Châu Thành: Tăng cường hoạt động chăm lo cho trẻ em trên địa bàn huyện
- Được đăng: Thứ hai, 29 Tháng 5 2023 14:34
- Lượt xem: 663
(TUAG)- Quan tâm chăm lo, bảo vệ trẻ em là một trong những công tác trọng tâm được huyện Châu Thành chú trọng triển khai thực hiện trong nhiều năm qua. Ngoài chính sách của Đảng và Nhà nước, huyện còn tích cực huy động nguồn lực xã hội hóa chăm lo đời sống, học tập, vui chơi, giải trí cho các em, nhất là trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho các em được chăm sóc, bảo vệ và phát triển toàn diện.
Những năm qua, các cấp ủy, đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn huyện Châu Thành luôn chú trọng công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực trẻ em, huy động nhiều nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em, đặc biệt là những trẻ em mồ côi, trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh sống, học tập khó khăn. Bên cạnh đó, công tác phối hợp liên ngành giữa các ngành, đoàn thể cũng được triển khai đồng bộ, tích cực. Ban điều hành hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em huyện đã phối hợp triển khai thực hiện tốt các hoạt động trên các lĩnh vực: y tế, giáo dục y tế, tư pháp, bảo vệ chăm sóc trẻ em, vui chơi giải trí… Huyện còn tăng cường công tác rà soát, nắm bắt từng hoàn cảnh cụ thể của các em để có sự can thiệp, hỗ trợ kịp thời nhằm tạo môi trường phát triển lành mạnh cho tất cả các em trên địa bàn toàn huyện.
Để trẻ em được chăm lo, bảo vệ an toàn trước những rủi ro, những tác động tiêu cực bởi môi trường xã hội, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành tăng cường phối hợp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; các ban, ngành, đơn vị trong huyện tổ chức nhiều hoạt động như: tổ chức toạ đàm phòng, chống xâm hại trẻ em; đẩy mạnh truyền thông về phòng, chống tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước tại các xã, thị trấn, các trường trên địa bàn; tăng cường các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho trẻ em; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ, phòng chống tình trạng bạo lực, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật ở trẻ em; tổ chức các lớp rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ bản thân, phổ cập bơi. Đồng thời, huyện còn thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu – kết nối yêu thương”; xây dựng nhiều mô hình bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng; mô hình “Ngôi nhà an toàn”, “Địa chỉ tin cậy – nhà tám lánh”; mô hình “Kết nối, chuyển gửi, tìm gia đình chăm sóc, thay thế cho các đối tượng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” tại các xã Hoà Bình Thạnh, Vĩnh Thành, Vĩnh Hanh, thị trấn An Châu; mô hình “Quản lý trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” tại các xã Hoà Bình Thạnh, Vĩnh Thành, Tân Phú…
Song song đó, huyện còn đẩy mạnh các hoạt động vui chơi, giải trí và xây dựng nhiều mô hình rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội cho trẻ như: tổ chức giao lưu, giới thiệu sách, sân chơi thiếu nhi hè, vui hội trăng rằm, rèn luyện kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục, kỹ năng phòng tránh thương tích, phòng tránh bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, sinh hoạt dã ngoại… Huyện cũng đặc biệt quan tâm rèn luyện kỹ năng bơi cho trẻ và xem đây là một trong những biện pháp hữu hiệu trong việc phòng, tránh tai nạn đuối nước cho trẻ, đặc biệt là vào những mùa cao điểm nước nổi.
Ngoài việc đảm bảo đủ chính sách hỗ trợ của nhà nước dành cho các em theo quy định. Huyện còn đặc biệt chú trọng thực hiện nhiều chương trình chăm sóc, bảo vệ trẻ em, đặc biệt là những trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Huyện vận động nhiều nguồn lực, cùng với các xã, thị trấn tổ chức thăm hỏi, tặng quà trên 1.207 phần quà Tết cho em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo, trẻ mồi côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 đón xuân ấm áp, với số tiền trên 357 triệu đồng.
Với sự quan tâm của các cấp, các ngành, cùng việc thực hiện tốt các chính sách dành cho trẻ em. Thời gian tới, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2023, với chủ đề Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”. Huyện Châu Thành tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thông như: tổ chức Lễ ra quân Tháng hành động vì trẻ em”; tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp huyện với chủ đề “Trẻ em nói về các vấn đề phòng chống bạo lực, xâm hại, đuối nước ở trẻ em và an toàn trên môi trường mạng”. Tổ chức các hoạt động truyền thông tuyên truyền Luật Trẻ em 2016, Nghị định số 56 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Trẻ em; Chỉ thị số 18 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp phòng chống xâm hại trẻ em, các chính sách, chương trình bảo vệ trẻ em đang được triển khai; Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030; Chỉ thị số 14 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng về quyền trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại, đặc biệt là tai nạn đuối nước, tại nạn giao thông cho trẻ… Đồng thời, rà soát lại việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách của địa phương và của Trung ương liên quan tới công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại địa phương mình để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung. Bên cạnh đó kiến nghị các chính sách phù hợp tạo điều kiện cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội.
Tăng cường tuyên truyền trực quan treo khẩu hiệu chuyển tải thông điệp của Tháng hành động; phát hành tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về công tác bảo vệ trẻ em theo chủ đề Tháng hành động; tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng về thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh; phòng, chống xâm hại trẻ em; thông tin, tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông cho trẻ em. Tăng cường nhận thức, kỹ năng của trẻ em, gia đình, cộng đồng chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện.
Đồng thời, phát triển các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em như: Câu lạc bộ Quyền trẻ em, các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện để trẻ em phát huy được quyền tham gia và giúp các em tự tin, thực hiện tốt bổn phận của mình. Vận động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân đến thăm hỏi tặng quà động viên giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em khó khăn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh; đỡ đầu, trợ giúp trẻ em nghèo, trẻ em bị bạo lực, xâm hại. Hỗ trợ thiết bị vui chơi giải trí, bộ đồ dùng học tập, tủ sách cho trẻ em tại cộng đồng. Chăm sóc sức khỏe và phẫu thuật miễn phí cho trẻ em bị bệnh bẩm sinh, bệnh hiểm nghèo: vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; kết nối các nhà tài trợ khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh…
Bên cạnh đó, huyện tiếp tục thực hiện các chính sách phù hợp tạo điều kiện cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cơ nhở. Tiếp tục triển khai và nhân rộng những mô hình hỗ trợ can thiệp các trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; triển khai các mô hình về phòng chống tai nạn thương tích, phổ cập bơi, thành lập địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh. Đồng thời, củng cố nhân rộng có hiệu quả các điểm tư vấn học đường tại các trường học, tổ chức triển khai mô hình Hội đồng trẻ em, tổ chức hoạt động Tọa đàm “về các biện pháp, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng ngôi nhà an toàn cho trẻ em”. Phát triển các mô hình hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em như Diễn đàn trẻ em, Câu lạc bộ Quyền trẻ em, các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện để trẻ em phát huy được quyền tham gia; tổ chức thăm tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ mồ côi do COVID-19, trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo… giúp các em vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống./.
Những năm qua, các cấp ủy, đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn huyện Châu Thành luôn chú trọng công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực trẻ em, huy động nhiều nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em, đặc biệt là những trẻ em mồ côi, trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh sống, học tập khó khăn. Bên cạnh đó, công tác phối hợp liên ngành giữa các ngành, đoàn thể cũng được triển khai đồng bộ, tích cực. Ban điều hành hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em huyện đã phối hợp triển khai thực hiện tốt các hoạt động trên các lĩnh vực: y tế, giáo dục y tế, tư pháp, bảo vệ chăm sóc trẻ em, vui chơi giải trí… Huyện còn tăng cường công tác rà soát, nắm bắt từng hoàn cảnh cụ thể của các em để có sự can thiệp, hỗ trợ kịp thời nhằm tạo môi trường phát triển lành mạnh cho tất cả các em trên địa bàn toàn huyện.
Để trẻ em được chăm lo, bảo vệ an toàn trước những rủi ro, những tác động tiêu cực bởi môi trường xã hội, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành tăng cường phối hợp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; các ban, ngành, đơn vị trong huyện tổ chức nhiều hoạt động như: tổ chức toạ đàm phòng, chống xâm hại trẻ em; đẩy mạnh truyền thông về phòng, chống tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước tại các xã, thị trấn, các trường trên địa bàn; tăng cường các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho trẻ em; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ, phòng chống tình trạng bạo lực, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật ở trẻ em; tổ chức các lớp rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ bản thân, phổ cập bơi. Đồng thời, huyện còn thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu – kết nối yêu thương”; xây dựng nhiều mô hình bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng; mô hình “Ngôi nhà an toàn”, “Địa chỉ tin cậy – nhà tám lánh”; mô hình “Kết nối, chuyển gửi, tìm gia đình chăm sóc, thay thế cho các đối tượng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” tại các xã Hoà Bình Thạnh, Vĩnh Thành, Vĩnh Hanh, thị trấn An Châu; mô hình “Quản lý trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” tại các xã Hoà Bình Thạnh, Vĩnh Thành, Tân Phú…
Song song đó, huyện còn đẩy mạnh các hoạt động vui chơi, giải trí và xây dựng nhiều mô hình rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội cho trẻ như: tổ chức giao lưu, giới thiệu sách, sân chơi thiếu nhi hè, vui hội trăng rằm, rèn luyện kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục, kỹ năng phòng tránh thương tích, phòng tránh bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, sinh hoạt dã ngoại… Huyện cũng đặc biệt quan tâm rèn luyện kỹ năng bơi cho trẻ và xem đây là một trong những biện pháp hữu hiệu trong việc phòng, tránh tai nạn đuối nước cho trẻ, đặc biệt là vào những mùa cao điểm nước nổi.
Ngoài việc đảm bảo đủ chính sách hỗ trợ của nhà nước dành cho các em theo quy định. Huyện còn đặc biệt chú trọng thực hiện nhiều chương trình chăm sóc, bảo vệ trẻ em, đặc biệt là những trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Huyện vận động nhiều nguồn lực, cùng với các xã, thị trấn tổ chức thăm hỏi, tặng quà trên 1.207 phần quà Tết cho em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo, trẻ mồi côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 đón xuân ấm áp, với số tiền trên 357 triệu đồng.
Với sự quan tâm của các cấp, các ngành, cùng việc thực hiện tốt các chính sách dành cho trẻ em. Thời gian tới, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2023, với chủ đề Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”. Huyện Châu Thành tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thông như: tổ chức Lễ ra quân Tháng hành động vì trẻ em”; tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp huyện với chủ đề “Trẻ em nói về các vấn đề phòng chống bạo lực, xâm hại, đuối nước ở trẻ em và an toàn trên môi trường mạng”. Tổ chức các hoạt động truyền thông tuyên truyền Luật Trẻ em 2016, Nghị định số 56 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Trẻ em; Chỉ thị số 18 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp phòng chống xâm hại trẻ em, các chính sách, chương trình bảo vệ trẻ em đang được triển khai; Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030; Chỉ thị số 14 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng về quyền trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại, đặc biệt là tai nạn đuối nước, tại nạn giao thông cho trẻ… Đồng thời, rà soát lại việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách của địa phương và của Trung ương liên quan tới công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại địa phương mình để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung. Bên cạnh đó kiến nghị các chính sách phù hợp tạo điều kiện cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội.
Tăng cường tuyên truyền trực quan treo khẩu hiệu chuyển tải thông điệp của Tháng hành động; phát hành tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về công tác bảo vệ trẻ em theo chủ đề Tháng hành động; tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng về thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh; phòng, chống xâm hại trẻ em; thông tin, tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông cho trẻ em. Tăng cường nhận thức, kỹ năng của trẻ em, gia đình, cộng đồng chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện.
Đồng thời, phát triển các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em như: Câu lạc bộ Quyền trẻ em, các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện để trẻ em phát huy được quyền tham gia và giúp các em tự tin, thực hiện tốt bổn phận của mình. Vận động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân đến thăm hỏi tặng quà động viên giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em khó khăn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh; đỡ đầu, trợ giúp trẻ em nghèo, trẻ em bị bạo lực, xâm hại. Hỗ trợ thiết bị vui chơi giải trí, bộ đồ dùng học tập, tủ sách cho trẻ em tại cộng đồng. Chăm sóc sức khỏe và phẫu thuật miễn phí cho trẻ em bị bệnh bẩm sinh, bệnh hiểm nghèo: vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; kết nối các nhà tài trợ khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh…
Bên cạnh đó, huyện tiếp tục thực hiện các chính sách phù hợp tạo điều kiện cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cơ nhở. Tiếp tục triển khai và nhân rộng những mô hình hỗ trợ can thiệp các trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; triển khai các mô hình về phòng chống tai nạn thương tích, phổ cập bơi, thành lập địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh. Đồng thời, củng cố nhân rộng có hiệu quả các điểm tư vấn học đường tại các trường học, tổ chức triển khai mô hình Hội đồng trẻ em, tổ chức hoạt động Tọa đàm “về các biện pháp, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng ngôi nhà an toàn cho trẻ em”. Phát triển các mô hình hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em như Diễn đàn trẻ em, Câu lạc bộ Quyền trẻ em, các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện để trẻ em phát huy được quyền tham gia; tổ chức thăm tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ mồ côi do COVID-19, trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo… giúp các em vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống./.
Trần Ngân