Xây dựng, hoàn thiện các giá trị văn hóa
- Được đăng: Thứ sáu, 03 Tháng 5 2019 08:43
- Lượt xem: 1970
(TGAG)- Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW và Chương trình hành động 33-CTr/TU về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh An Giang đã có sự chuyển biến rõ nét, thiết thực, những nét đẹp văn hóa truyền thống luôn được quan tâm giữ gìn; công tác bảo tồn và phát triển văn hóa trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Khmer, Chăm, Hoa ngày càng được chú trọng, góp phần nâng nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.
Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, nghệ thuật ngày càng được tăng cường với nhiều biện pháp phù hợp; công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống luôn được quan tâm. Các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở được đổi mới về phương thức tổ chức và hoạt động. Đội ngũ cán bộ được quan tâm đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực, cơ sở vật chất được tăng cường. Nhiều công trình văn hóa được xây dựng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở cơ sở diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, góp phần tạo sân chơi lành mạnh, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW và Chương trình hành động 33-CTr/TU còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục đó là: Một số nơi cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến công tác tuyên truyền quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, cơ quan văn hóa, trường học đạt chuẩn văn hóa... ở một số địa phương chưa thật sự quan tâm đúng mức. Hiện tượng mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi, ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống cộng đồng. Nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa còn hạn chế; công tác vận động xã hội hóa chưa đáp ứng đủ yêu cầu phát triển.
Để Nghị quyết số 33-NQ/TW và Chương trình hành động 33-CTr/TU thực hiện đạt hiệu quả cao, thiết nghĩ các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức quần chúng cần quan tâm thực hiện tốt các nội dung sau đây:
Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức để nghị quyết thật sự được lan tỏa, làm chuyển biến nhận thức và hành động trong nội bộ và nhân dân.
Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa các cấp phát huy hơn nữa vai trò trách nhiệm, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở trong triển khai thực hiện các phong trào; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công tác quản lý các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa; cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa, ban hành các văn bản phù hợp với điều kiện và thực tiễn của địa phương. Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa.
Đầu tư đúng mức cho lĩnh vực văn hóa; Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên một số nét văn hóa truyền thống cần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa và con người.
Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo quản lý văn hóa đúng thực chất; xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp, trong công tác chỉ đạo thực hiện phát triển văn hóa.
Quan tâm đầu tư các thiết chế văn hóa cho nhân dân, duy trì hoạt động hiệu quả của các câu lạc bộ văn hóa, thể dục thể thao; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thiết thực, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Tập trung xây dựng, hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa con người An Giang để phát triển bền vững về nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ dần những hủ tục lạc hậu. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, với tính cách, phong tục, tập quán truyền thống của cộng đồng dân cư vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền việc thực hiện nếp sống văn hóa giao tiếp nơi công cộng, văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử lịch sự, nhã nhặn, thân thiện.../
Lâm Giàu
TTCTTT số 5-2019
---------------------------
Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, nghệ thuật ngày càng được tăng cường với nhiều biện pháp phù hợp; công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống luôn được quan tâm. Các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở được đổi mới về phương thức tổ chức và hoạt động. Đội ngũ cán bộ được quan tâm đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực, cơ sở vật chất được tăng cường. Nhiều công trình văn hóa được xây dựng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở cơ sở diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, góp phần tạo sân chơi lành mạnh, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW và Chương trình hành động 33-CTr/TU còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục đó là: Một số nơi cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến công tác tuyên truyền quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, cơ quan văn hóa, trường học đạt chuẩn văn hóa... ở một số địa phương chưa thật sự quan tâm đúng mức. Hiện tượng mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi, ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống cộng đồng. Nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa còn hạn chế; công tác vận động xã hội hóa chưa đáp ứng đủ yêu cầu phát triển.
Để Nghị quyết số 33-NQ/TW và Chương trình hành động 33-CTr/TU thực hiện đạt hiệu quả cao, thiết nghĩ các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức quần chúng cần quan tâm thực hiện tốt các nội dung sau đây:
Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức để nghị quyết thật sự được lan tỏa, làm chuyển biến nhận thức và hành động trong nội bộ và nhân dân.
Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa các cấp phát huy hơn nữa vai trò trách nhiệm, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở trong triển khai thực hiện các phong trào; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công tác quản lý các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa; cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa, ban hành các văn bản phù hợp với điều kiện và thực tiễn của địa phương. Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa.
Đầu tư đúng mức cho lĩnh vực văn hóa; Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên một số nét văn hóa truyền thống cần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa và con người.
Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo quản lý văn hóa đúng thực chất; xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp, trong công tác chỉ đạo thực hiện phát triển văn hóa.
Quan tâm đầu tư các thiết chế văn hóa cho nhân dân, duy trì hoạt động hiệu quả của các câu lạc bộ văn hóa, thể dục thể thao; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thiết thực, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Tập trung xây dựng, hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa con người An Giang để phát triển bền vững về nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ dần những hủ tục lạc hậu. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, với tính cách, phong tục, tập quán truyền thống của cộng đồng dân cư vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền việc thực hiện nếp sống văn hóa giao tiếp nơi công cộng, văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử lịch sự, nhã nhặn, thân thiện.../
Lâm Giàu
TTCTTT số 5-2019
---------------------------