Những điều cần quan tâm trong tổ chức tọa đàm về Lịch sử Đảng bộ
- Được đăng: Thứ hai, 27 Tháng 3 2017 15:41
- Lượt xem: 4235
(TGAG)- Công tác tọa đàm có ý nghĩa quan trọng, nhằm thảo luận, bổ sung và thống nhất các sự kiện lịch sử, góp phần đảm bảo chất lượng công trình lịch sử đảng bộ. Các buổi tọa đàm là dịp ban biên soạn đưa các vấn đề lịch sử chưa rõ, chưa thống nhất ra bàn luận công khai, dân chủ, góp phần phản ánh nhân vật, sự kiện lịch sử được chính xác, để có sự thống nhất giữa ban biên soạn và nhân chứng lịch sử, hoàn chỉnh bản thảo lịch sử đảng bộ.
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu có thể phân thành 5 loại tọa đàm: tọa đàm góp ý đề cương chi tiết; tọa đàm góp ý, bổ sung tư liệu; tọa đàm thông qua sơ thảo; tọa đàm thông qua lần cuối trước khi xuất bản; tọa đàm tái bản.
Thành phần tham dự các loại tọa đàm gồm: Chủ trì tọa đàm (bí thư hoặc phó bí thư và trưởng ban biên soạn); ban chỉ đạo; ban biên soạn; ban sưu tầm tài liệu; đại diện cơ quan chuyên môn cấp trên; đại diện các cơ quan có liên quan của địa phương (tùy vào mục đích, yêu cầu tọa đàm để mời); thư ký (là thành viên ban biên soạn).
Các loại tọa đàm đều phải đảm bảo các bước: Tuyên bố lý lo, giới thiệu đại biểu; chủ trì nêu mục đích, yêu cầu, nội dung, chương trình và phương thức tọa đàm; đại diện ban biên soạn báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý bản thảo (nếu có) và gợi ý những nội dung, vấn đề cần tập trung góp ý, cho ý kiến tại tọa đàm; đại biểu tham dự tọa đàm tham gia ý kiến; chủ trì kết luận về kết cấu bản thảo, tên chương, tiết, nội dung cơ bản, những vấn đề còn ý kiến khác nhau tại tọa đàm, chỉ đạo rõ con người thực hiện, thời gian hoàn thành các công việc như: chỉnh lý, bổ sung bản thảo, hoàn chỉnh bản thảo, công việc thời gian tới (tiếp tục tọa đàm hay thông qua cấp ủy hay xin ý kiến thẩm định của cấp trên...).
Các loại tọa đàm đều phải có ghi âm nội dung, chụp ảnh, lập biên bản (ghi chi tiết các nội dung góp ý, nội dung thống nhất, nội dung còn ý kiến khác nhau, nội dung cần xin ý kiến cấp ủy, nội dung cấp ủy cho ý kiến...) có chữ ký của chủ trì, thư ký và đóng dấu.
Để đảm bảo tính hiệu quả và chất lượng, các loại tọa đàm đều phải lưu ý: Bản thảo phải được gửi trước cho các đại biểu từ 20 đến 30 ngày, đồng thời kèm theo gợi ý nêu rõ những vấn đề, sự kiện, nội dung còn ý kiến khác nhau cần trao đổi thống nhất; thông tin thời gian dự kiến tổ chức tọa đàm. Chủ trì tọa đàm luôn chủ động hướng đại biểu vào thảo luận các nội dung đặt ra cần cho ý kiến; chủ động gợi ý các đồng chí lãnh đạo có uy tín, các nhân chứng lịch sử cho ý kiến về các vấn đề còn tranh cải để đi đến thống nhất.
Tuy nhiên, đối với từng loại tọa đàm, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:
Tọa đàm góp ý đề cương chi tiết: Thành phần tham dự chỉ bao gồm ban chỉ đạo, ban biên soạn, ban sưu tầm tài liệu, đại diện chính quyền, mặt trận, đoàn thể. Chủ trì tọa đàm cần gợi ý thảo luận, cho ý kiến về mốc thời gian của công trình, tên chương, tiết, nội dung cơ bản của từng chương, tiết; nội dung chính cần có trong đề cương. Chủ trì cần kết luận những vấn đề đã được thống nhất và chỉ đạo phân công người phụ trách, công việc cần tiếp tục thực hiện, tiến độ thực hiện.
Tọa đàm góp ý, bổ sung tư liệu: Thành phần tham dự ngoài ban chỉ đạo, ban biên soạn, ban sưu tầm tài liệu, đại diện một vài cơ quan có liên quan, cần quan tâm mời đầy đủ các đồng chí nguyên là lãnh đạo qua các thời kỳ, nhân chứng lịch sử, những đồng chí am hiểu lịch sử địa phương. Chủ trì tọa đàm cần gợi ý đại biểu bổ sung tư liệu và góp ý tập trung vào sự kiện chưa có trong bản thảo, các sự kiện lịch sử còn ít tư liệu, sự kiện còn chưa rõ. Chủ trì kết luận làm rõ những vấn đề được đặt ra, thống nhất những đánh giá, nhận định về sự kiện, chủ trương, đường lối, quan điểm của đảng bộ; chỉ đạo công việc cần tiếp tục thực hiện, tiến độ thực hiện.
Tọa đàm thông qua sơ thảo: Thành phần tham dự ngoài ban chỉ đạo, ban biên soạn, ban sưu tầm tài liệu, đại diện một vài cơ quan có liên quan, cần quan tâm mời đại diện cơ quan chuyên môn cấp trên, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của đảng bộ qua các thời kỳ và nhân chứng lịch sử tiêu biểu. Chủ trì tọa đàm cần gợi ý cho ý kiến những vấn đề, sự kiện còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất. Chủ trì cần kết luận chốt lại từng vấn đề đặt ra, thống nhất đánh giá nhận định từng sự kiện, chủ trương, quan điểm của đảng bộ còn ý kiến khác nhau; chỉ đạo công việc cần tiếp tục thực hiện, tiến độ thực hiện.
Tọa đàm thông qua lần cuối bản thảo trước khi xuất bản: Thành phần tham dự ngoài ban chỉ đạo, ban biên soạn, ban sưu tầm tài liệu, cần quan tâm mời đại diện cơ quan chuyên môn cấp trên, một số đồng chí nguyên lãnh đạo chủ chốt tiêu biểu của đảng bộ. Chủ trì tọa đàm cần gợi ý đại biểu có ý kiến về toàn bộ nội dung, lời nói đầu, bài học kinh nghiệm, lời kết, đồng thời xin ý kiến để xuất bản. Chủ trì cần kết luận chốt lại việc có tiến hành các bước để xuất bản lịch sử đảng bộ được hay chưa; chỉ đạo công việc cần tiếp tục thực hiện, tiến độ thực hiện (thông qua cấp ủy, trình cấp trên thẩm định (thực hiện theo Công văn số 233-CV/BTGTU ngày 01/6/2016 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy), xin phép xuất bản, thời gian phát hành...).
Tọa đàm tái bản: Thành phần tham dự ngoài ban chỉ đạo, ban biên soạn, ban sưu tầm tài liệu, cần quan tâm mời đại diện các cơ quan có liên quan của địa phương, cơ quan chuyên môn cấp trên, một số đồng chí nguyên lãnh đạo chủ chốt của đảng bộ và nhân chứng tiêu biểu. Chủ trì tọa đàm cần gợi ý những nội dung cần khai thác tư liệu bổ sung hoặc còn ý kiến khác nhau để đưa ra xin ý kiến; kết luận thống nhất từng nội dung cần bổ sung, điều chỉnh (như tên công trình, mốc giai đoạn, bố cục...). Đối với những ý kiến đề nghị điều chỉnh, thay đổi, bổ sung nội dung lịch sử đã được xuất bản (nhất là giai đoạn kháng chiến) hay nội dung ảnh hưởng đến an ninh chính trị, thông tin mật, cần phải hết sức cẩn trọng, phải bàn bạc kỹ, nếu thật sự cần điều chỉnh, bổ sung cho đúng sự thật phải trình bày đầy đủ cho cấp ủy quyết định./.
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu có thể phân thành 5 loại tọa đàm: tọa đàm góp ý đề cương chi tiết; tọa đàm góp ý, bổ sung tư liệu; tọa đàm thông qua sơ thảo; tọa đàm thông qua lần cuối trước khi xuất bản; tọa đàm tái bản.
Thành phần tham dự các loại tọa đàm gồm: Chủ trì tọa đàm (bí thư hoặc phó bí thư và trưởng ban biên soạn); ban chỉ đạo; ban biên soạn; ban sưu tầm tài liệu; đại diện cơ quan chuyên môn cấp trên; đại diện các cơ quan có liên quan của địa phương (tùy vào mục đích, yêu cầu tọa đàm để mời); thư ký (là thành viên ban biên soạn).
Các loại tọa đàm đều phải đảm bảo các bước: Tuyên bố lý lo, giới thiệu đại biểu; chủ trì nêu mục đích, yêu cầu, nội dung, chương trình và phương thức tọa đàm; đại diện ban biên soạn báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý bản thảo (nếu có) và gợi ý những nội dung, vấn đề cần tập trung góp ý, cho ý kiến tại tọa đàm; đại biểu tham dự tọa đàm tham gia ý kiến; chủ trì kết luận về kết cấu bản thảo, tên chương, tiết, nội dung cơ bản, những vấn đề còn ý kiến khác nhau tại tọa đàm, chỉ đạo rõ con người thực hiện, thời gian hoàn thành các công việc như: chỉnh lý, bổ sung bản thảo, hoàn chỉnh bản thảo, công việc thời gian tới (tiếp tục tọa đàm hay thông qua cấp ủy hay xin ý kiến thẩm định của cấp trên...).
Các loại tọa đàm đều phải có ghi âm nội dung, chụp ảnh, lập biên bản (ghi chi tiết các nội dung góp ý, nội dung thống nhất, nội dung còn ý kiến khác nhau, nội dung cần xin ý kiến cấp ủy, nội dung cấp ủy cho ý kiến...) có chữ ký của chủ trì, thư ký và đóng dấu.
Để đảm bảo tính hiệu quả và chất lượng, các loại tọa đàm đều phải lưu ý: Bản thảo phải được gửi trước cho các đại biểu từ 20 đến 30 ngày, đồng thời kèm theo gợi ý nêu rõ những vấn đề, sự kiện, nội dung còn ý kiến khác nhau cần trao đổi thống nhất; thông tin thời gian dự kiến tổ chức tọa đàm. Chủ trì tọa đàm luôn chủ động hướng đại biểu vào thảo luận các nội dung đặt ra cần cho ý kiến; chủ động gợi ý các đồng chí lãnh đạo có uy tín, các nhân chứng lịch sử cho ý kiến về các vấn đề còn tranh cải để đi đến thống nhất.
Tuy nhiên, đối với từng loại tọa đàm, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:
Tọa đàm góp ý đề cương chi tiết: Thành phần tham dự chỉ bao gồm ban chỉ đạo, ban biên soạn, ban sưu tầm tài liệu, đại diện chính quyền, mặt trận, đoàn thể. Chủ trì tọa đàm cần gợi ý thảo luận, cho ý kiến về mốc thời gian của công trình, tên chương, tiết, nội dung cơ bản của từng chương, tiết; nội dung chính cần có trong đề cương. Chủ trì cần kết luận những vấn đề đã được thống nhất và chỉ đạo phân công người phụ trách, công việc cần tiếp tục thực hiện, tiến độ thực hiện.
Tọa đàm góp ý, bổ sung tư liệu: Thành phần tham dự ngoài ban chỉ đạo, ban biên soạn, ban sưu tầm tài liệu, đại diện một vài cơ quan có liên quan, cần quan tâm mời đầy đủ các đồng chí nguyên là lãnh đạo qua các thời kỳ, nhân chứng lịch sử, những đồng chí am hiểu lịch sử địa phương. Chủ trì tọa đàm cần gợi ý đại biểu bổ sung tư liệu và góp ý tập trung vào sự kiện chưa có trong bản thảo, các sự kiện lịch sử còn ít tư liệu, sự kiện còn chưa rõ. Chủ trì kết luận làm rõ những vấn đề được đặt ra, thống nhất những đánh giá, nhận định về sự kiện, chủ trương, đường lối, quan điểm của đảng bộ; chỉ đạo công việc cần tiếp tục thực hiện, tiến độ thực hiện.
Tọa đàm thông qua sơ thảo: Thành phần tham dự ngoài ban chỉ đạo, ban biên soạn, ban sưu tầm tài liệu, đại diện một vài cơ quan có liên quan, cần quan tâm mời đại diện cơ quan chuyên môn cấp trên, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của đảng bộ qua các thời kỳ và nhân chứng lịch sử tiêu biểu. Chủ trì tọa đàm cần gợi ý cho ý kiến những vấn đề, sự kiện còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất. Chủ trì cần kết luận chốt lại từng vấn đề đặt ra, thống nhất đánh giá nhận định từng sự kiện, chủ trương, quan điểm của đảng bộ còn ý kiến khác nhau; chỉ đạo công việc cần tiếp tục thực hiện, tiến độ thực hiện.
Tọa đàm thông qua lần cuối bản thảo trước khi xuất bản: Thành phần tham dự ngoài ban chỉ đạo, ban biên soạn, ban sưu tầm tài liệu, cần quan tâm mời đại diện cơ quan chuyên môn cấp trên, một số đồng chí nguyên lãnh đạo chủ chốt tiêu biểu của đảng bộ. Chủ trì tọa đàm cần gợi ý đại biểu có ý kiến về toàn bộ nội dung, lời nói đầu, bài học kinh nghiệm, lời kết, đồng thời xin ý kiến để xuất bản. Chủ trì cần kết luận chốt lại việc có tiến hành các bước để xuất bản lịch sử đảng bộ được hay chưa; chỉ đạo công việc cần tiếp tục thực hiện, tiến độ thực hiện (thông qua cấp ủy, trình cấp trên thẩm định (thực hiện theo Công văn số 233-CV/BTGTU ngày 01/6/2016 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy), xin phép xuất bản, thời gian phát hành...).
Tọa đàm tái bản: Thành phần tham dự ngoài ban chỉ đạo, ban biên soạn, ban sưu tầm tài liệu, cần quan tâm mời đại diện các cơ quan có liên quan của địa phương, cơ quan chuyên môn cấp trên, một số đồng chí nguyên lãnh đạo chủ chốt của đảng bộ và nhân chứng tiêu biểu. Chủ trì tọa đàm cần gợi ý những nội dung cần khai thác tư liệu bổ sung hoặc còn ý kiến khác nhau để đưa ra xin ý kiến; kết luận thống nhất từng nội dung cần bổ sung, điều chỉnh (như tên công trình, mốc giai đoạn, bố cục...). Đối với những ý kiến đề nghị điều chỉnh, thay đổi, bổ sung nội dung lịch sử đã được xuất bản (nhất là giai đoạn kháng chiến) hay nội dung ảnh hưởng đến an ninh chính trị, thông tin mật, cần phải hết sức cẩn trọng, phải bàn bạc kỹ, nếu thật sự cần điều chỉnh, bổ sung cho đúng sự thật phải trình bày đầy đủ cho cấp ủy quyết định./.
P.LLCT&LSĐ