Hãy là “người dùng” thông thái!
- Được đăng: Chủ nhật, 20 Tháng 5 2018 18:03
- Lượt xem: 2838
(TGAG)- Sự phát triển của Internet và mạng xã hội đã mang lại nhiều lợi ích cho con người. Nhờ đó mà chúng ta có thể tra cứu, tìm kiếm, chia sẻ, trao đổi, nắm bắt thông tin, hợp tác, kinh doanh, giao lưu, giải trí trên mạng rất thuận lợi, nhanh chóng, mang lại hiệu quả rất cao… Tuy nhiên, bên cạnh mặt thuận lợi, Internet và mạng xã hội cũng tồn tại những nguy hiểm đối với người dùng như: Tin tặc tấn công, lấy cắp thông tin của người dùng để thực hiện mục đích bất chính; “đẩy” lên các trang mạng những thông tin giả, xuyên tạc, bịa đặt, gây tác động xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xúc phạm cá nhân, tập thể, nguy hại hơn là xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước…
Có thể kể ra một số vụ việc nghiêm trọng thời gian qua như: Năm 2016, tin tặc tấn công vào hệ thống thông tin của Vietnam Airlines, đe dọa an ninh hàng không. Website của hãng bị hacker thay đổi nội dung, đồng thời đăng tải thông tin chi tiết của hơn 400.000 tài khoản khách hàng. Các màn hình thông tin chuyến bay, hệ thống phát thanh của sân bay xuất hiện nhiều thông tin khác lạ. Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện và đã yêu cầu Google gỡ bỏ hơn 1.299 video clip xấu, độc trên Youtube, trong đó có một kênh phản động với hơn 500 video clip. Gần đây nhất là vụ bê bối rò rỉ dữ liệu của trên 87 triệu người dùng Facebook, trong đó, Việt Nam có 427.446 tài khoản. Hàng loạt các nước trên thế giới đã lên án Facebook. Làn sóng người dùng tẩy chay, xóa Facebook lan rộng trên thế giới. Giám đốc điều hành Facebook đã phải công khai nhận và xin lỗi người dùng, ra điều trần trước Quốc hội Mỹ về vụ bê bối. Facebook phải tiến hành điều tra hàng nghìn ứng dụng chạy trên nền tảng của mình và đã cho tạm ngừng hoạt động của 200 ứng dụng…
Để đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, đấu tranh, xử lý tội phạm mạng, Nhà nước ta đã ban hành Luật An toàn thông tin mạng, nghiêm cấm các hành vi: Can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật; Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác. Trong năm 2018, Quốc hội sẽ thông qua dự thảo Luật An ninh mạng với các quy định: Nghiêm cấm tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, tuyên truyền, kích động, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; Bịa đặt, xuyên tạc, làm nhục, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để gây phương hại đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc trục lợi...
Để tận dụng lợi ích, phòng tránh những tác hại, mỗi người chúng ta khi truy cập Internet, sử dụng mạng xã hội cần ý thức trách nhiệm của mình; phải hiểu biết các quy định của pháp luật có liên quan an ninh, an toàn thông tin mạng; biết “gạn đục khơi trong”, không chia sẻ, bình luận những thông tin chưa được kiểm chứng; tự tạo sức “đề kháng” cho mình trước những thông tin xấu, độc; đấu tranh, phản bác lại thông tin xuyên tạc, bịa đặt gây hại cho cộng đồng. Đồng thời, không nên dễ dãi chia sẻ thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội và phải thường xuyên cập nhật các biện pháp bảo mật. Hãy là “người dùng” thông thái!
Có thể kể ra một số vụ việc nghiêm trọng thời gian qua như: Năm 2016, tin tặc tấn công vào hệ thống thông tin của Vietnam Airlines, đe dọa an ninh hàng không. Website của hãng bị hacker thay đổi nội dung, đồng thời đăng tải thông tin chi tiết của hơn 400.000 tài khoản khách hàng. Các màn hình thông tin chuyến bay, hệ thống phát thanh của sân bay xuất hiện nhiều thông tin khác lạ. Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện và đã yêu cầu Google gỡ bỏ hơn 1.299 video clip xấu, độc trên Youtube, trong đó có một kênh phản động với hơn 500 video clip. Gần đây nhất là vụ bê bối rò rỉ dữ liệu của trên 87 triệu người dùng Facebook, trong đó, Việt Nam có 427.446 tài khoản. Hàng loạt các nước trên thế giới đã lên án Facebook. Làn sóng người dùng tẩy chay, xóa Facebook lan rộng trên thế giới. Giám đốc điều hành Facebook đã phải công khai nhận và xin lỗi người dùng, ra điều trần trước Quốc hội Mỹ về vụ bê bối. Facebook phải tiến hành điều tra hàng nghìn ứng dụng chạy trên nền tảng của mình và đã cho tạm ngừng hoạt động của 200 ứng dụng…
Để đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, đấu tranh, xử lý tội phạm mạng, Nhà nước ta đã ban hành Luật An toàn thông tin mạng, nghiêm cấm các hành vi: Can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật; Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác. Trong năm 2018, Quốc hội sẽ thông qua dự thảo Luật An ninh mạng với các quy định: Nghiêm cấm tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, tuyên truyền, kích động, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; Bịa đặt, xuyên tạc, làm nhục, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để gây phương hại đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc trục lợi...
Để tận dụng lợi ích, phòng tránh những tác hại, mỗi người chúng ta khi truy cập Internet, sử dụng mạng xã hội cần ý thức trách nhiệm của mình; phải hiểu biết các quy định của pháp luật có liên quan an ninh, an toàn thông tin mạng; biết “gạn đục khơi trong”, không chia sẻ, bình luận những thông tin chưa được kiểm chứng; tự tạo sức “đề kháng” cho mình trước những thông tin xấu, độc; đấu tranh, phản bác lại thông tin xuyên tạc, bịa đặt gây hại cho cộng đồng. Đồng thời, không nên dễ dãi chia sẻ thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội và phải thường xuyên cập nhật các biện pháp bảo mật. Hãy là “người dùng” thông thái!
Sự thật
--------------