Sinh hoạt tư tưởng
Đảng ta thể hiện rõ “là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”
- Được đăng: Thứ tư, 28 Tháng 12 2016 09:07
- Lượt xem: 2999
Nghị quyết số 04-NQ/TW “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” của Đảng ta vừa ra đời rất đúng lúc, kịp thời, hợp lòng dân và chắc chắn sẽ tạo ra những “cú huých” mới trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhưng vẫn có người lên tiếng rêu rao là một nghị quyết “bế tắc về lý luận”. Sự xuyên tạc này rất cần phải vạch trần, phê phán do động cơ xấu.
Chính họ đang bế tắc...
Mới đây, trên một số trang mạng hải ngoại và tờ báo điện tử thiếu thiện chí với Việt Nam có đăng ý kiến của một số người có tư tưởng cực đoan, bất mãn. Họ cho rằng, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII nói về phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là “bế tắc về lý luận”; khái niệm “tự diễn biến” là “mơ hồ, hoang tưởng về ngôn từ”; việc nhận định rằng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ có thể dẫn tới suy sụp sự tồn vong của chế độ là sự “lú lẫn về lý luận” (!)...
Còn nhớ trước khi có nghị quyết này, chính những “nhà dân chủ” kia rất nhiều lần lên tiếng rằng, nếu Đảng không quyết liệt tự chỉnh đốn, tự cắt gọt những “ung nhọt, khối u” trong cơ thể mình thì Đảng khó có thể tồn tại. Chính họ cũng không ít lần cảnh báo Đảng Cộng sản Việt Nam đang tự ru ngủ mình “trên ánh hào quang của quá khứ”, không có tinh thần tự chỉ trích, tự phê phán mạnh mẽ như thời kỳ Đảng mới ra đời những năm 30 của thế kỷ trước. Thậm chí họ còn cho rằng, nếu Đảng không làm một “cuộc cách mạng nội bộ” để chấn chỉnh đội ngũ của mình thì nguy cơ mất vai trò cầm quyền là khó tránh khỏi.
Nhắc lại điều đó để thấy rằng, với những người không thiện chí, có thái độ bất mãn, thù hằn với chế độ thì họ luôn tìm mọi cách để nói xấu Đảng, Nhà nước và phủ nhận con đường nhân dân ta đang đi. Chính họ đang bị “rối” tư duy thì mới "phán loạn" Nghị quyết 04 là “bế tắc, lú lẫn” về lý luận. Bởi khái niệm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ được đề cập tại nghị quyết này mang ý nghĩa cảnh báo, cảnh tỉnh những biểu hiện lệch lạc, sai trái, tiêu cực có thể tự nảy nở, phát sinh từ bên trong tư tưởng và hành động, suy nghĩ và việc làm, thái độ và hành vi của mỗi cán bộ, đảng viên, mà nếu không nhận diện, phát hiện và kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống, ngăn ngừa, đẩy lùi thì nó có thể làm cho những cái sai, cái dở, cái xấu lấn át, chi phối cái đúng, cái hay, cái tốt và đó chính là nguyên nhân gốc rễ làm thoái hóa, biến chất cán bộ, đảng viên, đồng thời là nguy cơ làm mọt ruỗng bản chất chế độ từ bên trong. Đấy là nội hàm của khái niệm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được Đảng ta chuyển tải trong các nội dung của Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII.
Ngày càng thể hiện là một Đảng tiến bộ, chân chính
Trong gần 87 năm giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, Đảng ta cũng thường xuyên quan tâm chăm lo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, vì Đảng luôn thấm thía sâu sắc rằng, nếu không xây dựng Đảng ngang tầm với vai trò cầm quyền của mình, Đảng không đủ tư cách và không có lý do để tồn tại. Đặc biệt, trong những bước ngoặt của cách mạng và trước những thời điểm khó khăn, thử thách của thời cuộc, Đảng ta lại càng chú trọng chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng. Vì từ lâu, Đảng ta đã xác định rõ ràng, nhất quán: Phát triển kinh tế-xã hội là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, tăng cường quốc phòng-an ninh là nhiệm vụ thường xuyên, trọng yếu. Hay nói cách khác, xây dựng Đảng là một trong bốn trụ cột quan trọng nhất trong toàn bộ tiến trình cách mạng ở nước ta hiện nay.
Càng những năm gần đây, Đảng ta càng đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Chỉ tính trong 5 năm qua (2011-2016), Đảng ta đã 2 lần ra nghị quyết chuyên đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nếu như Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI đề cập đến “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, thì đến Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII mới đây, Đảng ta đã đề cập cụ thể, sâu sắc, trực diện hơn: “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Có thể khẳng định rằng, ngay tiêu đề của nghị quyết cũng thấy rõ tính cấp bách đặc biệt của vấn đề. Hơn nữa, điểm khác biệt của nghị quyết này so với các nghị quyết chuyên đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trước đó cả về nội dung, cách thức thể hiện nghị quyết. Trong đó, đáng chú ý khi nói về tình hình, Nghị quyết nêu những hạn chế, khuyết điểm nhiều hơn kết quả, ưu điểm; đề cập nguyên nhân chủ quan nhiều hơn, lớn hơn nguyên nhân khách quan; mục tiêu và quan điểm nói rất ngắn gọn; các nhóm nhiệm vụ và giải pháp đề ra có hệ thống, nhưng cụ thể, sát thực tế, khả thi hơn. Điều đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử hơn 86 năm cầm quyền của Đảng ta, 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã được Trung ương Đảng “vạch mặt, chỉ tên” rất cụ thể, hiện hữu. Thậm chí, có những vấn đề bấy lâu nay tưởng như tế nhị, nhạy cảm, rất hiếm khi xuất hiện trong các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhưng lần này cũng được Trung ương thẳng thắn chỉ ra một cách rõ ràng như các biểu hiện: Ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình; Kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; Háo danh, phô trương, che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, “đánh bóng” tên tuổi; Thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân; Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan…
Chỉ cần thông qua những ví dụ trên đây đã chứng tỏ rằng, chưa bao giờ Đảng ta lại tự phê bình nghiêm khắc với chính mình như vậy. Nên nhớ Đảng ở đây không chỉ là cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, mà còn là mỗi con người cán bộ, đảng viên đang đứng trong hàng ngũ của Đảng. Kịp thời nhận diện, phát hiện và thẳng thắn công khai những biểu hiện suy thoái đó, một mặt Đảng ta đã dũng cảm thừa nhận những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém của mình trước đông đảo nhân dân để làm cơ sở cho nhân dân tăng cường tham gia giám sát, xây dựng Đảng; mặt khác, Đảng ta càng phải đề cao ý thức, trách nhiệm trong việc tự rèn luyện, tự giáo dục, tự chỉnh đốn để không ngừng làm giàu, hoàn thiện giá trị văn hóa, đạo đức của người lãnh đạo cho xứng tầm với vị thế, trọng trách của mình đối với xã hội và nhân dân. Không yêu nước thương dân, không đau đáu trăn trở về tiền đồ chế độ và tương lai đất nước, không có lập trường giai cấp đúng đắn và bản lĩnh chính trị vững vàng, không có thái độ khoa học, cách mạng… thì Đảng Cộng sản Việt Nam không ra một Nghị quyết “thấu tình, đạt lý” như vậy.
Cũng nhằm đưa Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII thiết thực đi vào cuộc sống, ngày 19-12-2016 mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 55-QĐ/TW “Về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”, trong đó có những quy định cụ thể hơn nhằm bảo đảm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên sống giản dị, tiết kiệm, liêm khiết, lành mạnh hơn, qua đó góp phần giữ gìn đạo đức, lối sống, tư cách, hình ảnh của mình trong lòng nhân dân, tránh có những thái độ, hành vi, việc làm gây phản cảm trong dư luận xã hội.
Có thể khẳng định, thông qua việc ban hành, triển khai thực hiện các nghị quyết chuyên đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, Đảng ta đã thực hiện đúng và xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
Từ những phân tích nêu trên, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để bác bỏ những thông tin, ý kiến, lời lẽ xuyên tạc Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, từ đó thêm một lần củng cố, tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, tin vào những giá trị đạo đức cách mạng mà Đảng đã, đang xây dựng, hoàn thiện và làm giàu cho mình để nỗ lực làm tròn trọng trách cao cả mà nhân dân giao phó.
Chính họ đang bế tắc...
Mới đây, trên một số trang mạng hải ngoại và tờ báo điện tử thiếu thiện chí với Việt Nam có đăng ý kiến của một số người có tư tưởng cực đoan, bất mãn. Họ cho rằng, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII nói về phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là “bế tắc về lý luận”; khái niệm “tự diễn biến” là “mơ hồ, hoang tưởng về ngôn từ”; việc nhận định rằng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ có thể dẫn tới suy sụp sự tồn vong của chế độ là sự “lú lẫn về lý luận” (!)...
Còn nhớ trước khi có nghị quyết này, chính những “nhà dân chủ” kia rất nhiều lần lên tiếng rằng, nếu Đảng không quyết liệt tự chỉnh đốn, tự cắt gọt những “ung nhọt, khối u” trong cơ thể mình thì Đảng khó có thể tồn tại. Chính họ cũng không ít lần cảnh báo Đảng Cộng sản Việt Nam đang tự ru ngủ mình “trên ánh hào quang của quá khứ”, không có tinh thần tự chỉ trích, tự phê phán mạnh mẽ như thời kỳ Đảng mới ra đời những năm 30 của thế kỷ trước. Thậm chí họ còn cho rằng, nếu Đảng không làm một “cuộc cách mạng nội bộ” để chấn chỉnh đội ngũ của mình thì nguy cơ mất vai trò cầm quyền là khó tránh khỏi.
Nhắc lại điều đó để thấy rằng, với những người không thiện chí, có thái độ bất mãn, thù hằn với chế độ thì họ luôn tìm mọi cách để nói xấu Đảng, Nhà nước và phủ nhận con đường nhân dân ta đang đi. Chính họ đang bị “rối” tư duy thì mới "phán loạn" Nghị quyết 04 là “bế tắc, lú lẫn” về lý luận. Bởi khái niệm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ được đề cập tại nghị quyết này mang ý nghĩa cảnh báo, cảnh tỉnh những biểu hiện lệch lạc, sai trái, tiêu cực có thể tự nảy nở, phát sinh từ bên trong tư tưởng và hành động, suy nghĩ và việc làm, thái độ và hành vi của mỗi cán bộ, đảng viên, mà nếu không nhận diện, phát hiện và kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống, ngăn ngừa, đẩy lùi thì nó có thể làm cho những cái sai, cái dở, cái xấu lấn át, chi phối cái đúng, cái hay, cái tốt và đó chính là nguyên nhân gốc rễ làm thoái hóa, biến chất cán bộ, đảng viên, đồng thời là nguy cơ làm mọt ruỗng bản chất chế độ từ bên trong. Đấy là nội hàm của khái niệm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được Đảng ta chuyển tải trong các nội dung của Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII.
Ngày càng thể hiện là một Đảng tiến bộ, chân chính
Trong gần 87 năm giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, Đảng ta cũng thường xuyên quan tâm chăm lo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, vì Đảng luôn thấm thía sâu sắc rằng, nếu không xây dựng Đảng ngang tầm với vai trò cầm quyền của mình, Đảng không đủ tư cách và không có lý do để tồn tại. Đặc biệt, trong những bước ngoặt của cách mạng và trước những thời điểm khó khăn, thử thách của thời cuộc, Đảng ta lại càng chú trọng chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng. Vì từ lâu, Đảng ta đã xác định rõ ràng, nhất quán: Phát triển kinh tế-xã hội là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, tăng cường quốc phòng-an ninh là nhiệm vụ thường xuyên, trọng yếu. Hay nói cách khác, xây dựng Đảng là một trong bốn trụ cột quan trọng nhất trong toàn bộ tiến trình cách mạng ở nước ta hiện nay.
Càng những năm gần đây, Đảng ta càng đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Chỉ tính trong 5 năm qua (2011-2016), Đảng ta đã 2 lần ra nghị quyết chuyên đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nếu như Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI đề cập đến “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, thì đến Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII mới đây, Đảng ta đã đề cập cụ thể, sâu sắc, trực diện hơn: “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Có thể khẳng định rằng, ngay tiêu đề của nghị quyết cũng thấy rõ tính cấp bách đặc biệt của vấn đề. Hơn nữa, điểm khác biệt của nghị quyết này so với các nghị quyết chuyên đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trước đó cả về nội dung, cách thức thể hiện nghị quyết. Trong đó, đáng chú ý khi nói về tình hình, Nghị quyết nêu những hạn chế, khuyết điểm nhiều hơn kết quả, ưu điểm; đề cập nguyên nhân chủ quan nhiều hơn, lớn hơn nguyên nhân khách quan; mục tiêu và quan điểm nói rất ngắn gọn; các nhóm nhiệm vụ và giải pháp đề ra có hệ thống, nhưng cụ thể, sát thực tế, khả thi hơn. Điều đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử hơn 86 năm cầm quyền của Đảng ta, 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã được Trung ương Đảng “vạch mặt, chỉ tên” rất cụ thể, hiện hữu. Thậm chí, có những vấn đề bấy lâu nay tưởng như tế nhị, nhạy cảm, rất hiếm khi xuất hiện trong các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhưng lần này cũng được Trung ương thẳng thắn chỉ ra một cách rõ ràng như các biểu hiện: Ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình; Kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; Háo danh, phô trương, che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, “đánh bóng” tên tuổi; Thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân; Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan…
Chỉ cần thông qua những ví dụ trên đây đã chứng tỏ rằng, chưa bao giờ Đảng ta lại tự phê bình nghiêm khắc với chính mình như vậy. Nên nhớ Đảng ở đây không chỉ là cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, mà còn là mỗi con người cán bộ, đảng viên đang đứng trong hàng ngũ của Đảng. Kịp thời nhận diện, phát hiện và thẳng thắn công khai những biểu hiện suy thoái đó, một mặt Đảng ta đã dũng cảm thừa nhận những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém của mình trước đông đảo nhân dân để làm cơ sở cho nhân dân tăng cường tham gia giám sát, xây dựng Đảng; mặt khác, Đảng ta càng phải đề cao ý thức, trách nhiệm trong việc tự rèn luyện, tự giáo dục, tự chỉnh đốn để không ngừng làm giàu, hoàn thiện giá trị văn hóa, đạo đức của người lãnh đạo cho xứng tầm với vị thế, trọng trách của mình đối với xã hội và nhân dân. Không yêu nước thương dân, không đau đáu trăn trở về tiền đồ chế độ và tương lai đất nước, không có lập trường giai cấp đúng đắn và bản lĩnh chính trị vững vàng, không có thái độ khoa học, cách mạng… thì Đảng Cộng sản Việt Nam không ra một Nghị quyết “thấu tình, đạt lý” như vậy.
Cũng nhằm đưa Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII thiết thực đi vào cuộc sống, ngày 19-12-2016 mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 55-QĐ/TW “Về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”, trong đó có những quy định cụ thể hơn nhằm bảo đảm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên sống giản dị, tiết kiệm, liêm khiết, lành mạnh hơn, qua đó góp phần giữ gìn đạo đức, lối sống, tư cách, hình ảnh của mình trong lòng nhân dân, tránh có những thái độ, hành vi, việc làm gây phản cảm trong dư luận xã hội.
Có thể khẳng định, thông qua việc ban hành, triển khai thực hiện các nghị quyết chuyên đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, Đảng ta đã thực hiện đúng và xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
Từ những phân tích nêu trên, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để bác bỏ những thông tin, ý kiến, lời lẽ xuyên tạc Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, từ đó thêm một lần củng cố, tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, tin vào những giá trị đạo đức cách mạng mà Đảng đã, đang xây dựng, hoàn thiện và làm giàu cho mình để nỗ lực làm tròn trọng trách cao cả mà nhân dân giao phó.
Nguồn: Báo QĐNDVN