Những điểm mới của chủ đề Đại hội XII của Đảng
- Được đăng: Thứ hai, 11 Tháng 7 2016 08:06
- Lượt xem: 2777
(TGAG)- Đại hội lần thứ XII của Đảng đã thành công tốt đẹp. Các văn kiện được Đại hội thông qua là kết tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; là sự tổng kết sâu sắc lý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới, tiếp tục khẳng định, hoàn thiện quan điểm, đường lối đổi mới, có giá trị định hướng và chỉ đạo sâu sắc toàn bộ các hoạt động của Đảng, Nhà nước để phát triển đất nước nhanh, bền vững trong giai đoạn mới.
Trong 30 năm đổi mới, từ 1986 đến nay, Đảng ta đã trải qua 7 kỳ đại hội, mà đại hội nào cũng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Nét chung nhất là thành công của mỗi kỳ đại hội ấy đều khởi đầu từ việc xác định đúng chủ đề. Chủ đề nêu lên tư tưởng chỉ đạo và định hướng cơ bản cho cả một nhiệm kỳ hoặc dài hơn. Do đó, để có cái nhìn tổng quát về tư tưởng chỉ đạo và nhiệm vụ trong 5 năm tới, trước hết chúng ta cần phân tích, tìm hiểu những điểm của chủ đề Đại hội XII của Đảng.
Xuất phát từ yêu cầu mới của thực tiễn đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, cũng như phát huy những kết quả và bài học kinh nghiệm trong lịch sử lãnh đạo của Đảng, nhất là những thành tựu và bài học kinh nghiệm 30 năm đổi mới, kết quả và kinh nghiệm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, trong giai đoạn cách mạng 5 năm tới, Đảng ta nhấn mạnh nhiệm vụ: phải xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Chính vì vậy, Đại hội XII của Đảng xác định chủ đề của Đại hội (đồng thời là tiêu đề của Báo cáo chính trị) là: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Như vậy, so với chủ đề của Đại hội XI: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, thì chủ đề của Đại hội XII đã có những điểm mới quan trọng là:
Một là, về thành tố “sự lãnh đạo của Đảng”, nội dung là: “tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”. Đây là yêu cầu mới, lớn hơn và toàn diện hơn so với yêu cầu đặt ra tại Đại hội XI là: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”.
Hai là, về thành tố “dân tộc, dân chủ”, nội dung là: “phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa”. So với Đại hội XI, chủ đề Đại hội XII thêm nội dung: Phát huy “dân chủ xã hội chủ nghĩa”.
Ba là, về thành tố “đổi mới”, nội dung là: “đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới”. Ở nội dung của thành tố này, yếu tố “đồng bộ” được bổ sung, nhấn mạnh để khắc phục những hạn chế trong thực tiễn mấy năm qua là: đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện, đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế; còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Bốn là, về thành tố “bảo vệ Tổ quốc”, nội dung là: “bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định”. Đây là điểm mới và là nội dung lần đầu tiên được đưa vào chủ đề Đại hội.
Năm là, về thành tố “mục tiêu xây dựng đất nước”, nội dung là “phấn đấu sơm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đây là một sự điều chỉnh mục tiêu so với Đại hội XI (“tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”), thể hiện một cách nhìn thực tế hơn và quyết tâm cao nhất đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta.
Phát huy hiệu lực chủ đề, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, vững bước tiến lên trên con đường đổi mới, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đó chính là bức thông điệp Đại hội XII gửi đến toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Trong 30 năm đổi mới, từ 1986 đến nay, Đảng ta đã trải qua 7 kỳ đại hội, mà đại hội nào cũng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Nét chung nhất là thành công của mỗi kỳ đại hội ấy đều khởi đầu từ việc xác định đúng chủ đề. Chủ đề nêu lên tư tưởng chỉ đạo và định hướng cơ bản cho cả một nhiệm kỳ hoặc dài hơn. Do đó, để có cái nhìn tổng quát về tư tưởng chỉ đạo và nhiệm vụ trong 5 năm tới, trước hết chúng ta cần phân tích, tìm hiểu những điểm của chủ đề Đại hội XII của Đảng.
Xuất phát từ yêu cầu mới của thực tiễn đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, cũng như phát huy những kết quả và bài học kinh nghiệm trong lịch sử lãnh đạo của Đảng, nhất là những thành tựu và bài học kinh nghiệm 30 năm đổi mới, kết quả và kinh nghiệm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, trong giai đoạn cách mạng 5 năm tới, Đảng ta nhấn mạnh nhiệm vụ: phải xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Chính vì vậy, Đại hội XII của Đảng xác định chủ đề của Đại hội (đồng thời là tiêu đề của Báo cáo chính trị) là: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Như vậy, so với chủ đề của Đại hội XI: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, thì chủ đề của Đại hội XII đã có những điểm mới quan trọng là:
Một là, về thành tố “sự lãnh đạo của Đảng”, nội dung là: “tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”. Đây là yêu cầu mới, lớn hơn và toàn diện hơn so với yêu cầu đặt ra tại Đại hội XI là: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”.
Hai là, về thành tố “dân tộc, dân chủ”, nội dung là: “phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa”. So với Đại hội XI, chủ đề Đại hội XII thêm nội dung: Phát huy “dân chủ xã hội chủ nghĩa”.
Ba là, về thành tố “đổi mới”, nội dung là: “đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới”. Ở nội dung của thành tố này, yếu tố “đồng bộ” được bổ sung, nhấn mạnh để khắc phục những hạn chế trong thực tiễn mấy năm qua là: đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện, đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế; còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Bốn là, về thành tố “bảo vệ Tổ quốc”, nội dung là: “bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định”. Đây là điểm mới và là nội dung lần đầu tiên được đưa vào chủ đề Đại hội.
Năm là, về thành tố “mục tiêu xây dựng đất nước”, nội dung là “phấn đấu sơm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đây là một sự điều chỉnh mục tiêu so với Đại hội XI (“tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”), thể hiện một cách nhìn thực tế hơn và quyết tâm cao nhất đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta.
Phát huy hiệu lực chủ đề, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, vững bước tiến lên trên con đường đổi mới, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đó chính là bức thông điệp Đại hội XII gửi đến toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY