Thực tiễn - kinh nghiệm
Hội Nông dân xã Bình Thành phát huy chất lượng hoạt động
- Được đăng: Thứ tư, 15 Tháng 7 2015 13:43
- Lượt xem: 2779
(TGAG)- Thời gian qua, cùng với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, Hội Nông dân xã Bình Thành (huyện Thoại Sơn) còn triển khai thực hiện nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, bằng nhiều chủ trương và giải pháp đã khai thác tốt tiềm năng thế mạnh, nông nghiệp tiếp tục ổn định và phát triển đạt thắng lợi về năng suất và chất lượng: trong nhiệm kỳ qua (2010 - 2015) diện tích xuống giống đạt 100%; năng suất đạt bình quân 45.334 tấn; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 100 triệu đồng/ha; từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, thông qua việc chuyển dịch cơ cấu giống, đã tăng diện tích giống lúa chất lượng cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng nhiều: diện tích ứng dụng “3 giảm 3 tăng” đạt 93,2%, “1 phải 5 giảm” đạt 29,22%, diện tích lúa chất lượng cao chiếm 87,43% góp phần giảm chi phí giá thành trong sản xuất, cải thiện thu nhập cho người dân. Thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, diện tích lúa thu hoạch bằng cơ giới vụ đông xuân đạt 100%, vụ hè thu - thu đông trên 97% diện tích; các chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn được triển khai đồng bộ.
Hội Nông dân tích cực đổi mới nội dung, triển khai sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, khuyến khích hộ viên, nông dân phát huy nội lực, khai thác tốt các tiềm năng, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chú trọng phát triển mô hình kinh tế trang trại, mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã, khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống, mở ra hướng làm ăn mới, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường, bảo đảm năng suất đi đôi với chất lượng sản phẩm, nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cải thiện đời sống nông dân. Tiếp tục thành lập, nhân rộng, phát triển các Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi và các hộ này giúp các hộ nghèo về kiến thức, vốn, kinh nghiệm sản xuất, góp phần tạo điều kiện cho các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.
Điển hình như gia đình nông dân Võ Văn Dơn ở ấp Nam Huề, xã Bình Thành, nuôi “lươn đồng” tạo thu nhập ổn định. Từ nguồn vốn ít ỏi ban đầu chưa đầy 3 triệu đồng, ông Võ Văn Dơn đã đầu tư làm bồn nuôi khoảng 1.000 con lươn. Đầu tư vốn ít, kỹ thuật làm bồn nuôi lươn khá đơn giản, chỉ cần 30 - 40m2 bạc nilon loại không thấm nước có thể làm bồn thả nuôi từ 1.000 - 1.200 con, tương đương khoảng 30 - 40 kg lươn giống, chiều cao mỗi bồn từ 1 - 1,3 m, lượng nước trong bồn cao 50 cm, đất bỏ vào bồn phải là đất ruộng, thả lục bình để làm mát cho lươn... Sau thời gian nuôi 5 đến 6 tháng là thu hoạch. Lúc này, lươn có trọng lượng trung bình mỗi con từ 200g - 300g bán với giá từ 120.000 đến 160.000 đồng/kg. Ở ngay lứa đầu sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, thu lãi trên 8 triệu đồng. Từ đó tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Cùng với chăm lo phát triển kinh tế, hội viên nông dân trong xã còn tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, hăng hái đóng góp tiền của, ngày công lao động để sửa chữa, nâng cấp đường giao thông nông thôn... Nhờ đó, nhiều công trình đường giao thông đã được xây dựng kiên cố, khang trang, tạo điều kiện cho bà con nhân dân có nơi sinh hoạt thuận lợi. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của đông đảo cán bộ, hội viên và nhân dân. Cán bộ, hội viên và nhân dân hiểu rằng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác bắt đầu từ những việc làm cụ thể hàng ngày, không những lao động, sản xuất đạt hiệu quả cao mà còn phải xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, thôn xóm bình yên... Những việc làm thiết thực, cụ thể đã giúp cán bộ, hội viên phát huy tốt tinh thần trách nhiệm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ông Nguyễn Thanh Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Thành chia sẽ về vấn đề này: "hiện nay kinh tế hộ đối với nông dân đang có điều kiện cải thiện, cho nên đây là một bước hướng của nông dân, trong thời gian tới sẽ phổ biến rộng những mô hình, để cho bà con ít ruộng, ít vốn để làm sao phát triển những mô hình để tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông hộ gia đình tốt hơn. “Như chẳng hạn gia đình anh Võ Văn Dơn là một nông dân hết sức chí thú làm ăn. Điển hình là gia đình anh nuôi lươn đồng với thời gian là 6 tháng xuất bán 1 lần, mỗi lần bán từ 15 - 20 triệu, trong đó lời khoảng 50%, từ đó gia đình có thu nhập ổn định”.
Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Hội Nông dân xã Bình Thành tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng; tăng cường tuyên truyền, vận động, giúp đỡ hội viên trong phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và tham gia xây dựng nông thôn mới.
Ngô Quyền
Xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, bằng nhiều chủ trương và giải pháp đã khai thác tốt tiềm năng thế mạnh, nông nghiệp tiếp tục ổn định và phát triển đạt thắng lợi về năng suất và chất lượng: trong nhiệm kỳ qua (2010 - 2015) diện tích xuống giống đạt 100%; năng suất đạt bình quân 45.334 tấn; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 100 triệu đồng/ha; từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, thông qua việc chuyển dịch cơ cấu giống, đã tăng diện tích giống lúa chất lượng cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng nhiều: diện tích ứng dụng “3 giảm 3 tăng” đạt 93,2%, “1 phải 5 giảm” đạt 29,22%, diện tích lúa chất lượng cao chiếm 87,43% góp phần giảm chi phí giá thành trong sản xuất, cải thiện thu nhập cho người dân. Thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, diện tích lúa thu hoạch bằng cơ giới vụ đông xuân đạt 100%, vụ hè thu - thu đông trên 97% diện tích; các chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn được triển khai đồng bộ.
Hội Nông dân tích cực đổi mới nội dung, triển khai sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, khuyến khích hộ viên, nông dân phát huy nội lực, khai thác tốt các tiềm năng, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chú trọng phát triển mô hình kinh tế trang trại, mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã, khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống, mở ra hướng làm ăn mới, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường, bảo đảm năng suất đi đôi với chất lượng sản phẩm, nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cải thiện đời sống nông dân. Tiếp tục thành lập, nhân rộng, phát triển các Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi và các hộ này giúp các hộ nghèo về kiến thức, vốn, kinh nghiệm sản xuất, góp phần tạo điều kiện cho các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.
Điển hình như gia đình nông dân Võ Văn Dơn ở ấp Nam Huề, xã Bình Thành, nuôi “lươn đồng” tạo thu nhập ổn định. Từ nguồn vốn ít ỏi ban đầu chưa đầy 3 triệu đồng, ông Võ Văn Dơn đã đầu tư làm bồn nuôi khoảng 1.000 con lươn. Đầu tư vốn ít, kỹ thuật làm bồn nuôi lươn khá đơn giản, chỉ cần 30 - 40m2 bạc nilon loại không thấm nước có thể làm bồn thả nuôi từ 1.000 - 1.200 con, tương đương khoảng 30 - 40 kg lươn giống, chiều cao mỗi bồn từ 1 - 1,3 m, lượng nước trong bồn cao 50 cm, đất bỏ vào bồn phải là đất ruộng, thả lục bình để làm mát cho lươn... Sau thời gian nuôi 5 đến 6 tháng là thu hoạch. Lúc này, lươn có trọng lượng trung bình mỗi con từ 200g - 300g bán với giá từ 120.000 đến 160.000 đồng/kg. Ở ngay lứa đầu sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, thu lãi trên 8 triệu đồng. Từ đó tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Cùng với chăm lo phát triển kinh tế, hội viên nông dân trong xã còn tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, hăng hái đóng góp tiền của, ngày công lao động để sửa chữa, nâng cấp đường giao thông nông thôn... Nhờ đó, nhiều công trình đường giao thông đã được xây dựng kiên cố, khang trang, tạo điều kiện cho bà con nhân dân có nơi sinh hoạt thuận lợi. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của đông đảo cán bộ, hội viên và nhân dân. Cán bộ, hội viên và nhân dân hiểu rằng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác bắt đầu từ những việc làm cụ thể hàng ngày, không những lao động, sản xuất đạt hiệu quả cao mà còn phải xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, thôn xóm bình yên... Những việc làm thiết thực, cụ thể đã giúp cán bộ, hội viên phát huy tốt tinh thần trách nhiệm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ông Nguyễn Thanh Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Thành chia sẽ về vấn đề này: "hiện nay kinh tế hộ đối với nông dân đang có điều kiện cải thiện, cho nên đây là một bước hướng của nông dân, trong thời gian tới sẽ phổ biến rộng những mô hình, để cho bà con ít ruộng, ít vốn để làm sao phát triển những mô hình để tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông hộ gia đình tốt hơn. “Như chẳng hạn gia đình anh Võ Văn Dơn là một nông dân hết sức chí thú làm ăn. Điển hình là gia đình anh nuôi lươn đồng với thời gian là 6 tháng xuất bán 1 lần, mỗi lần bán từ 15 - 20 triệu, trong đó lời khoảng 50%, từ đó gia đình có thu nhập ổn định”.
Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Hội Nông dân xã Bình Thành tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng; tăng cường tuyên truyền, vận động, giúp đỡ hội viên trong phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và tham gia xây dựng nông thôn mới.
Ngô Quyền
Đài Truyền thanh Thoại Sơn