Công tác Khoa giáo
Tháng hành động “Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em” năm 2018
- Được đăng: Thứ năm, 07 Tháng 6 2018 16:18
- Lượt xem: 2139
(TGAG)- Hè đã đến, thời gian vui chơi của trẻ em sau một năm học tập miệt mài bắt đầu. Đây cũng là thời điểm triển khai Tháng hành động vì trẻ em 2018 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em” đặc biệt là an toàn cho trẻ em trong thế giới công nghệ số.
Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới với khoảng 49,7 triệu người dùng Internet (chiếm 52,1% dân số); xếp thứ 17 thế giới về số lượng người sử dụng Internet. Tình trạng trẻ em bị xâm hại, bạo lực, các vấn nạn bạo lực học đường, trẻ em bỏ học vì “nghiện” trò chơi điện tử không lành mạnh hoặc bị kẻ xấu dụ dỗ qua mạng xã hội, tội phạm công nghệ cao… đã và đang có chiều hướng gia tăng, đáng báo động.
Trong xã hội hiện đại, môi trường sống mang lại cho trẻ em rất nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức, rủi ro. Trẻ em cần một môi trường sống an toàn, cần được bảo vệ ở mọi nơi, mọi lúc để giảm thiểu nguy cơ bị xâm hại, bị tai nạn thương tích. Trẻ em cần một môi trường sống lành mạnh để được phát triển toàn diện. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng hiện nay và thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó công nghệ thông tin đã làm thay đổi cuộc sống của nhân loại. Ở nước ta, hơn 1/3 số người sử dụng internet là người chưa thành niên và thanh niên. Môi trường mạng đã và đang tạo ra những rủi ro, nguy hại cho trẻ em nếu không có các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Thực tế, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và dành mọi nguồn lực, những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em. Nhiều giải pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã được các cấp, các ngành thực hiện nhằm hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực, rủi ro của khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đến trẻ em. Nhiều chính sách, chương trình dành cho trẻ em vẫn được duy trì thực hiện tốt.
Cần chung tay tạo sân chơi an toàn, lành mạnh và thiết thực cho trẻ
Chúng ta đều biết rằng, mỗi dịp hè về, nhu cầu được vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe, kỹ năng sống của các em thiếu nhi rất cao. Đây cũng là dịp để các em được “xả hơi” sau những tháng ngày vùi đầu vào sách vở. Do không có điểm sinh hoạt tập trung nên các phụ huynh khó khăn trong việc quản lý con em. Mỗi dịp hè, ta thường thấy ở các văn phòng, công sở có những ông bố, bà mẹ phải dắt con theo khi đi làm.
Nhu cầu của các em được tiếp cận với các sân chơi an toàn, bổ ích cũng như tham gia những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí trong dịp hè là rất chính đáng. Tuy nhiên, do thiếu những sân chơi lành mạnh đã làm hạn chế đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Không có nơi vui chơi, nhiều em đang vùi đầu vào internet với nhiều trò chơi đầy bạo lực, thậm chí, nhiều trẻ em còn rủ nhau ra sông, hồ tắm và xảy ra tai nạn thương tâm.
Nhiều khu vui chơi còn nặng tính kinh doanh, thu phí khá cao khiến trẻ em nghèo khó tiếp cận được; có những khu vui chơi công cộng thì trò chơi cũng được trang bị rất đơn giản như: Đu quay, thú nhún, cầu trượt, phao trượt..., đa số cũ kỹ, bị hư hỏng, xuống cấp; chưa kể, tại một số nơi vui chơi, hàng quán, người bán rong vây quanh.
Vì lẽ đó, cần sự chung tay của toàn xã hội, sự nêu cao trách nhiệm của mỗi gia đình, nhà trường và cả cơ quan chức năng cũng như sự phối hợp của tất cả các lực lượng trong công cuộc chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em.
Trước hết, về phía gia đình, các bậc cha mẹ nên dành thời gian nhiều hơn cho con em mình, tạo các chương trình vui chơi, bổ ích cho trẻ. Về phía nhà trường, cần dành cho trẻ em những sân chơi an toàn, lành mạnh và thiết thực nhất, trong đó, mọi nhà trường là điểm đến sinh hoạt hè lý tưởng cho trẻ thông qua hoạt động bàn giao học sinh vào hè giữa nhà trường và địa phương… Tiếp nữa là các trung tâm văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí cần tăng cường mở các lớp năng khiếu, kỹ năng sống hấp dẫn, thiết thực nhằm thu hút trẻ em.
Về lâu dài, các địa phương cần dành quỹ đất để xây dựng thêm nhiều sân chơi cho thiếu nhi. Việc quy hoạch sân chơi cho trẻ em cần được chú trọng đầu tư cả về số lượng và chất lượng mới mong trẻ em có được những ngày hè vui tươi, an toàn và bổ ích.
Ưu tiên hàng đầu vẫn là phòng, chống đuối nước cho trẻ
Nói riêng về các tai nạn thương tích ở trẻ, đặc biệt là tai nạn đuối nước, ở tỉnh An Giang với địa hình lắm sông, nhiều kênh rạch nên việc rèn kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em rất quan trọng. Tuy nhiên, năm nào cũng vậy, tai nạn đuối nước vẫn xảy ra, cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em. Điều này cho thấy, vấn đề phòng, chống đuối nước cho trẻ cần được triển khai mạnh mẽ hơn, nhất là thời điểm mùa hè.
Những năm qua, việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em nói chung, đặc biệt là phòng chống đuối nước cho trẻ em nói riêng đã được cả xã hội quan tâm: Có nhiều lớp dạy bơi miễn phí ở nhiều nơi; công tác tuyên truyền phòng, chống đuối nước cho trẻ em được đẩy mạnh; vận động các nhà tài trợ tặng hàng trăm cặp phao cứu sinh, hỗ trợ kinh phí để mở lớp dạy bơi cho trẻ...
Tuy nhiên, những việc làm đó chưa đủ, tai nạn đuối nước thương tâm vẫn liên tục xảy ra. Do đó, để công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em được thiết thực, hiệu quả, các địa phương cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp trong việc tổ chức các lớp dạy bơi cho trẻ em. Theo đó, quan trọng nhất trong rèn luyện kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ chính là việc đưa chương trình dạy bơi, kỹ năng phòng, chống đuối nước vào chương trình giảng dạy, các buổi sinh hoạt ngoại khóa trong trường học và các buổi sinh hoạt hè ở địa phương.
Đúng với tinh thần “Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em” năm nay, hướng tới phát động toàn xã hội tạo điều kiện để trẻ em được bảo vệ, được sống an toàn, lành mạnh. Tháng hành động vì trẻ em năm 2018 sẽ truyền đi các thông điệp: Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em; Mùa hè an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em; Mùa hè không còn trẻ em đuối nước; Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động; Gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để tố cáo mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; Công nghệ số - thông tin và tri thức lành mạnh, an toàn cho trẻ em phát triển; Sử dụng mạng xã hội vì cuộc sống an toàn, lành mạnh của trẻ em./.
Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới với khoảng 49,7 triệu người dùng Internet (chiếm 52,1% dân số); xếp thứ 17 thế giới về số lượng người sử dụng Internet. Tình trạng trẻ em bị xâm hại, bạo lực, các vấn nạn bạo lực học đường, trẻ em bỏ học vì “nghiện” trò chơi điện tử không lành mạnh hoặc bị kẻ xấu dụ dỗ qua mạng xã hội, tội phạm công nghệ cao… đã và đang có chiều hướng gia tăng, đáng báo động.
Trong xã hội hiện đại, môi trường sống mang lại cho trẻ em rất nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức, rủi ro. Trẻ em cần một môi trường sống an toàn, cần được bảo vệ ở mọi nơi, mọi lúc để giảm thiểu nguy cơ bị xâm hại, bị tai nạn thương tích. Trẻ em cần một môi trường sống lành mạnh để được phát triển toàn diện. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng hiện nay và thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó công nghệ thông tin đã làm thay đổi cuộc sống của nhân loại. Ở nước ta, hơn 1/3 số người sử dụng internet là người chưa thành niên và thanh niên. Môi trường mạng đã và đang tạo ra những rủi ro, nguy hại cho trẻ em nếu không có các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Thực tế, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và dành mọi nguồn lực, những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em. Nhiều giải pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã được các cấp, các ngành thực hiện nhằm hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực, rủi ro của khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đến trẻ em. Nhiều chính sách, chương trình dành cho trẻ em vẫn được duy trì thực hiện tốt.
Cần chung tay tạo sân chơi an toàn, lành mạnh và thiết thực cho trẻ
Chúng ta đều biết rằng, mỗi dịp hè về, nhu cầu được vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe, kỹ năng sống của các em thiếu nhi rất cao. Đây cũng là dịp để các em được “xả hơi” sau những tháng ngày vùi đầu vào sách vở. Do không có điểm sinh hoạt tập trung nên các phụ huynh khó khăn trong việc quản lý con em. Mỗi dịp hè, ta thường thấy ở các văn phòng, công sở có những ông bố, bà mẹ phải dắt con theo khi đi làm.
Nhu cầu của các em được tiếp cận với các sân chơi an toàn, bổ ích cũng như tham gia những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí trong dịp hè là rất chính đáng. Tuy nhiên, do thiếu những sân chơi lành mạnh đã làm hạn chế đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Không có nơi vui chơi, nhiều em đang vùi đầu vào internet với nhiều trò chơi đầy bạo lực, thậm chí, nhiều trẻ em còn rủ nhau ra sông, hồ tắm và xảy ra tai nạn thương tâm.
Nhiều khu vui chơi còn nặng tính kinh doanh, thu phí khá cao khiến trẻ em nghèo khó tiếp cận được; có những khu vui chơi công cộng thì trò chơi cũng được trang bị rất đơn giản như: Đu quay, thú nhún, cầu trượt, phao trượt..., đa số cũ kỹ, bị hư hỏng, xuống cấp; chưa kể, tại một số nơi vui chơi, hàng quán, người bán rong vây quanh.
Vì lẽ đó, cần sự chung tay của toàn xã hội, sự nêu cao trách nhiệm của mỗi gia đình, nhà trường và cả cơ quan chức năng cũng như sự phối hợp của tất cả các lực lượng trong công cuộc chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em.
Trước hết, về phía gia đình, các bậc cha mẹ nên dành thời gian nhiều hơn cho con em mình, tạo các chương trình vui chơi, bổ ích cho trẻ. Về phía nhà trường, cần dành cho trẻ em những sân chơi an toàn, lành mạnh và thiết thực nhất, trong đó, mọi nhà trường là điểm đến sinh hoạt hè lý tưởng cho trẻ thông qua hoạt động bàn giao học sinh vào hè giữa nhà trường và địa phương… Tiếp nữa là các trung tâm văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí cần tăng cường mở các lớp năng khiếu, kỹ năng sống hấp dẫn, thiết thực nhằm thu hút trẻ em.
Về lâu dài, các địa phương cần dành quỹ đất để xây dựng thêm nhiều sân chơi cho thiếu nhi. Việc quy hoạch sân chơi cho trẻ em cần được chú trọng đầu tư cả về số lượng và chất lượng mới mong trẻ em có được những ngày hè vui tươi, an toàn và bổ ích.
Ưu tiên hàng đầu vẫn là phòng, chống đuối nước cho trẻ
Nói riêng về các tai nạn thương tích ở trẻ, đặc biệt là tai nạn đuối nước, ở tỉnh An Giang với địa hình lắm sông, nhiều kênh rạch nên việc rèn kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em rất quan trọng. Tuy nhiên, năm nào cũng vậy, tai nạn đuối nước vẫn xảy ra, cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em. Điều này cho thấy, vấn đề phòng, chống đuối nước cho trẻ cần được triển khai mạnh mẽ hơn, nhất là thời điểm mùa hè.
Những năm qua, việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em nói chung, đặc biệt là phòng chống đuối nước cho trẻ em nói riêng đã được cả xã hội quan tâm: Có nhiều lớp dạy bơi miễn phí ở nhiều nơi; công tác tuyên truyền phòng, chống đuối nước cho trẻ em được đẩy mạnh; vận động các nhà tài trợ tặng hàng trăm cặp phao cứu sinh, hỗ trợ kinh phí để mở lớp dạy bơi cho trẻ...
Tuy nhiên, những việc làm đó chưa đủ, tai nạn đuối nước thương tâm vẫn liên tục xảy ra. Do đó, để công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em được thiết thực, hiệu quả, các địa phương cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp trong việc tổ chức các lớp dạy bơi cho trẻ em. Theo đó, quan trọng nhất trong rèn luyện kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ chính là việc đưa chương trình dạy bơi, kỹ năng phòng, chống đuối nước vào chương trình giảng dạy, các buổi sinh hoạt ngoại khóa trong trường học và các buổi sinh hoạt hè ở địa phương.
Đúng với tinh thần “Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em” năm nay, hướng tới phát động toàn xã hội tạo điều kiện để trẻ em được bảo vệ, được sống an toàn, lành mạnh. Tháng hành động vì trẻ em năm 2018 sẽ truyền đi các thông điệp: Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em; Mùa hè an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em; Mùa hè không còn trẻ em đuối nước; Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động; Gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để tố cáo mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; Công nghệ số - thông tin và tri thức lành mạnh, an toàn cho trẻ em phát triển; Sử dụng mạng xã hội vì cuộc sống an toàn, lành mạnh của trẻ em./.
Trúc Quỳnh