Văn hóa ứng xử trong gia đình
- Được đăng: Thứ năm, 13 Tháng 6 2019 09:29
- Lượt xem: 3678
(TGAG)- Văn hóa ứng xử trong gia đình luôn là một lĩnh vực được quan tâm và coi trọng. Đặc biệt trong các gia đình Việt, đó là nét đẹp ngàn đời, truyền thống của dân tộc ta, đó là sự hòa thuận, chung thủy, tình nghĩa, lòng yêu thương và hy sinh cho con cái, tôn trọng và hiếu đễ với cha mẹ và hòa thuận các anh, chị, em. Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hoá mang tính truyền thống của người Việt.
Từ xa xưa, ông cha ta đặc biệt coi trọng vấn đề gia giáo, gia lễ, gia pháp, gia phong mà mỗi người trong gia đình phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam có rất nhiều câu thể hiện điều này. Từ lúc mới sinh ra, con người đã được đặt trong sự gắn bó thiêng liêng của tình mẫu tử, phụ tử: “Phụ tử tình thâm”, “Xương cha, da mẹ”, “Cá chuối đắm đuối vì con”. Khi khôn lớn mỗi người không thể quên công ơn dưỡng dục của cha mẹ:
Chữ “hiếu” luôn được đề cao trong quan hệ ứng xử với cha mẹ và được thể hiện bằng tục báo hiếu. Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, con cái đối với cha mẹ đã được ông cha ta nâng lên thành đạo làm cha mẹ, đạo làm con. Từ mối quan hệ chủ đạo này đã hình thành nên đạo thờ ông bà tổ tiên, đạo thờ cha mẹ, góp phần nuôi dưỡng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Trong quan hệ ứng xử, người xưa cũng đặc biệt coi trọng tình nghĩa giữa anh chị em trong một gia đình: “Anh em như thể tay, chân. Như chim liền cánh, như cây liền cành”, “Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”… Mối liên hệ ruột thịt là mối liên hệ thiêng liêng không thể chia cắt: “Cắt dây bầu dây bí/ Chẳng ai cắt dây chị dây em”. Vì lẽ đó, ông cha ta cũng lên án nghiêm khắc những ai không giữ được tình cảm anh em: “Người dưng có nghĩa thì đãi người dưng/ Anh em vô nghĩa thì đừng anh em”…
Đối với quan hệ vợ chồng, sự hòa thuận và tình nghĩa thủy chung luôn mang ý nghĩa thiêng liêng, sâu nặng, là mối ràng buộc trách nhiệm cao suốt đời người: “Thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn”, “Đốn cây ai nỡ dứt chồi/ Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương”…
Giáo dục văn hóa giao tiếp trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của trẻ. Từ nhỏ, nếu trẻ được giáo dục trong một gia đình hạnh phúc, nền nếp thì lớn lên trẻ dễ dàng trở thành một công dân có văn hóa, phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Do vậy, những cử chỉ, lời nói, hành vi của ông bà, cha mẹ, người thân phải là những tấm gương sáng để trẻ noi theo một cách tự nhiên, không khiên cưỡng. Khi chồng nóng thì vợ bớt lời, khi cha mẹ già ốm đau, bệnh tật thì con cháu quan tâm, động viên, chăm sóc. Con cháu trong gia đình luôn đối xử với ông bà, cha mẹ bằng tấm lòng hiếu kính, ứng xử với hàng xóm, xã hội bằng thái độ hòa nhã, lịch sự.
Chính gia lễ, gia phong ấy là cái gốc của gia đình, giữ cho con người, gia đình và xã hội Việt Nam một sức sống mãnh liệt và sự trong sáng với cội nguồn qua bao đời nay.
Thời nay, dù văn hóa ứng xử trong gia đình có thay đổi rất nhiều so với ngày xưa, nhưng những khuôn phép của mỗi gia đình vẫn không thể thiếu được. Từ thực tế những gia đình vẫn giữ được cái cốt cách văn hóa ứng xử thanh lịch cho thấy, ứng xử trong gia đình chính là phương châm trong giáo dục, dạy dỗ con cái từ nhỏ. Đó là biết yêu thương, quan tâm tới nhau và sống có trách nhiệm: Trách nhiệm với gia đình, với người thân, bạn bè... Đặc biệt, những người bà, người mẹ, ngay từ khi con còn nhỏ đã giúp con hình thành khung văn hóa thể hiện ở cách đi đứng, ăn nói và điều này giúp hình thành nhân cách và đây cũng chính là những khuôn phép không thể thiếu.
Thế nhưng, trong vòng quay của cuộc sống hiện đại, rất nhiều những sai lệch các chuẩn mực trong quan hệ cha mẹ, con cái đã xuất hiện. Một thực tế đáng buồn là sự xuống cấp của những nguyên tắc, chuẩn mực trong gia đình, sự vi phạm cũng như việc chấp nhận những sai lệch chuẩn mực xã hội trong gia đình đã diễn ra một cách dễ dàng và khá phổ biến. Những giá trị đạo đức truyền thống đang bị xói mòn mạnh mẽ. Một phần của nguyên nhân này là do các gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục các giá trị truyền thống cho con em mình; là sự gia tăng các vụ ly hôn, ngoại tình…
Chúng ta sẽ còn phải tiếp tục chung sống với những hiện tượng “nhiễu loạn giá trị gia đình” nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ quy phục nó như là những kẻ bị động. Cần phải dựa trên những chuẩn mực cao nhất về tính nhân đạo trong việc định hướng sự phát triển của gia đình và các mối quan hệ gia đình. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thể không chỉ phát huy được vị trí và vai trò của gia đình đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước mà còn chủ động xây dựng những chuẩn mực và giá trị gia đình mới phù hợp với xã hội hiện đại, làm cho văn hóa ứng xử trong gia đình mãi là nét đẹp của người dân đất Việt, góp phần cho văn hóa dân tộc thăng hoa.
Nguyễn Đăng Giai
Trưởng phòng Khoa giáo
_______________
TTCTTT số 6-2019
Từ xa xưa, ông cha ta đặc biệt coi trọng vấn đề gia giáo, gia lễ, gia pháp, gia phong mà mỗi người trong gia đình phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam có rất nhiều câu thể hiện điều này. Từ lúc mới sinh ra, con người đã được đặt trong sự gắn bó thiêng liêng của tình mẫu tử, phụ tử: “Phụ tử tình thâm”, “Xương cha, da mẹ”, “Cá chuối đắm đuối vì con”. Khi khôn lớn mỗi người không thể quên công ơn dưỡng dục của cha mẹ:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Chữ “hiếu” luôn được đề cao trong quan hệ ứng xử với cha mẹ và được thể hiện bằng tục báo hiếu. Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, con cái đối với cha mẹ đã được ông cha ta nâng lên thành đạo làm cha mẹ, đạo làm con. Từ mối quan hệ chủ đạo này đã hình thành nên đạo thờ ông bà tổ tiên, đạo thờ cha mẹ, góp phần nuôi dưỡng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Trong quan hệ ứng xử, người xưa cũng đặc biệt coi trọng tình nghĩa giữa anh chị em trong một gia đình: “Anh em như thể tay, chân. Như chim liền cánh, như cây liền cành”, “Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”… Mối liên hệ ruột thịt là mối liên hệ thiêng liêng không thể chia cắt: “Cắt dây bầu dây bí/ Chẳng ai cắt dây chị dây em”. Vì lẽ đó, ông cha ta cũng lên án nghiêm khắc những ai không giữ được tình cảm anh em: “Người dưng có nghĩa thì đãi người dưng/ Anh em vô nghĩa thì đừng anh em”…
Đối với quan hệ vợ chồng, sự hòa thuận và tình nghĩa thủy chung luôn mang ý nghĩa thiêng liêng, sâu nặng, là mối ràng buộc trách nhiệm cao suốt đời người: “Thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn”, “Đốn cây ai nỡ dứt chồi/ Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương”…
Giáo dục văn hóa giao tiếp trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của trẻ. Từ nhỏ, nếu trẻ được giáo dục trong một gia đình hạnh phúc, nền nếp thì lớn lên trẻ dễ dàng trở thành một công dân có văn hóa, phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Do vậy, những cử chỉ, lời nói, hành vi của ông bà, cha mẹ, người thân phải là những tấm gương sáng để trẻ noi theo một cách tự nhiên, không khiên cưỡng. Khi chồng nóng thì vợ bớt lời, khi cha mẹ già ốm đau, bệnh tật thì con cháu quan tâm, động viên, chăm sóc. Con cháu trong gia đình luôn đối xử với ông bà, cha mẹ bằng tấm lòng hiếu kính, ứng xử với hàng xóm, xã hội bằng thái độ hòa nhã, lịch sự.
Chính gia lễ, gia phong ấy là cái gốc của gia đình, giữ cho con người, gia đình và xã hội Việt Nam một sức sống mãnh liệt và sự trong sáng với cội nguồn qua bao đời nay.
Thời nay, dù văn hóa ứng xử trong gia đình có thay đổi rất nhiều so với ngày xưa, nhưng những khuôn phép của mỗi gia đình vẫn không thể thiếu được. Từ thực tế những gia đình vẫn giữ được cái cốt cách văn hóa ứng xử thanh lịch cho thấy, ứng xử trong gia đình chính là phương châm trong giáo dục, dạy dỗ con cái từ nhỏ. Đó là biết yêu thương, quan tâm tới nhau và sống có trách nhiệm: Trách nhiệm với gia đình, với người thân, bạn bè... Đặc biệt, những người bà, người mẹ, ngay từ khi con còn nhỏ đã giúp con hình thành khung văn hóa thể hiện ở cách đi đứng, ăn nói và điều này giúp hình thành nhân cách và đây cũng chính là những khuôn phép không thể thiếu.
Thế nhưng, trong vòng quay của cuộc sống hiện đại, rất nhiều những sai lệch các chuẩn mực trong quan hệ cha mẹ, con cái đã xuất hiện. Một thực tế đáng buồn là sự xuống cấp của những nguyên tắc, chuẩn mực trong gia đình, sự vi phạm cũng như việc chấp nhận những sai lệch chuẩn mực xã hội trong gia đình đã diễn ra một cách dễ dàng và khá phổ biến. Những giá trị đạo đức truyền thống đang bị xói mòn mạnh mẽ. Một phần của nguyên nhân này là do các gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục các giá trị truyền thống cho con em mình; là sự gia tăng các vụ ly hôn, ngoại tình…
Chúng ta sẽ còn phải tiếp tục chung sống với những hiện tượng “nhiễu loạn giá trị gia đình” nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ quy phục nó như là những kẻ bị động. Cần phải dựa trên những chuẩn mực cao nhất về tính nhân đạo trong việc định hướng sự phát triển của gia đình và các mối quan hệ gia đình. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thể không chỉ phát huy được vị trí và vai trò của gia đình đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước mà còn chủ động xây dựng những chuẩn mực và giá trị gia đình mới phù hợp với xã hội hiện đại, làm cho văn hóa ứng xử trong gia đình mãi là nét đẹp của người dân đất Việt, góp phần cho văn hóa dân tộc thăng hoa.
Nguyễn Đăng Giai
Trưởng phòng Khoa giáo
_______________
TTCTTT số 6-2019