Kỳ vọng tháo gỡ vướng mắc về lưu trữ
- Được đăng: Thứ năm, 11 Tháng 4 2024 09:57
- Lượt xem: 381
(TUAG)- Chiều 10/4, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang tổ chức hội thảo lấy ý kiến dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), với sự tham gia đóng góp ý kiến của lãnh đạo Ủy ban MTTQVN, sở, ngành tỉnh có liên quan.
Các ý kiến đóng góp thống nhất việc bổ sung quy định về lưu trữ tư, tạo cơ sở pháp lý thu hút nhiều hơn sự tham gia của tổ chức, cá nhân vào lưu trữ tài liệu; thủ tục đăng ký, ký gửi, mua bán, hiến tặng tài liệu lưu trữ tư; hỗ trợ của Nhà nước đối với tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt…
Đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung vào Điều 19 chế tài về trách nhiệm nộp lưu tài liệu lưu trữ vào lưu trữ lịch sử đối với cơ quan, đơn vị thuộc nguồn nộp lưu để đảm bảo tính nghiêm minh trong thực hiện nhiệm vụ; nêu rõ chủ thể “Người đứng đầu lưu trữ lịch sử quyết định việc mang tài liệu ra ngoài lưu trữ lịch sử để sử dụng trong nước”…
Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị giữ nguyên tên gọi Luật Lưu trữ, thay vì Luật Lưu trữ Nhà nước; đóng góp cụ thể về phạm vi điều chỉnh, các hành vi bị nghiêm cấm…
Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) gồm 8 chương, 65 điều, thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII về việc hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới; khắc phục bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện Luật Lưu trữ năm 2011, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của Hiến pháp.
Các ý kiến đóng góp thống nhất việc bổ sung quy định về lưu trữ tư, tạo cơ sở pháp lý thu hút nhiều hơn sự tham gia của tổ chức, cá nhân vào lưu trữ tài liệu; thủ tục đăng ký, ký gửi, mua bán, hiến tặng tài liệu lưu trữ tư; hỗ trợ của Nhà nước đối với tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt…
Đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung vào Điều 19 chế tài về trách nhiệm nộp lưu tài liệu lưu trữ vào lưu trữ lịch sử đối với cơ quan, đơn vị thuộc nguồn nộp lưu để đảm bảo tính nghiêm minh trong thực hiện nhiệm vụ; nêu rõ chủ thể “Người đứng đầu lưu trữ lịch sử quyết định việc mang tài liệu ra ngoài lưu trữ lịch sử để sử dụng trong nước”…
Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị giữ nguyên tên gọi Luật Lưu trữ, thay vì Luật Lưu trữ Nhà nước; đóng góp cụ thể về phạm vi điều chỉnh, các hành vi bị nghiêm cấm…
Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) gồm 8 chương, 65 điều, thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII về việc hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới; khắc phục bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện Luật Lưu trữ năm 2011, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của Hiến pháp.
G.K