Thông điệp!
- Được đăng: Thứ hai, 14 Tháng 5 2018 08:58
- Lượt xem: 3282
(TGAG)- Đảng ta nhận định “tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước”, “xảy ra trên diện rộng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội... thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ”. Do đó, Đảng và Nhà nước đã xác định công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng và đã quyết liệt triển khai các biện pháp, với quyết tâm đẩy lùi tham nhũng, xây dựng bộ máy lãnh đạo và quản lý thực sự trong sạch, vững mạnh.
Hai năm qua, đã có hơn 50 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, cả đương chức lẫn nghỉ hưu bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự, gần đây nhất là các vụ án: Đinh La Thăng; “Vũ Nhôm”; tổ chức đánh bạc nghìn tỷ... Trong đó 2 cựu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng, nguyên Giám đốc và Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng, nguyên Trung tướng tình báo Công an, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50)... đã bị bắt giam, khởi tố.
Những mức kỷ luật và xử lý nghiêm minh như vừa qua đã thuyết phục và củng cố niềm tin của nhân dân đối với quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong lập lại kỷ cương, không để tồn tại khái niệm “vùng cấm” trong kỷ luật Đảng, cũng như hành động để không còn khái niệm “hạ cánh an toàn” đối với những cán bộ đã, đang và có ý định “nhúng chàm”.
Cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng là cuộc đấu tranh phức tạp, lâu dài và phải được tiến hành đồng bộ, nhiều mặt. Trong chủ trương, hành động phải kiên quyết, bền bỉ, làm từng bước vững chắc, có hiệu quả, tránh đánh trống bỏ dùi, cấp trên phải làm gương cho cấp dưới và không chỉ bằng hô hào, khuyên bảo, kêu gọi mà còn phải bằng cơ chế, luật pháp, xử lý sai phạm thì mới có tác dụng tốt.
Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, ngày 22-3-2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW thực hiện một số điều trong Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Đây là Hướng dẫn được đánh giá có nhiều điểm mới, điển hình như quy định: Đảng viên vi phạm đặc biệt nghiêm trọng đã qua đời thì vẫn kiểm tra, kết luận và xử lý kỷ luật; con của đảng viên phạm tội, đảng viên phải chịu trách nhiệm liên đới nếu sinh hoạt trong gia đình và trực tiếp phụ thuộc vào việc nuôi dưỡng, quản lý của đảng viên đó; đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ”... Những quy định này là bước tiến của Đảng trong xử lý cán bộ, kỷ luật đảng viên vi phạm.
Khẳng định quyết tâm của Trung ương Đảng tiếp tục cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo “ai nhụt chí thì dẹp sang một bên để người khác làm”. Thông điệp của Tổng Bí thư một lần nữa khẳng định quyết tâm tiếp tục cuộc chiến bảo vệ thanh danh của Đảng, bảo vệ sự thanh liêm của bộ máy và lợi ích của quốc gia, dân tộc, làm cho tổ chức Đảng càng thêm vững mạnh, bộ máy Nhà nước ngày càng hiệu lực, hiệu quả, tạo được niềm tin vững chắc của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước./.
Hai năm qua, đã có hơn 50 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, cả đương chức lẫn nghỉ hưu bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự, gần đây nhất là các vụ án: Đinh La Thăng; “Vũ Nhôm”; tổ chức đánh bạc nghìn tỷ... Trong đó 2 cựu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng, nguyên Giám đốc và Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng, nguyên Trung tướng tình báo Công an, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50)... đã bị bắt giam, khởi tố.
Những mức kỷ luật và xử lý nghiêm minh như vừa qua đã thuyết phục và củng cố niềm tin của nhân dân đối với quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong lập lại kỷ cương, không để tồn tại khái niệm “vùng cấm” trong kỷ luật Đảng, cũng như hành động để không còn khái niệm “hạ cánh an toàn” đối với những cán bộ đã, đang và có ý định “nhúng chàm”.
Cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng là cuộc đấu tranh phức tạp, lâu dài và phải được tiến hành đồng bộ, nhiều mặt. Trong chủ trương, hành động phải kiên quyết, bền bỉ, làm từng bước vững chắc, có hiệu quả, tránh đánh trống bỏ dùi, cấp trên phải làm gương cho cấp dưới và không chỉ bằng hô hào, khuyên bảo, kêu gọi mà còn phải bằng cơ chế, luật pháp, xử lý sai phạm thì mới có tác dụng tốt.
Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, ngày 22-3-2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW thực hiện một số điều trong Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Đây là Hướng dẫn được đánh giá có nhiều điểm mới, điển hình như quy định: Đảng viên vi phạm đặc biệt nghiêm trọng đã qua đời thì vẫn kiểm tra, kết luận và xử lý kỷ luật; con của đảng viên phạm tội, đảng viên phải chịu trách nhiệm liên đới nếu sinh hoạt trong gia đình và trực tiếp phụ thuộc vào việc nuôi dưỡng, quản lý của đảng viên đó; đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ”... Những quy định này là bước tiến của Đảng trong xử lý cán bộ, kỷ luật đảng viên vi phạm.
Khẳng định quyết tâm của Trung ương Đảng tiếp tục cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo “ai nhụt chí thì dẹp sang một bên để người khác làm”. Thông điệp của Tổng Bí thư một lần nữa khẳng định quyết tâm tiếp tục cuộc chiến bảo vệ thanh danh của Đảng, bảo vệ sự thanh liêm của bộ máy và lợi ích của quốc gia, dân tộc, làm cho tổ chức Đảng càng thêm vững mạnh, bộ máy Nhà nước ngày càng hiệu lực, hiệu quả, tạo được niềm tin vững chắc của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước./.
Sự thật
----------------