Truy cập hiện tại

Đang có 50 khách và không thành viên đang online

Sức lan tỏa và nguồn động lực tinh thần to lớn

Nhiều hoạt động dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh năm nay đã thực sự  là điểm nhấn đặc biệt, là sự hội tụ và đỉnh cao của đợt sinh hoạt tư tưởng chính trị lớn nhất trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta hiện nay. Đó là nguồn động lực tinh thần tinh thần to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên con đường độc lập dân tộc và CNXH

Hướng tới sự kiện này, Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để tạo không khí hồ hởi, phấn khởi, tin tưởng trong các tầng lớp Nhân dân, khẳng định tầm vóc, giá trị lịch sử bất diệt của một dấu mốc đặc biệt trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt  Nam suốt 7 thập kỷ đã qua.

 
Kỷ niệm Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là CHXHCN Việt Nam) là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của nước ta trong thế kỷ XX, làm thay đổi số phận một dân tộc từ nô lệ lên tự lập, tự cường; mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Trong chuỗi các sự kiện trọng đại được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã tổ chức kỷ niệm từ đầu xuân đến nay (85 năm Ngày thành lập Đảng; 40 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc; 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) thì những hoạt động kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước ta được xác định là điểm nhấn đặc biệt, là sự hội tụ và đỉnh cao của đợt sinh hoạt tư tưởng chính trị lớn nhất trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta hiện nay. Hướng tới sự kiện này, Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để tạo không khí hồ hởi, phấn khởi, tin tưởng trong các tầng lớp Nhân dân, khẳng định tầm vóc, giá trị lịch sử bất diệt của một dấu mốc đặc biệt trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt  Nam suốt 7 thập kỷ đã qua.

1. Hoạt động về nguồn tại nơi phát đi lời hiệu triệu đồng bào cả nước vùng lên chớp lấy “thời cơ ngàn năm có một”, “lấy sức ta mà giải phóng cho ta”; và tại nơi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Tại Quảng trường Tân Trào (xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), đã diễn ra lễ mít-tinh trọng thể. Giữa ngày thu tháng Tám, dưới sự chỉ đạo của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, tỉnh Tuyên Quang được vinh dự long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm sự kiện lịch sử trọng đại 70 năm Quốc dân Đại hội Tân Trào, 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Đây là dịp để đồng bào cả nước cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang, tôn vinh giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc; khẳng định vị thế, giá trị trường tồn của “Thủ đô Khu Giải phóng - Thủ đô Kháng chiến”, mãi mãi ghi đậm dấu son lịch sử tiền khởi nghĩa và suốt 9 năm kháng chiến thần thánh bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Trong giờ phút trang nghiêm của buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã khẳng định: “Trang vàng lịch sử Việt Nam mãi khắc ghi Tuyên Quang là Thủ đô Khu Giải phóng - Thủ đô Kháng chiến, nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại quyết định tới vận mệnh của dân tộc”. Từ Tuyên Quang đến Ba Đình lịch sử là một quãng đường địa lý chưa đầy 200 km, nhưng đó là một chặng đường lịch sử có độ dài lâu mãi mãi trong lịch sử cách mạng của nước ta. Bởi vì, nếu không có “Hội nghị Diên hồng” diễn ra tại Đình Hồng Thái đơn sơ ở Tuyên Quang thì chắc sẽ không có lời Tuyên ngôn độc lập vang vọng dưới trời thu, giữa Ba Đình lịch sử.

Trải qua gần 70 năm, từ Quốc dân đại hội Tân Trào tiến tới sự ra đời của Quốc hội khóa I đến nay, 13 khóa Quốc hội, nhiệm kỳ hoạt động Quốc hội là quá trình liên tục kế thừa, không ngừng đổi mới cả về tổ chức và hoạt động, Quốc hội đã đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chiến lược trong từng giai đoạn cách mạng; ngày càng được Nhân dân tin tưởng, tôn vinh là cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của đồng bào cả nước; được các nghị viện trên thế giới ghi nhận là một trong những nghị viện có nhiều đóng góp vào vai trò chung của tổ IPU trong cuộc đấu tranh, phấn đấu, nỗ lực chung vì sự tiến bộ của nhân loại.

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Quốc dân Đại hội Tân Trào vang lời thề giải phóng dân tộc, tới ngày 19 tháng 8 năm 1945 Hà Nội Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi, là đòn điểm huyệt làm tan rã bộ máy thống trị của Phát xít Nhật trên toàn cõi Việt Nam; tiếp đó vào ngày 2/9/1945 Hà Nội trở thành nơi phát đi tiếng nói về quyền độc lập, tự do của một dân tộc không ngừng đấu tranh suốt hơn 80 năm trong đêm trường nô lệ để đánh Pháp, đuổi Nhật. Tái hiện lại hào khí thiêng liêng của Thăng Long- Đông Đô- Hà Nội, tại buổi Lễ mít-tinh kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam 2/9 (Nhà hát lớn thành phố Hà Nội), thay mặt Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội, đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy Bí thư Thành ủy đã nhấn mạnh: “Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám (1945) đã mở ra kỷ nguyên độc lập tự do của dân tộc, mở ra thời đại Hồ Chí Minh lịch sử...”.

Cùng với hoạt động nêu trên, Hà Nội đã thể hiện rõ vai trò là nơi đại diện cho cả nước thể hiện sự tưng bừng, thiêng liêng hướng về những giá trị vĩnh hằng của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Toàn cảnh Thủ đô với những điểm nhấn như Hồ Gươm, Ba Đình, Tượng đài Lý Thái Tổ, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được giăng đầy biểu ngữ, cùng sự trang trí, cổ động trực quan, bắn pháo hoa… càng làm cho không khí ngày Tết độc lập thêm long trọng và có sức truyền cảm sâu rộng.

2. Những hoạt động nhằm phát huy giá trị và bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám; thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành

Trên bình diện khảo cứu và minh chứng cho tính khách quan về giá trị, ý nghĩa nhiều mặt của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước ta, các cấp, các ngành, các địa phương đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động có giá trị nhân chứng và khoa học về sự kiện lịch sử có một không hai của Việt Nam vào mùa thu năm 1945, như: Tọa đàm truyền hình với nội dung gặp gỡ nhân chứng lịch sử “Những con người viết lên huyền thoại”; thi tìm hiểu về Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh; trưng bày bổ sung di tích lưu niệm sự kiện lịch sử nơi Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập…Đáng lưu ý là việc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển (1945-2015)”.

Phát biểu ý kiến tại hội thảo, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trng ương đã có bài phát biểu quan trọng, nhấn mạnh: “Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là thành quả của quá trình đấu tranh lâu dài, đầy hy sinh gian khổ của nhân dân Việt Nam, của chủ nghĩa yêu nước, của khát vọng độc lập và tự do của nhân dân ta, là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn và sự lãnh đạo tài tình, nghệ thuật và tận dụng thời cơ ngàn năm có một của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những thành tựu to lớn đạt được trong suốt 70 năm qua, nhất là trong gần 30 năm đổi mới, đều bắt nguồn từ những nền tảng đầu tiên là thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”.

Thành phố Hà Nội, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức gặp mặt tri ân các cán bộ lão thành cách mạng tiêu biểu đã trực tiếp tham gia Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, với chủ đề “Ký ức cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội”. Tới dự, có Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; cùng nhiều lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Tại buổi gặp mặt, Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khẳng định, một trong những giá trị quan trọng nhất của Cách mạng Tháng Tám là biết dựa vào nhân dân. Đó là bài học kinh nghiệm không chỉ dành cho quá khứ, mà cần vận dụng tốt vào thực tiễn hiện nay.

Chiều ngày 1/9/2015, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dâng hương tưởng niệm, thăm nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Ngay sau ngày 2/9, nhiều cơ quan, ban ngành đã vào dâng hương tại bàn thờ của Người trong căn nhà 67. Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dẫn đầu đoàn cán bộ chủ chốt của Ban vào dâng hương tưởng nhớ công lao vĩ đại của Người, căn dặn cán bộ làm công tác tại khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cần nâng cao trách nhiệm gìn giữ, phát huy những giá trị đặc biệt liên quan đến thời khắc cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giáo dục cho các thế hệ cán bộ, nhân dân ta đời đời ghi nhớ công lao của Bác, quyết noi gương Bác trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Hoạt động dâng hương, tưởng niệm, tri ân các anh hunhf, liệt sĩ cũng được diễn ra tại các di tích cách mạng kháng chiến, nhà tưởng niệm, nghĩa trang liệt sỹ trên địa bàn các quận, huyện, thị xã thuộc các tỉnh thành, nhất là những nơi có dấu tích lịch sử cách mạng, kháng chiến.

Tại Khu di tích K9- Đá chông (Ba Vì, Hà Nội) diễn ra Lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình mang phong cách kiến trúc truyền thống đã hoàn thành với chất lượng cao về nội dung, tư tưởng, mỹ thuật, kỹ thuật, xứng tầm giá trị, mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa và chính trị to lớn: góp phần quan trọng trong việc gìn giữ, truyền bá và nâng cao giá trị, đạo đức và nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam anh hùng.

Nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, đoàn lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên- Huế đã long trọng tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương, viếng Nghĩa trang liệt sĩ TP Huế để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.

Hòa chung không khí nô nức kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra nhiều hoạt động chào mừng vui tươi, hồ hởi. Từ nhà ra phố, các tầng lớp nhân dân của thành phố mang tên Bác cùng chung tâm thế phấn khởi, tự hào về nền độc lập của nước nhà trong 70 năm qua.

Khu vực tượng đài Bác Hồ và phố đi bộ Nguyễn Huệ ở trung tâm thành phố luôn là điểm đến thu hút đông đảo người dân thành phố và du khách gần xa. Bên tượng Bác, trong không gian rộng mở của thành phố, ai cũng tranh thủ lưu lại hình ảnh của mình trong ngày Tết Độc lập lần thứ 70 của đất nước. Vào tối 2/9, dòng người mỗi lúc một đông, từ bến Nhà Rồng, bến Bạch Đằng, Cảng Ba Son, quận 2, quận 9… nô nức đổ về khu vực hầm vượt sông Sài Gòn, để cùng thưởng ngoạn những màn pháo hoa với sắc mầu rực rỡ, lung linh. Trên khuôn mặt mỗi người đều ánh lên niềm vui trong ngày lễ trọng đại của đất nước. Ở các địa phương cũng hết sức quan tâm ặp mặt đại biểu chiến sỹ, gia đình chính sách, người có công tiêu biểu, các lực lượng tham gia Cách mạng Tháng Tám; thăm hỏi, tặng quà các tập thể, cá nhân tiêu biểu, thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập dân tộc, tự do của nhân dân.

3. Các hoạt động tuyên truyền, cổ động, tạo niềm tự hào, xúc động trong các tầng lớp nhân dân, góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ

Bảo tàng Lịch sử quốc gia trưng bày chuyên đề: “Sưu tập Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945”; Bộ Nội vụ tổ chức triển lãm “Tuyên truyền cách mạng trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ”; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Đêm nhạc hội “Tự hào Tổ quốc tôi”; Đài Phát thanh và truyền hình Cần thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “Dấu ấn mùa thu”,… đặc biệt đêm 2/9 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ đình đã diễn ra chương trình nghệ thuật đồ sộ với những khúc ca, các dàn cảnh bi tráng tái hiện thần thái lịch sử dân tộc trước, trong và sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Thư viện quộc gia Việt Nam ( Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ) phối hợp Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức Triển lãm tư liệu “ Đất nước – 70 năm một chặng đường” . Đến dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cùng đại diện các bộ, ngành và đại sứ quán các nước. Triển lãm trưng bày khoảng 1.500 tư liệu, bao gồm; sách, báo, tạp chí, tranh ảnh, tài liệu, băng đĩa.. về Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng dân tộc; thành tựu của công cuộc xây dựng giải phóng đất nước trong 70 năm qua. Các tư liệu trưng bày theo bốn chủ đề: Thời kỳ tiền khởi nghĩa trước cách mạng Tháng Tám: Tổng khởi nghĩa giành chính quyền và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng dân tộc; Thành tựu 70 năm về chính trị , kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

“Huế những ngày Tháng Tám lịch sử năm 1945” là chủ đề của triển lãm do Bảo tàng Văn hóa Huế khai mạc ngày 19/8. Triển lãm trưng bày 50 hình ảnh tư liệu, 10 hiện vật và 15 cuốn tài liệu, sách, hồi ký viết về Cách mạng Tháng Tám ở Huế, thể hiện ba giai đoạn chính: chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa, khởi nghĩa giành chính quyền và lòng dân sau Cách mạng Tháng Tám. Nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, như: vũ khí nhân dân Huế sử dụng trong Cách mạng Tháng Tám; Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh được in ấn và phát hành tại Huế; hình ảnh đầm Cầu Hai - địa điểm diễn ra hội nghị Việt Minh của tỉnh, với tên gọi Nguyễn Tri Phương mở rộng..., đánh dấu bước chuyển biến có tính chất quyết định đối với phong trào cách mạng tại Thừa Thiên-Huế.

Tại nhiều địa điểm khác của TP Hồ Chí Minh cũng đã diễn ra các hoạt động sôi nổi, ý nghĩa như triển lãm tranh; thi hợp xướng những ca khúc cách mạng... góp phần tạo nên một không khí tưng bừng, náo nức trong ngày Tết Độc lập của dân tộc ở thành phố mang tên Bác năng động này.

Các hoạt động kỷ niệm nêu trên đã khẳng định tầm vóc, giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Tám và ngày Quốc khánh 2/9 – những dấu mốc khẳng định giá trị lịch sử thắng lợi vĩ đại của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mùa thu năm 1945; phản ánh chân thực về cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân ta; khơi dậy lòng tự hào, lòng yêu nước, niềm kính yêu, biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, niềm tin đối với Đảng và sự lan tỏa tình yêu Tổ quốc trong mỗi người dân Việt Nam trong nước và ở nước ngoài; đồng thời khẳng định vị thế và những thành tựu phát triển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế./.

Vụ Tổng hợp
Ban Tuyên giáo Trung ương
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40567324