Những điều cần quan tâm trong công tác lưu trữ tư liệu Lịch sử Đảng
- Được đăng: Thứ năm, 16 Tháng 2 2017 15:26
- Lượt xem: 3709
(TGAG)- Nhận thức vai trò quan trọng của các nguồn sử liệu đối với sự nghiệp cách mạng, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt chỉ đạo lưu trữ tài liệu của Đảng và Nhà nước. Thông đạt số 1C/VP “về cấm đốt, hủy tài liệu lưu trữ” cấm không được hủy công văn, tài liệu và những hồ sơ, công văn không cần dùng phải gửi về Sở Lưu trữ, bởi đó là “tài liệu có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia”.
Đồng chí Trường Chinh, người đặt nền móng xây dựng Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương đã khẳng định công tác tư liệu lịch sử là một “công tác chính và cần đi trước một bước”. Trong công tác nghiên cứu Lịch sử Đảng, công tác tư liệu, tài liệu lưu trữ và công tác nghiên cứu như “hai lá phổi”, cần sưu tầm, thu thập đầy đủ những tài liệu cơ bản, các tài liệu gốc của Đảng.
Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định vai trò quan trọng của công tác lưu trữ: “tư liệu lịch sử vô cùng quý giá nếu không được ghi chép đầy đủ, lưu giữ cẩn thận (và có kế hoạch sử dụng tốt nhất) cho sự nghiệp xây dựng nền tảng văn hóa thì thật lãng phí. Mai sau dù giàu có cũng không mua được”.
Tuy nhiên thời gian qua công tác lưu trữ tư liệu lịch sử còn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến nguồn tài liệu lịch sử hư hỏng, thất thoát, thậm chí một số nơi Văn kiện Đại hội gần nhất cũng không còn.
Khai thác, sử dụng và phát huy giá trị của tư liệu là yêu cầu cấp bách hiện nay. Các địa phương cần nâng cao nhận thức về tính cấp thiết của việc thu thập, bảo quản và khai thác tài liệu có giá trị lịch sử, tài liệu quý hiếm, có kế hoạch sưu tầm, lưu trữ, bảo quản, chống hư hỏng, thất thoát.
Có 3 loại tư liệu chủ yếu cần sưu tầm đầy đủ là tài liệu thành văn, hồi ký - chuyện kể, ấn phẩm lịch sử và hình ảnh có liên quan.
Tài liệu thành văn bao gồm văn kiện Đảng (văn kiện các kỳ đại hội Đảng bộ và Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ), các nghị quyết, quyết định, thông báo, chương trình, kế hoạch... của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực. Biên bản các kỳ Đại hội Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ, Hội nghị Ban Thường vụ. Báo cáo năm, báo cáo chuyên đề của Đảng bộ. Phát biểu của các đồng chí đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, hằng năm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng. Các công trình nghiên cứu khoa học (bao gồm cả sách, tạp chí, kỷ yếu, báo chí...) về những vấn đề của địa phương trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, những tập thể, cá nhân, điển hình, xuất sắc trên các lĩnh vực...
Khối tư liệu trên cần được phân loại, sắp xếp, lưu trữ theo phương pháp khoa học, thống nhất. Tư liệu được phân chia, sắp xếp theo chuyên mục, chuyên đề, lĩnh vực như: thể loại báo cáo, chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, chương trình, quyết định theo từng cấp. Hoạt động đoàn thể, ngành, đơn vị. Lĩnh vực hoạt động binh vận, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự, chính quyền... Những tập thể, cá nhân điển hình, xuất sắc trên các lĩnh vực. Chuyên đề nông thôn mới, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... được sắp xếp theo trình tự thời gian và từng năm. Cách sắp xếp này giúp việc tra cứu, tìm tư liệu được nhanh chóng, chính xác.
Hồi ký - chuyện kể gồm hồi ký hoặc ghi chép của các đồng chí nguyên là lãnh đạo qua các thời kỳ cách mạng, nhân chứng lịch sử... Địa phương cần lập danh sách người cần khai thác hồi ký, chuyện kể (cán bộ lãnh đạo, cơ sở nuôi chứa, quần chúng nhân dân và những người có biết đến các sự kiện lịch sử); chuẩn bị nội dung gợi ý gửi trước cho người được lấy hồi ký; hẹn thời gian, địa điểm gặp gỡ; tiến hành lấy hồi ký, cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm của lịch sử, hạn chế đi sâu tiểu sử cá nhân.
Tiến hành lấy hồi ký - chuyện kể, tùy từng trường hợp mà phân công người phù hợp để liên hệ, đặt bài viết hoặc phỏng vấn (có ghi âm) về sự việc, sự kiện mà các nhân vật lịch sử, nhân chứng lịch sử am tường. Đối với hồi ký cá nhân cần quan tâm hỏi những vấn đề cần làm rõ, cần bổ sung tư liệu, tránh ngắt ngang lời người nói. Đối với hồi ký tập thể (khoảng 4 - 5 người) chú ý chọn người có uy tín làm nòng cốt phát biểu, những ý kiến khác nhau cần kết luận từng vấn đề, sự kiện.
Sau khi thu thập hồi ký - chuyện kể, địa phương đánh máy thành văn bản (thời gian, địa điểm, họ và tên nhân chứng lịch sử, tuổi tác, nội dung, ký xác nhận của người đi lấy tư liệu), sao chép thành nhiều bản (ít nhất là năm bản), qua đó giúp địa phương lưu trữ được bản ghi chép, văn bản giấy và file (văn bản, ghi âm).
Ấn phẩm lịch sử có liên quan cần tham khảo như: Lịch sử Đảng các cấp, ngành, địa phương, nhân vật chí (Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Lịch sử Tây Nam Bộ, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước... Địa chí An Giang, Lịch sử Đảng bộ của tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy An Giang qua các thời kỳ, Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, lịch sử công tác binh vận, lực lượng vũ trang, phụ nữ, công an, thanh niên, biên phòng...) và các ấn phẩm lịch sử của các địa phương lân cận có liên quan đến vùng đất, con người, sự kiện lịch sử của địa phương mình.
Ngoài ra, địa phương cần lưu trữ tư liệu hình ảnh (hình giấy và file hình) về những đồng chí lãnh đạo; về phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân, một số di tích, địa chỉ đỏ, nơi xảy ra các sự kiện lịch sử, hoạt động nuôi chứa cán bộ cách mạng, thành tựu nổi bật phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng đảng; về hoạt động, sinh hoạt nổi bật của các đoàn thể; về thế mạnh, đặc thù của địa phương... đặc biệt quan tâm lưu trữ những hình ảnh quan trọng, quý hiếm.
Để thực hiện tốt công tác lưu trữ tư liệu lịch sử, ngay từ bây giờ các địa phương cần sử dụng các phương tiện hiện đại như máy ảnh, máy ghi âm, máy scan, máy vi tính... để ứng dụng công nghệ tin học lưu trữ tư liệu lâu dài bằng cách ghi các file (văn bản, hình ảnh, ghi âm, video) vào ổ đĩa cứng hoặc đĩa CD, DVD để lưu trữ.
Tư liệu lịch sử Đảng là chứng cứ xác thực của lịch sử hình thành và hoạt động của Đảng, có giá trị đối với nghiên cứu lịch sử nói chung, lịch sử Đảng nói riêng, cần được lưu trữ, bảo quản và khai thác một cách tốt nhất, góp phần quan trọng trong công tác nghiên cứu, biên soạn, nâng cao chất lượng các công trình lịch sử Đảng./.
Đồng chí Trường Chinh, người đặt nền móng xây dựng Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương đã khẳng định công tác tư liệu lịch sử là một “công tác chính và cần đi trước một bước”. Trong công tác nghiên cứu Lịch sử Đảng, công tác tư liệu, tài liệu lưu trữ và công tác nghiên cứu như “hai lá phổi”, cần sưu tầm, thu thập đầy đủ những tài liệu cơ bản, các tài liệu gốc của Đảng.
Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định vai trò quan trọng của công tác lưu trữ: “tư liệu lịch sử vô cùng quý giá nếu không được ghi chép đầy đủ, lưu giữ cẩn thận (và có kế hoạch sử dụng tốt nhất) cho sự nghiệp xây dựng nền tảng văn hóa thì thật lãng phí. Mai sau dù giàu có cũng không mua được”.
Tuy nhiên thời gian qua công tác lưu trữ tư liệu lịch sử còn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến nguồn tài liệu lịch sử hư hỏng, thất thoát, thậm chí một số nơi Văn kiện Đại hội gần nhất cũng không còn.
Khai thác, sử dụng và phát huy giá trị của tư liệu là yêu cầu cấp bách hiện nay. Các địa phương cần nâng cao nhận thức về tính cấp thiết của việc thu thập, bảo quản và khai thác tài liệu có giá trị lịch sử, tài liệu quý hiếm, có kế hoạch sưu tầm, lưu trữ, bảo quản, chống hư hỏng, thất thoát.
Có 3 loại tư liệu chủ yếu cần sưu tầm đầy đủ là tài liệu thành văn, hồi ký - chuyện kể, ấn phẩm lịch sử và hình ảnh có liên quan.
Tài liệu thành văn bao gồm văn kiện Đảng (văn kiện các kỳ đại hội Đảng bộ và Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ), các nghị quyết, quyết định, thông báo, chương trình, kế hoạch... của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực. Biên bản các kỳ Đại hội Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ, Hội nghị Ban Thường vụ. Báo cáo năm, báo cáo chuyên đề của Đảng bộ. Phát biểu của các đồng chí đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, hằng năm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng. Các công trình nghiên cứu khoa học (bao gồm cả sách, tạp chí, kỷ yếu, báo chí...) về những vấn đề của địa phương trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, những tập thể, cá nhân, điển hình, xuất sắc trên các lĩnh vực...
Khối tư liệu trên cần được phân loại, sắp xếp, lưu trữ theo phương pháp khoa học, thống nhất. Tư liệu được phân chia, sắp xếp theo chuyên mục, chuyên đề, lĩnh vực như: thể loại báo cáo, chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, chương trình, quyết định theo từng cấp. Hoạt động đoàn thể, ngành, đơn vị. Lĩnh vực hoạt động binh vận, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự, chính quyền... Những tập thể, cá nhân điển hình, xuất sắc trên các lĩnh vực. Chuyên đề nông thôn mới, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... được sắp xếp theo trình tự thời gian và từng năm. Cách sắp xếp này giúp việc tra cứu, tìm tư liệu được nhanh chóng, chính xác.
Hồi ký - chuyện kể gồm hồi ký hoặc ghi chép của các đồng chí nguyên là lãnh đạo qua các thời kỳ cách mạng, nhân chứng lịch sử... Địa phương cần lập danh sách người cần khai thác hồi ký, chuyện kể (cán bộ lãnh đạo, cơ sở nuôi chứa, quần chúng nhân dân và những người có biết đến các sự kiện lịch sử); chuẩn bị nội dung gợi ý gửi trước cho người được lấy hồi ký; hẹn thời gian, địa điểm gặp gỡ; tiến hành lấy hồi ký, cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm của lịch sử, hạn chế đi sâu tiểu sử cá nhân.
Tiến hành lấy hồi ký - chuyện kể, tùy từng trường hợp mà phân công người phù hợp để liên hệ, đặt bài viết hoặc phỏng vấn (có ghi âm) về sự việc, sự kiện mà các nhân vật lịch sử, nhân chứng lịch sử am tường. Đối với hồi ký cá nhân cần quan tâm hỏi những vấn đề cần làm rõ, cần bổ sung tư liệu, tránh ngắt ngang lời người nói. Đối với hồi ký tập thể (khoảng 4 - 5 người) chú ý chọn người có uy tín làm nòng cốt phát biểu, những ý kiến khác nhau cần kết luận từng vấn đề, sự kiện.
Sau khi thu thập hồi ký - chuyện kể, địa phương đánh máy thành văn bản (thời gian, địa điểm, họ và tên nhân chứng lịch sử, tuổi tác, nội dung, ký xác nhận của người đi lấy tư liệu), sao chép thành nhiều bản (ít nhất là năm bản), qua đó giúp địa phương lưu trữ được bản ghi chép, văn bản giấy và file (văn bản, ghi âm).
Ấn phẩm lịch sử có liên quan cần tham khảo như: Lịch sử Đảng các cấp, ngành, địa phương, nhân vật chí (Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Lịch sử Tây Nam Bộ, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước... Địa chí An Giang, Lịch sử Đảng bộ của tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy An Giang qua các thời kỳ, Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, lịch sử công tác binh vận, lực lượng vũ trang, phụ nữ, công an, thanh niên, biên phòng...) và các ấn phẩm lịch sử của các địa phương lân cận có liên quan đến vùng đất, con người, sự kiện lịch sử của địa phương mình.
Ngoài ra, địa phương cần lưu trữ tư liệu hình ảnh (hình giấy và file hình) về những đồng chí lãnh đạo; về phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân, một số di tích, địa chỉ đỏ, nơi xảy ra các sự kiện lịch sử, hoạt động nuôi chứa cán bộ cách mạng, thành tựu nổi bật phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng đảng; về hoạt động, sinh hoạt nổi bật của các đoàn thể; về thế mạnh, đặc thù của địa phương... đặc biệt quan tâm lưu trữ những hình ảnh quan trọng, quý hiếm.
Để thực hiện tốt công tác lưu trữ tư liệu lịch sử, ngay từ bây giờ các địa phương cần sử dụng các phương tiện hiện đại như máy ảnh, máy ghi âm, máy scan, máy vi tính... để ứng dụng công nghệ tin học lưu trữ tư liệu lâu dài bằng cách ghi các file (văn bản, hình ảnh, ghi âm, video) vào ổ đĩa cứng hoặc đĩa CD, DVD để lưu trữ.
Tư liệu lịch sử Đảng là chứng cứ xác thực của lịch sử hình thành và hoạt động của Đảng, có giá trị đối với nghiên cứu lịch sử nói chung, lịch sử Đảng nói riêng, cần được lưu trữ, bảo quản và khai thác một cách tốt nhất, góp phần quan trọng trong công tác nghiên cứu, biên soạn, nâng cao chất lượng các công trình lịch sử Đảng./.
Phòng LLCT & LSĐ