Sinh hoạt tư tưởng
“Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự vệ”
- Được đăng: Thứ hai, 31 Tháng 8 2015 07:01
- Lượt xem: 2814
(TGAG)- Vấn đề chính quyền nhà nước là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Giành chính quyền đã khó, bảo vệ nó còn khó hơn! Lê-nin khuyến cáo: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự vệ”. “Tự vệ” để bảo vệ chính quyền, bảo vệ các thành quả cách mạng của Nhân dân.
Riêng đối với nước ta, “Dựng nước đi đôi với giữ nước” là một quy luật trong suốt hàng ngàn năm! Tiếp nối truyền thống đó, ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”. “Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Theo Hồ Chí Minh, phương pháp “tự bảo vệ” phải được lựa chọn cho phù hợp với tình hình cụ thể. Có lần Người nói có thể “dùng phương pháp hòa bình”. Lịch sử đã chứng minh thành công của phương pháp này trong trường hợp chúng ta “hòa hoản với Tưởng và Pháp”. Nhưng sau đó “…chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”. Không ảo tưởng đối với kẻ thù, Người nói: “Độc lập, tự do không thể cầu xin mà có được”. Người kêu gọi: “… thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Trong đấu tranh chống xâm lược, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. Đó là quan điểm cơ bản mà Đảng ta luôn nắm vững trong khởi nghĩa tháng Tám 1945 cũng như trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đó cũng chính là kế thừa truyền thống “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”.
Nói “tự bảo vệ” hoàn toàn không loại trừ việc tranh thủ sức mạnh từ bên ngoài. Bài học lớn của thực tiễn cách mạng nước ta là “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định ý chí độc lập, tự chủ và nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực...”
Hiện nay cục diện thế giới đã có những biến đổi sâu sắc, mau lẹ và khó lường. Điều đáng quan tâm là một số nước lớn với lợi ích và chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ngang nhiên xâm phạm độc lập, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo của các nước nhỏ, bất chấp đạo lý, lẽ phải và luật pháp quốc tế. Riêng nước ta, quá trình đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, có cả thời cơ và thách thức... Trong khi đó, các thế lực thù địch luôn thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.
Trước thực tế đó, phương pháp “tự bảo vệ” Tổ quốc phải có sự phát triển mới. “Tự bảo vệ” bằng phương thức đấu tranh phi vũ trang ngày càng giữ vị trí quan trọng và phải được mỗi người, mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương... nhận thức đầy đủ, sâu sắc. Đảng khẳng định: “coi trọng nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, nâng cao khả năng tự bảo vệ của mỗi người, của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị”. “Tự bảo vệ” trong tình hình mới là tự mình phải chăm lo xây dựng, làm cho tự mình mạnh lên về mọi mặt, chỉ có như vậy mới tranh thủ được “ngoại lực”. Phải luôn đề cao cảnh giác, từng người phải luôn có ý thức về chống “diễn biến hòa bình” trong mọi hoạt động. Coi trọng hơn nữa yêu cầu phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”...
Cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để mỗi người thấm nhuần quan điểm: “Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”. Điều phức tạp là: “trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong mỗi đối tác có thể có mặt mâu thuẫn với lợi ích của ta cần phải đấu tranh”. Từ đó, cần khắc phục cả hai khuynh hướng hoặc mơ hồ mất cảnh giác hoặc cứng nhắc trong nhận thức, chủ trương và trong xử lý các tình huống cụ thể.
Để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, phải đề cao nhiệm vụ “...xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại,... làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng". Phải “...xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm”.
Tuyệt đối không mơ hồ! Tuyệt đối không để bị động bất ngờ!
Riêng đối với nước ta, “Dựng nước đi đôi với giữ nước” là một quy luật trong suốt hàng ngàn năm! Tiếp nối truyền thống đó, ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”. “Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Theo Hồ Chí Minh, phương pháp “tự bảo vệ” phải được lựa chọn cho phù hợp với tình hình cụ thể. Có lần Người nói có thể “dùng phương pháp hòa bình”. Lịch sử đã chứng minh thành công của phương pháp này trong trường hợp chúng ta “hòa hoản với Tưởng và Pháp”. Nhưng sau đó “…chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”. Không ảo tưởng đối với kẻ thù, Người nói: “Độc lập, tự do không thể cầu xin mà có được”. Người kêu gọi: “… thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Trong đấu tranh chống xâm lược, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. Đó là quan điểm cơ bản mà Đảng ta luôn nắm vững trong khởi nghĩa tháng Tám 1945 cũng như trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đó cũng chính là kế thừa truyền thống “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”.
Nói “tự bảo vệ” hoàn toàn không loại trừ việc tranh thủ sức mạnh từ bên ngoài. Bài học lớn của thực tiễn cách mạng nước ta là “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định ý chí độc lập, tự chủ và nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực...”
Hiện nay cục diện thế giới đã có những biến đổi sâu sắc, mau lẹ và khó lường. Điều đáng quan tâm là một số nước lớn với lợi ích và chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ngang nhiên xâm phạm độc lập, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo của các nước nhỏ, bất chấp đạo lý, lẽ phải và luật pháp quốc tế. Riêng nước ta, quá trình đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, có cả thời cơ và thách thức... Trong khi đó, các thế lực thù địch luôn thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.
Trước thực tế đó, phương pháp “tự bảo vệ” Tổ quốc phải có sự phát triển mới. “Tự bảo vệ” bằng phương thức đấu tranh phi vũ trang ngày càng giữ vị trí quan trọng và phải được mỗi người, mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương... nhận thức đầy đủ, sâu sắc. Đảng khẳng định: “coi trọng nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, nâng cao khả năng tự bảo vệ của mỗi người, của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị”. “Tự bảo vệ” trong tình hình mới là tự mình phải chăm lo xây dựng, làm cho tự mình mạnh lên về mọi mặt, chỉ có như vậy mới tranh thủ được “ngoại lực”. Phải luôn đề cao cảnh giác, từng người phải luôn có ý thức về chống “diễn biến hòa bình” trong mọi hoạt động. Coi trọng hơn nữa yêu cầu phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”...
Cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để mỗi người thấm nhuần quan điểm: “Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”. Điều phức tạp là: “trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong mỗi đối tác có thể có mặt mâu thuẫn với lợi ích của ta cần phải đấu tranh”. Từ đó, cần khắc phục cả hai khuynh hướng hoặc mơ hồ mất cảnh giác hoặc cứng nhắc trong nhận thức, chủ trương và trong xử lý các tình huống cụ thể.
Để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, phải đề cao nhiệm vụ “...xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại,... làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng". Phải “...xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm”.
Tuyệt đối không mơ hồ! Tuyệt đối không để bị động bất ngờ!
Sự thật