được bao nhiêu?
Lúc ấy chúng tôi đâu đã có kế hoạch sản xuất! Nên trước câu hỏi của Bác, chúng tôi đành chịu, không biết đằng nào mà thưa cả.
Bác lại hỏi:
- Đời sống bây giờ khác trước ra sao? Có bao nhiêu gia đình khá, bình thường, còn đói kém? Cái này thì có thể hiểu được. Chúng tôi báo cáo với Bác con số ước lượng.
Bác không bằng lòng. Người bảo:
- Các chú phụ trách xã mà cái sống còn nhất lại không rõ thì còn nói gì nữa.
Lúc ấy đồng chí Chuyên vừa tới, vào chào Bác. Người hỏi ngay:
- Chú làm công tác gì?
- Dạ, tuyên truyền ạ!
- Giờ chú tuyên truyền gì?
- Chương trình Việt Minh ạ.
- Bây giờ phải tuyên truyền về Hiến pháp – Bác bổ sung”.
Qua mẩu chuyện trên, chúng ta rút ra 04 bài học đó là: Bài học về phong cách giản dị, bình dân, tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí của Bác Hồ. Bài học về tư tưởng, phong cách gần dân, hiểu dân, sát dân, thân dân, yêu thương Nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân. Bài học của Bác dạy về tuyên truyền và bài học về phương pháp phê bình cán bộ cấp dưới nhẹ nhàng, tinh tế của Bác.
Từ bốn bài học trên, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên, tự giác học tập và làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể trong công tác và sinh hoạt hàng ngày như:
Một là, khi về địa phương, đơn vị công tác, cần phải nhận thức trách nhiệm, bổn phận, phải làm tốt chức trách và nhiệm vụ được phân công. Phải thể hiện phong cách gần dân, giản dị khi tiếp xúc với cán bộ, đảng viên và Nhân dân, xem đây là cơ hội được học tập, tiếp nhận nhiều thông tin bổ ích từ thực tiễn cuộc sống để tích lũy thêm kinh nghiệm làm tốt hơn chức trách, nhiệm vụ được phân công. Nếu địa phương vì hiếu khách mời dùng cơm, chủ đãi gì ta dùng nấy, tuyệt đối không được “gợi ý” gây tốn kém, lãng phí tiền của địa phương.
Hai là, muốn Nhân dân tin yêu, quý trọng, thì cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần phục vụ Nhân dân, làm những việc có ích cho dân, việc gì có hại cho dân dù việc nhỏ cũng phải hết sức tránh. Có ý thức, thái độ đúng đắn với Nhân dân, cầu thị và có thiện chí gần dân, thân dân, sát dân, hiểu dân, trọng dân, học dân, lễ độ với dân. Khi tham mưu, đề xuất, ban hành chủ trương, chính sách phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng của Nhân dân và phải phù hợp với thực tế cuộc sống.
Ba là, để công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng thiết thực, hiệu quả, thuyết phục, tránh hình thức, lãng phí thời gian và tiền bạc của Nhân dân, cán bộ tuyên truyền nên sử dụng chính bài học và kinh nghiệm tuyên truyền mà Bác chỉ dạy: Tuyên truyền cho ai?, tuyên truyền cái gì?, tuyên truyền cách thế nào? ai tuyên truyền? và tuyên truyền để làm gì?. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, công tác tuyên truyền cần phải nhanh nhạy, đúng định hướng, nội dung phải bám sát chủ đề, chủ điểm, thông tin nhiều chiều, đáp ứng được yêu cầu của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Thứ tư, khi tiến hành phê bình đồng chí, đồng đội phải xuất phát từ động cơ trong sáng, bằng tình yêu thương, tinh thần xây dựng. Chỉ phê bình việc làm sai, chứ không phê bình con người. Trên cơ sở thực hiện được tự phê bình và phê bình như vậy, nhất định đảng viên sẽ cảm kích, tâm phục, tự giác sửa chữa khuyết điểm và tiến bộ./.
Trường Giang