Đại biểu Quốc hội An Giang tham gia thảo luận tại phiên họp
- Được đăng: Thứ sáu, 29 Tháng 10 2021 14:58
- Lượt xem: 962
(TUAG)- Sáng 29/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Kỳ họp 2, Quốc hội khóa XV tiếp tục phiên thảo luận trực tuyến, góp ý kiến đối với dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
Trong 30 ý kiến phát biểu thảo luận tại phiên họp, có ý kiến của Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội An Giang Trình Lam Sinh. Theo đó, ông Trình Lam Sinh tán thành việc sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm để khắc phục những hạn chế, bất cập trước yêu cầu phát triển của thị trường bảo hiểm trong nước. Đồng thời thể chế hóa tinh thần Nghị quyết 39 NQ/TW ngày 15-1-2019 của Bộ Chính trị về việc hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm.
Về vấn đề chung, đề nghị cần làm rõ hơn cơ chế quản lý của nhà nước đối với các loại hình kinh doanh, nhằm đảm bảo tính minh bạch, cân bằng và bảo vệ quyền lợi của các bên. Bởi trong thực tế, khi có tranh chấp hợp đồng xảy ra thì bên mua bảo hiểm bao giờ cũng nhận phần rủi ro cao.
Về những vấn đề cụ thể, tại Khoản 2, 3, Điều 3 (về áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế về tập quán quốc tế), quy định theo dạng liệt kê, diễn giải khó hiểu, khó áp dụng. Đề nghị điều chỉnh lại theo hướng “trường hợp có quy định khác nhau giữa luật này và các luật khác về cùng 1 nội dung có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì thực hiện theo quy định của luật này”. Các bên tham gia bảo hiểm áp dụng tập quán quốc tế, nếu hậu quả của việc áp dụng này không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam.
Tại Điều 11, thống nhất sự cần thiết phải quy định tổ chức xã hội nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Vì đây là tổ chức trung gian để giữ mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, tương tự như Hiệp hội công chứng, Liên đoàn luật sư Việt Nam... Tất nhiên, về chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động của các tổ chức này chỉ là phối hợp với các cơ quan nhà nước trong quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chứ không có chức năng quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
Tại Khoản 2 Điều 9, bảo hiểm bắt buộc bao gồm: bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; các loại bảo hiểm bắt buộc khác đáp ứng theo quy định tại Khoản 1 điều này do Quốc hội quy định. Theo ĐBQH Trình Lam Sinh, quy định 3 loại bảo hiểm bắt buộc trên là cần thiết nhưng chưa đủ. Vì trong thực tế quản lý nhà nước, quản lý xã hội hiện nay, luật hiện hành còn quy định một loạt bảo hiểm bắt buộc khác có liên quan đến hành nghề, như bảo hiểm trong hành nghề luật sư, hành nghề công chứng, bảo hiểm trong giám định… Vì vậy, đề nghị chỉ cần quy định chung có tính nguyên tắc như Khoản 1 Điều 9, còn việc bảo hiểm bắt buộc ở từng lĩnh vực nghề nghiệp sẽ do luật chuyên ngành quy định. Như vậy sẽ rõ hơn và dễ thực hiện hơn.
Khoản 2 Điều 16 ghi “điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm giải thích rõ và có bằng chứng xác nhận việc bên mua bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm giải thích đầy đủ và hiểu rõ các nội dung này khi giao kết hợp đồng bảo hiểm”. Thực tế, hợp đồng sẽ ghi như vậy, nhưng không phải bên mua nào cũng có thể đọc hết toàn bộ, vì nó rất chi tiết và phức tạp, thậm chí khó hiểu. Về người mua bảo hiểm, nếu không chú ý ghi giao kết hợp đồng bảo hiểm, đến khi phát sinh sự việc thì rất khó yêu cầu bồi thường vì vướng vào các quy định loại trừ trong hợp đồng. Chính những yếu tố này mà ở Việt Nam chưa thiết tha lắm đối với các loại hình bảo hiểm, trừ các loại hình bảo hiểm do nhà nước quy định bắt buộc phải mua.
Do đó, nếu quy định rõ để cân bằng hài hòa quyền lợi và nghĩa vụ của cả 2 bên thì lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam sẽ phát triển tốt trong thời gian tới.
Sau khi các ĐBQH thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu giải trình, tiếp thu và sẽ cân nhắc trong quá trình chỉnh lý dự án Luật.
ĐBQH Trình Lam Sinh phát biểu thảo luận tại điểm cầu An Giang
Trong 30 ý kiến phát biểu thảo luận tại phiên họp, có ý kiến của Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội An Giang Trình Lam Sinh. Theo đó, ông Trình Lam Sinh tán thành việc sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm để khắc phục những hạn chế, bất cập trước yêu cầu phát triển của thị trường bảo hiểm trong nước. Đồng thời thể chế hóa tinh thần Nghị quyết 39 NQ/TW ngày 15-1-2019 của Bộ Chính trị về việc hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm.
Về vấn đề chung, đề nghị cần làm rõ hơn cơ chế quản lý của nhà nước đối với các loại hình kinh doanh, nhằm đảm bảo tính minh bạch, cân bằng và bảo vệ quyền lợi của các bên. Bởi trong thực tế, khi có tranh chấp hợp đồng xảy ra thì bên mua bảo hiểm bao giờ cũng nhận phần rủi ro cao.
Về những vấn đề cụ thể, tại Khoản 2, 3, Điều 3 (về áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế về tập quán quốc tế), quy định theo dạng liệt kê, diễn giải khó hiểu, khó áp dụng. Đề nghị điều chỉnh lại theo hướng “trường hợp có quy định khác nhau giữa luật này và các luật khác về cùng 1 nội dung có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì thực hiện theo quy định của luật này”. Các bên tham gia bảo hiểm áp dụng tập quán quốc tế, nếu hậu quả của việc áp dụng này không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam.
Tại Điều 11, thống nhất sự cần thiết phải quy định tổ chức xã hội nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Vì đây là tổ chức trung gian để giữ mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, tương tự như Hiệp hội công chứng, Liên đoàn luật sư Việt Nam... Tất nhiên, về chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động của các tổ chức này chỉ là phối hợp với các cơ quan nhà nước trong quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chứ không có chức năng quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
Tại Khoản 2 Điều 9, bảo hiểm bắt buộc bao gồm: bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; các loại bảo hiểm bắt buộc khác đáp ứng theo quy định tại Khoản 1 điều này do Quốc hội quy định. Theo ĐBQH Trình Lam Sinh, quy định 3 loại bảo hiểm bắt buộc trên là cần thiết nhưng chưa đủ. Vì trong thực tế quản lý nhà nước, quản lý xã hội hiện nay, luật hiện hành còn quy định một loạt bảo hiểm bắt buộc khác có liên quan đến hành nghề, như bảo hiểm trong hành nghề luật sư, hành nghề công chứng, bảo hiểm trong giám định… Vì vậy, đề nghị chỉ cần quy định chung có tính nguyên tắc như Khoản 1 Điều 9, còn việc bảo hiểm bắt buộc ở từng lĩnh vực nghề nghiệp sẽ do luật chuyên ngành quy định. Như vậy sẽ rõ hơn và dễ thực hiện hơn.
Khoản 2 Điều 16 ghi “điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm giải thích rõ và có bằng chứng xác nhận việc bên mua bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm giải thích đầy đủ và hiểu rõ các nội dung này khi giao kết hợp đồng bảo hiểm”. Thực tế, hợp đồng sẽ ghi như vậy, nhưng không phải bên mua nào cũng có thể đọc hết toàn bộ, vì nó rất chi tiết và phức tạp, thậm chí khó hiểu. Về người mua bảo hiểm, nếu không chú ý ghi giao kết hợp đồng bảo hiểm, đến khi phát sinh sự việc thì rất khó yêu cầu bồi thường vì vướng vào các quy định loại trừ trong hợp đồng. Chính những yếu tố này mà ở Việt Nam chưa thiết tha lắm đối với các loại hình bảo hiểm, trừ các loại hình bảo hiểm do nhà nước quy định bắt buộc phải mua.
Do đó, nếu quy định rõ để cân bằng hài hòa quyền lợi và nghĩa vụ của cả 2 bên thì lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam sẽ phát triển tốt trong thời gian tới.
Sau khi các ĐBQH thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu giải trình, tiếp thu và sẽ cân nhắc trong quá trình chỉnh lý dự án Luật.
Tin, ảnh: GIA KHÁNH