An Giang ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
- Được đăng: Thứ năm, 11 Tháng 8 2016 09:09
- Lượt xem: 3394
(TGAG)- Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nên tạo được sự chuyển biến tích cực; công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh về bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm được triển khai sâu rộng; hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn; nhận thức về vai trò, vị trí của an toàn thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng được nâng lên.
Tuy nhiên, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn còn hạn chế, khó khăn, xuất phát từ các nguyên nhân sau: nhận thức về công tác an toàn thực phẩm chưa đầy đủ, năng lực của một số cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm còn hạn chế, chậm phát hiện và không xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm; việc kiểm soát quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm chưa chặt chẽ và thường xuyên; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật, các biện pháp xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe; chưa xây dựng được nhiều vùng sản xuất nguyên liệu kết nối với hệ thống cung cấp thực phẩm sạch.
Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, Tỉnh ủy An Giang ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 08-8-2016 về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh”. Theo đó, Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các cấp tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:
1- Đẩy mạnh việc quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và người dân về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ con người, sự phát triển giống nòi và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quan tâm thực hiện tốt công tác quy hoạch, phát triển các vùng sản xuất liệu nông sản thực phẩm an toàn, gắn với xây dựng hệ thống phân phối thực phẩm sạch; tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận ý kiến phản ánh liên quan đến an toàn thực phẩm trên địa bàn.
2- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và tăng cường trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; củng cố hệ thống tổ chức quản lý an toàn thực phẩm từ tỉnh đến cơ sở; thường xuyên củng cố, kiện toàn và phát huy vai trò, trách nhiệm của ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm.
3- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức và hành vi của cộng đồng đối với vấn đề an toàn thực phẩm, kết hợp đẩy mạnh xã hội hóa công tác an toàn thực phẩm. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng chất cấm, các quy định về xử lý và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, kinh doanh nông - lâm - thủy sản; các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm kèm theo các hình thức xử phạt.
Để thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn trong thời gian tới, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở cần xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế, chức năng, nhiệm vụ của địa phương, đơn vị; xác định rõ trách nhiệm từng cơ quan, nguồn lực, thời gian thực hiện; thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện để chỉ đạo xử lý kịp thời./.
Tuy nhiên, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn còn hạn chế, khó khăn, xuất phát từ các nguyên nhân sau: nhận thức về công tác an toàn thực phẩm chưa đầy đủ, năng lực của một số cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm còn hạn chế, chậm phát hiện và không xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm; việc kiểm soát quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm chưa chặt chẽ và thường xuyên; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật, các biện pháp xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe; chưa xây dựng được nhiều vùng sản xuất nguyên liệu kết nối với hệ thống cung cấp thực phẩm sạch.
Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, Tỉnh ủy An Giang ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 08-8-2016 về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh”. Theo đó, Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các cấp tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:
1- Đẩy mạnh việc quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và người dân về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ con người, sự phát triển giống nòi và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quan tâm thực hiện tốt công tác quy hoạch, phát triển các vùng sản xuất liệu nông sản thực phẩm an toàn, gắn với xây dựng hệ thống phân phối thực phẩm sạch; tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận ý kiến phản ánh liên quan đến an toàn thực phẩm trên địa bàn.
2- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và tăng cường trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; củng cố hệ thống tổ chức quản lý an toàn thực phẩm từ tỉnh đến cơ sở; thường xuyên củng cố, kiện toàn và phát huy vai trò, trách nhiệm của ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm.
3- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức và hành vi của cộng đồng đối với vấn đề an toàn thực phẩm, kết hợp đẩy mạnh xã hội hóa công tác an toàn thực phẩm. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng chất cấm, các quy định về xử lý và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, kinh doanh nông - lâm - thủy sản; các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm kèm theo các hình thức xử phạt.
Để thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn trong thời gian tới, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở cần xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế, chức năng, nhiệm vụ của địa phương, đơn vị; xác định rõ trách nhiệm từng cơ quan, nguồn lực, thời gian thực hiện; thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện để chỉ đạo xử lý kịp thời./.
Tin: Hải Toàn