Đừng để bị mắc mưu kẻ xấu!
- Được đăng: Thứ bảy, 26 Tháng 5 2018 09:06
- Lượt xem: 3520
(TGAG)- Trên Internet hiện nay, bên cạnh các tờ báo điện tử chính thống được cấp phép, quản lý và hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích được quy định trong Luật Báo chí, còn có hàng ngàn, hàng vạn những trang tin, trang web hoạt động “chui” mạo danh, lừa đảo, ăn cắp thông tin nhằm nhiều mục đích khác nhau. Các trang web này ăn cắp thông thông tin, bài viết từ các trang báo chính thống để đăng tải, đồng thời tạo ra nhiều thông tin gây sốc, giật gân, nhiều hình ảnh minh họa được cắt ghép... nhằm thu hút người truy cập và tương tác, để từ đó kiếm lợi từ quảng cáo…
Một dạng trang web giả mạo khác thường gặp ở nước ta được “nhái” thiết kế của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, người nổi tiếng tại Việt Nam. Với hình thức, nội dung gần như giống hệt, những trang web này đánh lừa người xem “bấm” vào các đường dẫn chứa rất nhiều virus, mã “độc”. Khi người dùng truy cập, virus, mã độc sẽ thâm nhập vào máy tính cá nhân, ăn cắp dữ liệu, đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng, thậm chí đánh cắp tài khoản ngân hàng, tự động rút tiền trong tài khoản một cách tinh vi, khó lường.
Nguy hiểm hơn, rất nhiều trang web còn mạo danh các tờ báo chính thống một cách trắng trợn như: phapluatso.net, Phapluat.news, laodong24h.org, trithucvn.net, kenhphunumoi... Thậm chí, có cả những trang web mạo danh các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước nhằm mục đích xuyên tạc, phản động. Những trang web này thường sao chép những bài viết, những thông tin chính thống để biên tập, đưa thêm vào những thông tin suy diễn, xuyên tạc sự thật, kích động chia rẽ nội bộ, gieo rắc sự nghi ngờ… Thủ đoạn là chúng không nói trực diện, hướng dư luận theo kiểu “phải trái phân minh” một cách rõ ràng, mà thường lập lờ để dư luận tự ngộ nhận, phán xét. Có khi cùng một bài viết, hầu hết thông tin là chính xác, chúng chỉ cài vào trong đó một vài thông tin sai lệch, dễ khiến người đọc ngộ nhận là tin thật. Toan tính của chúng là nói một lần chưa tin thì nói nhiều lần ắt phải tin, thủ đoạn là bài này “lái” một chút, bài kia “lái” một chút… Điển hình nhiều nhất hiện nay là cắt xén nội dung những văn bản mới ban hành, lấy toàn bộ nội dung đánh giá về hạn chế, yếu kém để trích dẫn, sau đó bình luận một, hai câu, hoặc như chép lại bài phát biểu của các cấp lãnh đạo và thêm, bớt một vài đoạn… nếu người đọc không tỉnh táo dễ dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc. Đây là hệ lụy vô cùng nguy hiểm, vì theo đó, những thông tin sai, tin tức đồn nhảm, thông tin phản động bị lan truyền nhanh chóng khó kiểm soát, ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh mạng, an ninh thông tin ở Việt Nam.
Vẫn biết rằng sự thật và lòng tin của con người không dễ bị tác động, lung lạc, nhưng để phòng, chống những âm mưu, thủ đoạn nêu trên, mỗi người cần nâng cao cảnh giác cho mình. Đồng thời góp phần tuyên truyền để mọi người xung quanh hiểu rõ những âm mưu, thủ đoạn tinh vi, thâm độc của các thế lực thù địch, phản động. Qua đó, xử lý, sàng lọc, tiếp nhận thông tin trên Internet một cách chuẩn xác để có nhận thức đúng đắn, không bị mắc mưu kẻ xấu./.
Một dạng trang web giả mạo khác thường gặp ở nước ta được “nhái” thiết kế của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, người nổi tiếng tại Việt Nam. Với hình thức, nội dung gần như giống hệt, những trang web này đánh lừa người xem “bấm” vào các đường dẫn chứa rất nhiều virus, mã “độc”. Khi người dùng truy cập, virus, mã độc sẽ thâm nhập vào máy tính cá nhân, ăn cắp dữ liệu, đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng, thậm chí đánh cắp tài khoản ngân hàng, tự động rút tiền trong tài khoản một cách tinh vi, khó lường.
Nguy hiểm hơn, rất nhiều trang web còn mạo danh các tờ báo chính thống một cách trắng trợn như: phapluatso.net, Phapluat.news, laodong24h.org, trithucvn.net, kenhphunumoi... Thậm chí, có cả những trang web mạo danh các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước nhằm mục đích xuyên tạc, phản động. Những trang web này thường sao chép những bài viết, những thông tin chính thống để biên tập, đưa thêm vào những thông tin suy diễn, xuyên tạc sự thật, kích động chia rẽ nội bộ, gieo rắc sự nghi ngờ… Thủ đoạn là chúng không nói trực diện, hướng dư luận theo kiểu “phải trái phân minh” một cách rõ ràng, mà thường lập lờ để dư luận tự ngộ nhận, phán xét. Có khi cùng một bài viết, hầu hết thông tin là chính xác, chúng chỉ cài vào trong đó một vài thông tin sai lệch, dễ khiến người đọc ngộ nhận là tin thật. Toan tính của chúng là nói một lần chưa tin thì nói nhiều lần ắt phải tin, thủ đoạn là bài này “lái” một chút, bài kia “lái” một chút… Điển hình nhiều nhất hiện nay là cắt xén nội dung những văn bản mới ban hành, lấy toàn bộ nội dung đánh giá về hạn chế, yếu kém để trích dẫn, sau đó bình luận một, hai câu, hoặc như chép lại bài phát biểu của các cấp lãnh đạo và thêm, bớt một vài đoạn… nếu người đọc không tỉnh táo dễ dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc. Đây là hệ lụy vô cùng nguy hiểm, vì theo đó, những thông tin sai, tin tức đồn nhảm, thông tin phản động bị lan truyền nhanh chóng khó kiểm soát, ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh mạng, an ninh thông tin ở Việt Nam.
Vẫn biết rằng sự thật và lòng tin của con người không dễ bị tác động, lung lạc, nhưng để phòng, chống những âm mưu, thủ đoạn nêu trên, mỗi người cần nâng cao cảnh giác cho mình. Đồng thời góp phần tuyên truyền để mọi người xung quanh hiểu rõ những âm mưu, thủ đoạn tinh vi, thâm độc của các thế lực thù địch, phản động. Qua đó, xử lý, sàng lọc, tiếp nhận thông tin trên Internet một cách chuẩn xác để có nhận thức đúng đắn, không bị mắc mưu kẻ xấu./.
Sự thật
-----------------