Nghiên cứu, biên soạn phần vùng đất và con người trong Lịch sử Đảng bộ
- Được đăng: Thứ ba, 18 Tháng 7 2017 14:22
- Lượt xem: 5165
(TGAG)- Lịch sử Đảng bộ là một bộ phận của lịch sử toàn Đảng, thể hiện sinh động và cụ thể chủ trương, đường lối, tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm, bổ sung lý luận của Đảng. Do đó, khi nghiên cứu, biên soạn cần “quán triệt, thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh”, “quán triệt sâu sắc quan điểm khoa học biện chứng, khách quan, toàn diện, cụ thể, tôn trọng sự thật”.
Trong lịch sử Đảng bộ có phần giới thiệu về vùng đất và con người của địa phương, trình bày khái quát về tự nhiên, con người, lịch sử truyền thống, bản sắc văn hóa, đời sống kinh tế - xã hội... của địa phương. Nghiên cứu, biên soạn phần này, chúng ta cần chú ý các vấn đề sau:
Về vùng đất, cần tập trung thể hiện được ba nội dung chính:
Nội dung thứ nhất, trình bày chi tiết lịch sử hình thành vùng đất. Phân tích, giải thích về nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh; quá trình khẩn hoang, lập làng, khắc phục thiên tai... Đồng thời, nêu những nhân vật, sự kiện, các công trình giao thông, thủy lợi... tiêu biểu trên địa bàn.
Trong nội dung này, chúng ta cần thống nhất khẳng định lịch sử chứng minh vùng đất Nam Bộ là một phần của lãnh thổ Việt Nam: Khoảng sáu thế kỷ đầu công nguyên, vùng đất Nam Bộ ngày xưa là trung tâm của nước Phù Nam. Phù Nam phát triển thành một đế chế (khoảng thế kỷ III-VI) gồm Nam Bộ Việt Nam, Campuchia, một phần Nam Lào, một phần Thái Lan và bán đảo Malacca. Cư dân chủ thể là nhóm người Mã Lai - Đa Đảo ven biển. Di vật văn hóa Óc Eo là di tích văn hóa vật thể của Phù Nam. Lợi dụng cơ hội Phù Nam suy yếu, đầu thế kỷ VII, Chân Lạp (do người Khmer xây dựng) - thuộc quốc của đế chế Phù Nam, đánh chiếm phần lãnh thổ của Phù Nam ở vùng hạ lưu sông Mê Kong - vùng Nam Bộ Việt Nam. Vùng đất Nam Bộ bị phụ thuộc vào Chân Lạp và được gọi là Thủy Chân Lạp để phân biệt với vùng đất Lục Chân Lạp - vùng đất gốc của nước Chân Lạp. Ngoài ra, từ nửa sau thế kỷ VIII (đến năm 802), bằng chiến tranh, nước Srivijaya (của người Java) kiểm soát vùng đất Nam Bộ.
Do phải tập trung khai phá vùng đất gốc Lục Chân Lạp, chiến tranh với Chămpa, đối phó với quân Xiêm xâm lấn, nên vùng đất Nam Bộ ngày xưa hầu như không được Chân Lạp quan tâm quản lý, khai phá, dấu ấn Chân Lạp trên vùng đất phía Nam không nhiều và ảnh hưởng văn minh Angkor ở vùng này không đậm nét.
Từ đầu thế kỷ XVII, đã có lưu dân người Việt ở vùng đất Thuận - Quảng đến Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai (Biên Hòa) khai khẩn đất hoang, lập ra những làng người Việt trên vùng này. Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho Quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II. Chúa Nguyễn trở thành chỗ dựa cho vua Chân Lạp để đối phó với nước Xiêm. Đồng thời cư dân Việt ở vùng đất Nam bộ tự do khai khẩn đất, làm ăn sinh sống. Năm 1623, Chúa Nguyễn đã lập thương điếm ở vị trí tương ứng với Sài Gòn để thu thuế. Vào thời điểm đó, cư dân Việt đã có mặt hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn.
Sau năm 1628, người Việt tiến hành khai phá những vùng đất hoang hóa ở đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện cho chúa Nguyễn thiết lập quyền kiểm soát chính thức trên những vùng đất cư dân Việt đã dựng nghiệp. Từ năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần cho nhóm Dương Ngạn Địch (người Quảng Tây) tổ chức việc khai phá và phát triển kinh tế vùng lưu vực sông Tiền Giang - Mỹ Tho; nhóm Trần Thượng Xuyên (người Quảng Đông) chiêu dân tiếp tục mở mang vùng Biên Hòa - Đồng Nai. Vùng đất trải dài từ Bà Rịa đến sông Tiền Giang, vốn đã được cư dân người Việt đến sinh cơ lập nghiệp trước, nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế quan trọng với nhiều làng mạc trù phú, phố phường sầm uất, hải cảng nhộn nhịp. Cùng thời gian này, Mạc Cửu (người Quảng Đông) đến vùng Mang Khảm lập thành 7 xã, thôn, cải tạo vùng đất Hà Tiên - Long Xuyên - Bạc Liêu - Cà Mau (được gọi chung là Hà Tiên) thành nơi buôn bán sầm uất. Năm 1708, Mạc Cửu đã xin và được nội thuộc vào triều đình chúa Nguyễn. Đến năm 1757, khi đất Tầm Phong Long (tương đương với vùng Tứ Giác Long Xuyên) được vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn thì quá trình xác lập chủ quyền, thụ đắc lãnh thổ thông qua khai phá hòa bình kết hợp với đàm phán ngoại giao của người Việt trên vùng đất Nam Bộ cơ bản hoàn thành.
Nội dung thứ hai, trình bày sự thay đổi địa giới hành chính địa phương qua các thời kỳ lịch sử. Cần thể hiện rõ sự chia tách, sáp nhập, thay đổi địa giới hành chính của địa phương trong lịch sử, nhất là sự phân chia của lực lượng cách mạng và của chính quyền thực dân, đế quốc. Khi biên soạn phần này, thường có sự nhầm lẫn giữa thời gian ban hành văn bản với thời gian chính thức chia tách, sáp nhập; sự phân chia địa giới hành chính của chính quyền cách mạng với sự phân chia của thực dân Pháp và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Để đảm bảo chính xác và thống nhất, chúng ta cần tra cứu kỹ các tài liệu thành văn chính thức, các ấn phẩm lịch sử Đảng bộ của tỉnh, huyện, các địa phương lân cận và tham khảo ý kiến của nhân chứng lịch sử, nguyên lãnh đạo địa phương, từ đó thống nhất xác định thời gian chia tách, sáp nhập, địa giới và đơn vị hành chính cấp huyện, tỉnh mà địa phương trực thuộc trong lịch sử.
Nội dung thứ ba, khái quát điều kiện tự nhiên hiện nay. Bao gồm vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của địa phương. Về vị trí cần xác định nơi tiếp giáp hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của địa phương để người đọc hình dung được vị trí địa lý. Phần đặc điểm tự nhiên trình bày thật ngắn gọn, xúc tích đặc điểm đất đai, địa hình và khí hậu, hệ thống thủy văn, tài nguyên thiên nhiên...
Về con người, tập trung thể hiện hai nội dung chính sau:
Nội dung thứ nhất, khái quát về đời sống kinh tế: về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, đóng góp của các ngành vào kinh tế chung của địa phương. Những ngành truyền thống, thế mạnh, mũi nhọn về kinh tế của địa phương...
Nội dung thứ hai, khái quát về văn hóa - xã hội. Trong nội dung này, cần trình bày dân số; thành phần, sự phân bố của các dân tộc; phong tục tập quán; tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống văn hóa... Quan tâm trình bày nét đặc thù của địa phương để có thể nhận diện, phân biệt với các địa phương khác; giới thiệu các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng của địa phương... Từ đó khẳng định truyền thống đoàn kết, yêu nước của các dân tộc cùng cộng cư lâu đời, trải qua muôn vàn khó khăn, gian khổ khai hoang lập làng, chống ngoại xâm, cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước.
Để nghiên cứu, biên soạn phần vùng đất và con người, chúng ta phải tích cực tham khảo nhiều nguồn thông tin. Trong đó, sách lịch sử là nguồn sử liệu rất quan trọng, có thể tham khảo những ấn phẩm nghiên cứu về lịch sử nói chung như: Đại Việt sử ký toàn thư (Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2000), Đại Việt sử ký tiền biên (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 2007), Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007), Việt Nam sử lược (Trần Trọng Kim, Nhà xuất bản Thanh hóa, năm 2006), Đại Việt địa dư toàn biên (Viện Sử học và Nhà xuất bản Văn hóa, năm 1997), Vùng đất Nam Bộ quá trình hình thành và phát triển (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, năm 2017)... và các ấn phẩm lịch sử tỉnh: Địa phương chí tỉnh An Giang (Tòa Hành chánh An Giang xuất bản trước năm 1975), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn An Giang (Nguyễn Đình Đầu, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995), Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang gồm 3 tập (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, năm 2007, 2010); Địa chí An Giang (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, năm 2013)./.
Trong lịch sử Đảng bộ có phần giới thiệu về vùng đất và con người của địa phương, trình bày khái quát về tự nhiên, con người, lịch sử truyền thống, bản sắc văn hóa, đời sống kinh tế - xã hội... của địa phương. Nghiên cứu, biên soạn phần này, chúng ta cần chú ý các vấn đề sau:
Về vùng đất, cần tập trung thể hiện được ba nội dung chính:
Nội dung thứ nhất, trình bày chi tiết lịch sử hình thành vùng đất. Phân tích, giải thích về nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh; quá trình khẩn hoang, lập làng, khắc phục thiên tai... Đồng thời, nêu những nhân vật, sự kiện, các công trình giao thông, thủy lợi... tiêu biểu trên địa bàn.
Trong nội dung này, chúng ta cần thống nhất khẳng định lịch sử chứng minh vùng đất Nam Bộ là một phần của lãnh thổ Việt Nam: Khoảng sáu thế kỷ đầu công nguyên, vùng đất Nam Bộ ngày xưa là trung tâm của nước Phù Nam. Phù Nam phát triển thành một đế chế (khoảng thế kỷ III-VI) gồm Nam Bộ Việt Nam, Campuchia, một phần Nam Lào, một phần Thái Lan và bán đảo Malacca. Cư dân chủ thể là nhóm người Mã Lai - Đa Đảo ven biển. Di vật văn hóa Óc Eo là di tích văn hóa vật thể của Phù Nam. Lợi dụng cơ hội Phù Nam suy yếu, đầu thế kỷ VII, Chân Lạp (do người Khmer xây dựng) - thuộc quốc của đế chế Phù Nam, đánh chiếm phần lãnh thổ của Phù Nam ở vùng hạ lưu sông Mê Kong - vùng Nam Bộ Việt Nam. Vùng đất Nam Bộ bị phụ thuộc vào Chân Lạp và được gọi là Thủy Chân Lạp để phân biệt với vùng đất Lục Chân Lạp - vùng đất gốc của nước Chân Lạp. Ngoài ra, từ nửa sau thế kỷ VIII (đến năm 802), bằng chiến tranh, nước Srivijaya (của người Java) kiểm soát vùng đất Nam Bộ.
Do phải tập trung khai phá vùng đất gốc Lục Chân Lạp, chiến tranh với Chămpa, đối phó với quân Xiêm xâm lấn, nên vùng đất Nam Bộ ngày xưa hầu như không được Chân Lạp quan tâm quản lý, khai phá, dấu ấn Chân Lạp trên vùng đất phía Nam không nhiều và ảnh hưởng văn minh Angkor ở vùng này không đậm nét.
Từ đầu thế kỷ XVII, đã có lưu dân người Việt ở vùng đất Thuận - Quảng đến Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai (Biên Hòa) khai khẩn đất hoang, lập ra những làng người Việt trên vùng này. Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho Quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II. Chúa Nguyễn trở thành chỗ dựa cho vua Chân Lạp để đối phó với nước Xiêm. Đồng thời cư dân Việt ở vùng đất Nam bộ tự do khai khẩn đất, làm ăn sinh sống. Năm 1623, Chúa Nguyễn đã lập thương điếm ở vị trí tương ứng với Sài Gòn để thu thuế. Vào thời điểm đó, cư dân Việt đã có mặt hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn.
Sau năm 1628, người Việt tiến hành khai phá những vùng đất hoang hóa ở đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện cho chúa Nguyễn thiết lập quyền kiểm soát chính thức trên những vùng đất cư dân Việt đã dựng nghiệp. Từ năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần cho nhóm Dương Ngạn Địch (người Quảng Tây) tổ chức việc khai phá và phát triển kinh tế vùng lưu vực sông Tiền Giang - Mỹ Tho; nhóm Trần Thượng Xuyên (người Quảng Đông) chiêu dân tiếp tục mở mang vùng Biên Hòa - Đồng Nai. Vùng đất trải dài từ Bà Rịa đến sông Tiền Giang, vốn đã được cư dân người Việt đến sinh cơ lập nghiệp trước, nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế quan trọng với nhiều làng mạc trù phú, phố phường sầm uất, hải cảng nhộn nhịp. Cùng thời gian này, Mạc Cửu (người Quảng Đông) đến vùng Mang Khảm lập thành 7 xã, thôn, cải tạo vùng đất Hà Tiên - Long Xuyên - Bạc Liêu - Cà Mau (được gọi chung là Hà Tiên) thành nơi buôn bán sầm uất. Năm 1708, Mạc Cửu đã xin và được nội thuộc vào triều đình chúa Nguyễn. Đến năm 1757, khi đất Tầm Phong Long (tương đương với vùng Tứ Giác Long Xuyên) được vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn thì quá trình xác lập chủ quyền, thụ đắc lãnh thổ thông qua khai phá hòa bình kết hợp với đàm phán ngoại giao của người Việt trên vùng đất Nam Bộ cơ bản hoàn thành.
Nội dung thứ hai, trình bày sự thay đổi địa giới hành chính địa phương qua các thời kỳ lịch sử. Cần thể hiện rõ sự chia tách, sáp nhập, thay đổi địa giới hành chính của địa phương trong lịch sử, nhất là sự phân chia của lực lượng cách mạng và của chính quyền thực dân, đế quốc. Khi biên soạn phần này, thường có sự nhầm lẫn giữa thời gian ban hành văn bản với thời gian chính thức chia tách, sáp nhập; sự phân chia địa giới hành chính của chính quyền cách mạng với sự phân chia của thực dân Pháp và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Để đảm bảo chính xác và thống nhất, chúng ta cần tra cứu kỹ các tài liệu thành văn chính thức, các ấn phẩm lịch sử Đảng bộ của tỉnh, huyện, các địa phương lân cận và tham khảo ý kiến của nhân chứng lịch sử, nguyên lãnh đạo địa phương, từ đó thống nhất xác định thời gian chia tách, sáp nhập, địa giới và đơn vị hành chính cấp huyện, tỉnh mà địa phương trực thuộc trong lịch sử.
Nội dung thứ ba, khái quát điều kiện tự nhiên hiện nay. Bao gồm vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của địa phương. Về vị trí cần xác định nơi tiếp giáp hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của địa phương để người đọc hình dung được vị trí địa lý. Phần đặc điểm tự nhiên trình bày thật ngắn gọn, xúc tích đặc điểm đất đai, địa hình và khí hậu, hệ thống thủy văn, tài nguyên thiên nhiên...
Về con người, tập trung thể hiện hai nội dung chính sau:
Nội dung thứ nhất, khái quát về đời sống kinh tế: về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, đóng góp của các ngành vào kinh tế chung của địa phương. Những ngành truyền thống, thế mạnh, mũi nhọn về kinh tế của địa phương...
Nội dung thứ hai, khái quát về văn hóa - xã hội. Trong nội dung này, cần trình bày dân số; thành phần, sự phân bố của các dân tộc; phong tục tập quán; tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống văn hóa... Quan tâm trình bày nét đặc thù của địa phương để có thể nhận diện, phân biệt với các địa phương khác; giới thiệu các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng của địa phương... Từ đó khẳng định truyền thống đoàn kết, yêu nước của các dân tộc cùng cộng cư lâu đời, trải qua muôn vàn khó khăn, gian khổ khai hoang lập làng, chống ngoại xâm, cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước.
Để nghiên cứu, biên soạn phần vùng đất và con người, chúng ta phải tích cực tham khảo nhiều nguồn thông tin. Trong đó, sách lịch sử là nguồn sử liệu rất quan trọng, có thể tham khảo những ấn phẩm nghiên cứu về lịch sử nói chung như: Đại Việt sử ký toàn thư (Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2000), Đại Việt sử ký tiền biên (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 2007), Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007), Việt Nam sử lược (Trần Trọng Kim, Nhà xuất bản Thanh hóa, năm 2006), Đại Việt địa dư toàn biên (Viện Sử học và Nhà xuất bản Văn hóa, năm 1997), Vùng đất Nam Bộ quá trình hình thành và phát triển (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, năm 2017)... và các ấn phẩm lịch sử tỉnh: Địa phương chí tỉnh An Giang (Tòa Hành chánh An Giang xuất bản trước năm 1975), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn An Giang (Nguyễn Đình Đầu, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995), Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang gồm 3 tập (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, năm 2007, 2010); Địa chí An Giang (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, năm 2013)./.
P.LLCT&LSĐ