An Giang phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ có trên 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
- Được đăng: Thứ bảy, 13 Tháng 1 2018 14:34
- Lượt xem: 2507
(TGAG)- Ngày 12/1, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị sơ kết việc thực hiện Chương trình hành động số 04-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang (khóa X) về thực hiện Chương trình mực tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Qua gần 2 năm thực hiện, đến nay toàn tỉnh đã có 33/119 xã được công nhận đạt chuẩn “Xã nông thôn mới” (chiếm 27,32%), 7 xã đạt 15-18 tiêu chí, 44 xã đạt 10-14 tiêu chí, 34 xã đạt 5-9 tiêu chí; bình quân toàn tỉnh đạt 12,9 tiêu chí/xã và không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí.
Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình hành động số 04-CTr/TU của Tỉnh ủy An Giang, việc huy động và sử dụng các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới được tỉnh thực hiện chặt chẽ, có hiệu quả, nhất là việc lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến rõ nét trong khu vực nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự chủ động, công tác phối hợp nhiều nơi chưa chặt chẽ, đồng bộ, chưa huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc.
Sau khi được công nhận đạt chuẩn, một số địa phương có biểu hiện thỏa mãn với kết quả đạt được, thiếu sự tập trung, không tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện việc duy trì, giữ vững và nâng chất mức độ đạt chuẩn các tiêu chí; điển hình như xã Tân Hòa, huyện Phú Tân (giảm chỉ còn 15/19 tiêu chí), Vĩnh Thành huyện Châu Thành (giảm còn14/19 tiêu chí).
Một số xã đã được công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới nhưng chất lượng một số chỉ tiêu, tiêu chí còn thiếu bền vững, dễ biến động như: bảo hiểm y tế, hộ nghèo, cảnh quan, môi trường…
Kết quả kiểm tra, đánh giá mức độ đạt chuẩn tại 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2016, chỉ có 7 xã giữ vững, duy trì nâng chất theo bộ tiêu chí mới; 14 xã “rớt” chuẩn.
Khó khăn, vướng mắc đối với nhóm xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2016 đó là sự điều chỉnh Bộ tiêu chí xã nông thôn mới trong giai đoạn 2016 - 2020 có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu thay đổi dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, nhiều địa phương còn lúng túng trong quá trình xác định đánh giá mức độ đạt tiêu chí nông thôn mới của xã như chỉ tiêu 17.8 về đảm bảo an toàn thực phẩm; Chỉ tiêu 18.5 về chuẩn tiếp cận pháp luật; Chỉ tiêu 18.6 về bình đẳng giới; Chỉ tiêu 19.1 về lực lượng dân quân vững mạnh rộng khắp. Đặc biệt tiêu chí 13 về Tổ chức sản xuất: theo yêu cầu của tiêu chí mới xã phải có Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012, các xã được công nhận từ năm 2016 về trước chỉ cần có Tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả thì đã đạt yêu cầu tiêu chí.
Một số nội dung tiêu chí, chỉ tiêu có mức quy định tăng cao như: Tiêu chí 11 về Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7% xuống chỉ còn 4%; Chỉ tiêu 17.1 về nước sạch cũng tăng từ 80% lên 85%. Đặc biệt chỉ tiêu 15.1 về tỷ lệ người dân tham gia bảo hểm y tế tăng từ 70% lên 85%, đây là chỉ tiêu có mức tăng cao nhất và. Đây là chỉ tiêu thiếu bền vững và rất dễ thay đổi vì số thẻ bảo hiểm y tế thay đổi liên tục qua từng tháng, từng quí trong khi chất lượng khám chữa bệnh tại cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu của người dân. Ngoài ra, đối với việc thực hiện chỉ tiêu 19.2 về an ninh trật tự còn nhiều bất cập, chồng chéo trong hướng dẫn đánh giá theo quy định của Bộ Công an.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 04-CTr/TU, Bí thư Tỉnh ủy An Giang - Võ Thị Ánh Xuân đề nghị, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh An Giang cần đổi mới tư duy trong xây dựng nông thôn mới, huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh xuống cơ sở; các xã sau khi đã được công nhận xã đạt chuẩn “xã nông thôn mới” phải xây dựng Kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu, hướng tới mỗi huyện xây dựng một “xã nông thôn mới kiểu mẫu”; tập trung rà soát, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững.
“Phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đang có dấu hiệu chững lại và thiếu bền vững, nhiều tiêu chí không đảm bảo”, Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh.
Bí thư Tỉnh ủy An Giang cho rằng, cốt lõi cuối cùng vẫn là vai trò của cán bộ, người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, tháo gỡ chưa thật sự sâu sát. Vì vậy, phải tập trung cao hơn nữa trong kiểm tra giám sát và xử lý tồn tại, hạn chế. Các sở, ngành, địa phương phải kiên trì công tác lãnh đạo, chỉ đạo coi xây dựng nông thôn mới là trong tâm nhưng phải thực chất; chủ động rà soát đánh giá khách quan, đây cũng là đánh giá cán bộ gắn trách nhiệm người đứng đầu.
An Giang xác định, xây dựng nông thôn mới nhằm phát triển kinh tế toàn diện của tỉnh; xem đây là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh An Giang trong cả nhiệm kỳ nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa thành thị và nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo; quan tâm đầu tư cho các xã không năm trong lộ trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, với phương châm không để các xã không nằm trong lộ trình xây dựng nông thôn mới bị bỏ lại phía sau; phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ có trên 50% số xã trong toàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới./.
Qua gần 2 năm thực hiện, đến nay toàn tỉnh đã có 33/119 xã được công nhận đạt chuẩn “Xã nông thôn mới” (chiếm 27,32%), 7 xã đạt 15-18 tiêu chí, 44 xã đạt 10-14 tiêu chí, 34 xã đạt 5-9 tiêu chí; bình quân toàn tỉnh đạt 12,9 tiêu chí/xã và không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí.
Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình hành động số 04-CTr/TU của Tỉnh ủy An Giang, việc huy động và sử dụng các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới được tỉnh thực hiện chặt chẽ, có hiệu quả, nhất là việc lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến rõ nét trong khu vực nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự chủ động, công tác phối hợp nhiều nơi chưa chặt chẽ, đồng bộ, chưa huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc.
Sau khi được công nhận đạt chuẩn, một số địa phương có biểu hiện thỏa mãn với kết quả đạt được, thiếu sự tập trung, không tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện việc duy trì, giữ vững và nâng chất mức độ đạt chuẩn các tiêu chí; điển hình như xã Tân Hòa, huyện Phú Tân (giảm chỉ còn 15/19 tiêu chí), Vĩnh Thành huyện Châu Thành (giảm còn14/19 tiêu chí).
Một số xã đã được công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới nhưng chất lượng một số chỉ tiêu, tiêu chí còn thiếu bền vững, dễ biến động như: bảo hiểm y tế, hộ nghèo, cảnh quan, môi trường…
Kết quả kiểm tra, đánh giá mức độ đạt chuẩn tại 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2016, chỉ có 7 xã giữ vững, duy trì nâng chất theo bộ tiêu chí mới; 14 xã “rớt” chuẩn.
Khó khăn, vướng mắc đối với nhóm xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2016 đó là sự điều chỉnh Bộ tiêu chí xã nông thôn mới trong giai đoạn 2016 - 2020 có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu thay đổi dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, nhiều địa phương còn lúng túng trong quá trình xác định đánh giá mức độ đạt tiêu chí nông thôn mới của xã như chỉ tiêu 17.8 về đảm bảo an toàn thực phẩm; Chỉ tiêu 18.5 về chuẩn tiếp cận pháp luật; Chỉ tiêu 18.6 về bình đẳng giới; Chỉ tiêu 19.1 về lực lượng dân quân vững mạnh rộng khắp. Đặc biệt tiêu chí 13 về Tổ chức sản xuất: theo yêu cầu của tiêu chí mới xã phải có Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012, các xã được công nhận từ năm 2016 về trước chỉ cần có Tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả thì đã đạt yêu cầu tiêu chí.
Một số nội dung tiêu chí, chỉ tiêu có mức quy định tăng cao như: Tiêu chí 11 về Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7% xuống chỉ còn 4%; Chỉ tiêu 17.1 về nước sạch cũng tăng từ 80% lên 85%. Đặc biệt chỉ tiêu 15.1 về tỷ lệ người dân tham gia bảo hểm y tế tăng từ 70% lên 85%, đây là chỉ tiêu có mức tăng cao nhất và. Đây là chỉ tiêu thiếu bền vững và rất dễ thay đổi vì số thẻ bảo hiểm y tế thay đổi liên tục qua từng tháng, từng quí trong khi chất lượng khám chữa bệnh tại cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu của người dân. Ngoài ra, đối với việc thực hiện chỉ tiêu 19.2 về an ninh trật tự còn nhiều bất cập, chồng chéo trong hướng dẫn đánh giá theo quy định của Bộ Công an.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 04-CTr/TU, Bí thư Tỉnh ủy An Giang - Võ Thị Ánh Xuân đề nghị, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh An Giang cần đổi mới tư duy trong xây dựng nông thôn mới, huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh xuống cơ sở; các xã sau khi đã được công nhận xã đạt chuẩn “xã nông thôn mới” phải xây dựng Kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu, hướng tới mỗi huyện xây dựng một “xã nông thôn mới kiểu mẫu”; tập trung rà soát, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững.
“Phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đang có dấu hiệu chững lại và thiếu bền vững, nhiều tiêu chí không đảm bảo”, Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh.
Bí thư Tỉnh ủy An Giang cho rằng, cốt lõi cuối cùng vẫn là vai trò của cán bộ, người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, tháo gỡ chưa thật sự sâu sát. Vì vậy, phải tập trung cao hơn nữa trong kiểm tra giám sát và xử lý tồn tại, hạn chế. Các sở, ngành, địa phương phải kiên trì công tác lãnh đạo, chỉ đạo coi xây dựng nông thôn mới là trong tâm nhưng phải thực chất; chủ động rà soát đánh giá khách quan, đây cũng là đánh giá cán bộ gắn trách nhiệm người đứng đầu.
An Giang xác định, xây dựng nông thôn mới nhằm phát triển kinh tế toàn diện của tỉnh; xem đây là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh An Giang trong cả nhiệm kỳ nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa thành thị và nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo; quan tâm đầu tư cho các xã không năm trong lộ trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, với phương châm không để các xã không nằm trong lộ trình xây dựng nông thôn mới bị bỏ lại phía sau; phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ có trên 50% số xã trong toàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới./.
Công Mạo