Cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư
- Được đăng: Thứ hai, 08 Tháng 7 2019 16:29
- Lượt xem: 1380
(TGAG)- Ngày 30/6/2019, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVIPA) được ký kết tại thủ đô Hà Nội. Việc ký kết EVFTA và IPA là sự kiện lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, đồng thời cũng tạo ra những cơ hội và thách thức cho hoạt động thương mại, đầu tư và hoạt động kinh tế của Việt Nam với EU.
Về cơ hội:
Thứ nhất, EVFTA tạo cơ hội về phát triển thương mại giữa Việt Nam và EU. Với hơn 99% các loại thuế quan sẽ được gỡ bỏ đối với hàng nghìn mặt hàng có nguồn gốc từ Việt Nam, thúc đẩy thương mại song phương hơn nữa và có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế nước ta trong những năm tới.
Thứ hai, EVFTA mang lại cơ hội thu hút thêm nhiều nguồn vốn FDI chất lượng cao của EU vào Việt Nam.
Thứ ba, việc tham gia EVFTA đòi hỏi Việt Nam phải thực thi các tiêu chuẩn môi trường, tuân theo tất cả các Hiệp định môi trường đa phương đã được phê chuẩn. Điều này sẽ giúp Việt Nam làm tốt hơn công tác bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, suy thoái đất, suy thoái rừng, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và quản lý chất thải rắn...
Thứ tư, EVFTA sẽ giúp Việt Nam cải thiện trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết các thách thức mới đặt ra đối với quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ năm, EVFTA sẽ giúp Việt Nam cải thiện toàn diện các vấn đề trong xây dựng chuỗi thực phẩm sạch cũng như an toàn thực phẩm thông qua các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS). Các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam như hạt tiêu, cà phê, và các loại hạt được nhập khẩu vào thị trường châu Âu phải đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt của EU, qua đó tạo cơ hội góp phần tăng chất lượng và tạo động lực phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao của Việt Nam.
Thứ sáu, IPA góp phần quan trọng vào việc củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài nói chung cũng như nhà đầu tư EU nói riêng về tính hấp dẫn, an toàn, thân thiện và cạnh tranh cao hơn của môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, qua đó củng cố lòng tin và hỗ trợ sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước.
Thứ bảy, IPA giúp Việt Nam cải thiện chất lượng đầu tư nước ngoài, thu hút thêm các nhà đầu tư trong một số ngành nghề mà EU có tiềm năng như công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ ngân hàng, tài chính.
Về thách thức:
Thứ nhất, phải nhanh chóng cải thiện quy trình sản xuất và kiểm định chất lượng trong một loạt các ngành để đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt và khắt khe về nhập khẩu vào thị trường EU cũng như các điều kiện để được hưởng ưu đãi loại bỏ thuế quan của EVFTA.
Thứ hai, các quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm trong EVFTA đặt ra một thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may và công nghiệp phụ trợ ngành dệt may. Do đó, cần phối hợp tốt hơn để tăng tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp may - cắt, tập trung vào nhuộm và sản xuất vải, cũng như đẩy mạnh năng lực sản xuất của các công ty dệt trong nước.
Thứ ba, việc cắt giảm thuế quan theo EVFTA có thể khiến ngân sách Nhà nước giảm thu do giảm thuế xuất nhập khẩu; tác động này sẽ cao trong năm đầu khi EVFTA có hiệu lực và giảm dần trong các năm tiếp theo đến cuối lộ trình giảm thuế. Tuy nhiên, ngân sách Nhà nước có thể tăng từ thu nội địa do tác động tích cực của thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế; tác động này sẽ tăng dần theo mức độ tác động của các Hiệp định tới tăng trưởng.
Một số nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới:
Để phát huy lợi thế, tận dụng và khai thác hiệu quả các cơ hội do EVFTA/IPA mang lại, các cấp, các ngành, địa phương cần thực hiện tốt một số nhóm giải pháp sau: (i) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định. (ii) Đẩy mạnh công tác thông tin dự báo về các thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước. (iii) Tăng cường công tác xây dựng pháp luật, thể chế để thực thi Hiệp định. (iv) Tiếp tục thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và tính sẵn sàng đối với việc tận dụng các cơ hội từ Hiệp định. (v) Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường nguyên liệu, tạo nguồn hàng sản xuất trong nước với giá cạnh tranh và đảm bảo chất lượng, giảm phụ thuộc vào hàng nhập khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực sản xuất, đón đầu và tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp nước ngoài.
Về cơ hội:
Thứ nhất, EVFTA tạo cơ hội về phát triển thương mại giữa Việt Nam và EU. Với hơn 99% các loại thuế quan sẽ được gỡ bỏ đối với hàng nghìn mặt hàng có nguồn gốc từ Việt Nam, thúc đẩy thương mại song phương hơn nữa và có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế nước ta trong những năm tới.
Thứ hai, EVFTA mang lại cơ hội thu hút thêm nhiều nguồn vốn FDI chất lượng cao của EU vào Việt Nam.
Thứ ba, việc tham gia EVFTA đòi hỏi Việt Nam phải thực thi các tiêu chuẩn môi trường, tuân theo tất cả các Hiệp định môi trường đa phương đã được phê chuẩn. Điều này sẽ giúp Việt Nam làm tốt hơn công tác bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, suy thoái đất, suy thoái rừng, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và quản lý chất thải rắn...
Thứ tư, EVFTA sẽ giúp Việt Nam cải thiện trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết các thách thức mới đặt ra đối với quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ năm, EVFTA sẽ giúp Việt Nam cải thiện toàn diện các vấn đề trong xây dựng chuỗi thực phẩm sạch cũng như an toàn thực phẩm thông qua các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS). Các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam như hạt tiêu, cà phê, và các loại hạt được nhập khẩu vào thị trường châu Âu phải đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt của EU, qua đó tạo cơ hội góp phần tăng chất lượng và tạo động lực phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao của Việt Nam.
Thứ sáu, IPA góp phần quan trọng vào việc củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài nói chung cũng như nhà đầu tư EU nói riêng về tính hấp dẫn, an toàn, thân thiện và cạnh tranh cao hơn của môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, qua đó củng cố lòng tin và hỗ trợ sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước.
Thứ bảy, IPA giúp Việt Nam cải thiện chất lượng đầu tư nước ngoài, thu hút thêm các nhà đầu tư trong một số ngành nghề mà EU có tiềm năng như công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ ngân hàng, tài chính.
Về thách thức:
Thứ nhất, phải nhanh chóng cải thiện quy trình sản xuất và kiểm định chất lượng trong một loạt các ngành để đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt và khắt khe về nhập khẩu vào thị trường EU cũng như các điều kiện để được hưởng ưu đãi loại bỏ thuế quan của EVFTA.
Thứ hai, các quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm trong EVFTA đặt ra một thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may và công nghiệp phụ trợ ngành dệt may. Do đó, cần phối hợp tốt hơn để tăng tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp may - cắt, tập trung vào nhuộm và sản xuất vải, cũng như đẩy mạnh năng lực sản xuất của các công ty dệt trong nước.
Thứ ba, việc cắt giảm thuế quan theo EVFTA có thể khiến ngân sách Nhà nước giảm thu do giảm thuế xuất nhập khẩu; tác động này sẽ cao trong năm đầu khi EVFTA có hiệu lực và giảm dần trong các năm tiếp theo đến cuối lộ trình giảm thuế. Tuy nhiên, ngân sách Nhà nước có thể tăng từ thu nội địa do tác động tích cực của thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế; tác động này sẽ tăng dần theo mức độ tác động của các Hiệp định tới tăng trưởng.
Một số nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới:
Để phát huy lợi thế, tận dụng và khai thác hiệu quả các cơ hội do EVFTA/IPA mang lại, các cấp, các ngành, địa phương cần thực hiện tốt một số nhóm giải pháp sau: (i) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định. (ii) Đẩy mạnh công tác thông tin dự báo về các thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước. (iii) Tăng cường công tác xây dựng pháp luật, thể chế để thực thi Hiệp định. (iv) Tiếp tục thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và tính sẵn sàng đối với việc tận dụng các cơ hội từ Hiệp định. (v) Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường nguyên liệu, tạo nguồn hàng sản xuất trong nước với giá cạnh tranh và đảm bảo chất lượng, giảm phụ thuộc vào hàng nhập khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực sản xuất, đón đầu và tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp nước ngoài.
P.TT (tổng hợp)