Tân Châu tổ chức tọa đàm đóng góp, bổ sung Lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1930 - 2015
- Được đăng: Thứ ba, 11 Tháng 4 2017 08:19
- Lượt xem: 3097
(TGAG)- Thị ủy Tân Châu vừa tổ chức tọa đàm đóng góp, bổ sung Lịch sử Đảng bộ thị xã Tân Châu giai đoạn 1930 - 2015. Đến dự có ông Đặng Hoài Dũng - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh An Giang; ông Nguyễn Đắc Tài - Tỉnh ủy viên, Bí thư thị ủy Tân Châu; ông Nguyễn Minh Hùng - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND thị xã cùng các cô chú lãnh đạo Đảng bộ thị xã Tân Châu qua các thời, lãnh đạo ban ngành tỉnh nghỉ hưu đang sinh sống trên địa bàn.
Tại hội nghị, các đại biểu được nghe đồng chí Nguyễn Đắc Tài - Bí thư thị ủy Tân Châu phát biểu đề dẫn về lịch sử hình thành vùng đất Tân Châu và truyền thống cách mạng của Đảng bộ, nhân dân Tân Châu qua các thời kỳ. Đồng thời nhấn mạnh về ý nghĩa, tầm quan trọng to lớn của việc soạn thảo, chỉnh sửa, bổ sung Lịch sử Đảng bộ Tân Châu. “Việc biên soạn lịch sử Đảng bộ thị xã Tân Châu là một việc làm hết sức ý nghĩa, nhằm tri ân công lao của các thể hệ đi trước, ghi lại những chặn đường đấu tranh vẻ vang nhưng cũng đầy gian lao, thách thức. Qua đó cũng giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ lòng yêu quê hương, đất nước, bồi đắp thêm lòng tự hào dân tộc. Góp phần tô đậm thêm trang sử vàng của An Giang nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung”.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo thị ủy Tân Châu trình bày những nội dung đóng góp chỉnh sửa, bổ sung Lịch sử Đảng bộ Tân Châu giai đoạn 1930 - 1995 (Tái bản 2007). Dự thảo về giai đoạn Tân Châu bước vào thời kỳ phát triển mới - Thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 - 2000); Giai đoạn Tân Châu tiếp tục xây dựng và phát triển trong thế kỷ XXI (2000 - 2015).
Các đại biểu đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết của Ban Thường vụ thị ủy Tân Châu qua việc tổ chức chương trình tọa đàm để lấy ý kiến đóng góp, bổ sung cho lịch sử Đảng bộ thị xã Tân Châu giai đoạn 1930-2015. Đồng thời tham gia đóng góp nhiều vấn đề, nội dung liên quan cho Lịch sử Đảng bộ Tân Châu. Cô Nguyễn Thị Thanh phát biểu cô rất vui mừng khi được Thị ủy mời đến buổi tọa đàm để đóng góp cho Lịch sử Đảng bộ thị xã Tân Châu giai đoạn 1930 - 2015. Lịch sử nay cũng đã dự thảo chỉnh sữa nhiều lần rồi cho nên tôi thấy các đồng chí lãnh đạo hiện tại rất có trách nhiệm cho nên tôi thấy điều đó rất là mừng.
Bên cạnh đó, có rất nhiều ý kiến xoay quanh về vấn đề thống nhất các mốc thời gian, sự kiện, tên gọi lực lượng vũ trang qua các thời kỳ, cách sử dụng từ ngữ trong giai đoạn lịch sử… Nhiều đại biểu cũng cho rằng việc viết Lịch sử Đảng bộ thị xã phải tập trung nêu lên các sự kiện lịch sử quan trọng nhằm tạo điểm nhấn như một dấu ấn của cả giai đoạn. Nêu thêm nhiều trận đánh ác liệt giữa ta và địch thông qua lời kể của những nhân chứng lịch sử. Đồng thời nêu bật tính khốc liệt, mất mát, đau thương của chiến tranh mà Đảng bộ và nhân dân Tân Châu gánh chịu. Ông Nguyễn Văn Thạnh phát biểu: “Viết lịch sử là chúng ta viết về đường lối và sự phát triển trên thực tế sau đó phải có đánh giá những điều được và chưa được. Chứ đọc lịch sử mà chỉ thấy thành tích thì thế hệ trẻ không cảm nhận được còn tính khốc liệt và sự mất mát của chiến tranh”.
Phát biểu đóng góp, ông Nguyễn Thành Lượm - nguyên Thường vụ tỉnh ủy, nguyên Trưởng Ban Dân vận tỉnh ủy đánh giá rất cao sự tâm huyết của Ban Thường vụ thị ủy Tân Châu trong vấn đề biên soạn tái bản Lịch sử Đảng bộ Tân Châu giai đoạn 1930- 2015. Đồng thời tham gia ý kiến khi viết lịch sử Đảng bộ thị xã cần phải đảm bảo tính thực chất của từng giai đoạn cách mạng. Ban biên tập cần phải sử dụng từ ngữ để cho người đọc dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. Cần phải bổ sung những khó khăn, thử thách và bài học kinh nghiệm rút ra qua từng giai đoạn lịch sử của thị xã. Đặc biệt đối với giai đoạn từ năm 1975 trở về sau phải nêu lên những thành tựu của thị xã đạt được, đặc biệt là sự lãnh đạo của Đảng bộ qua các thời kỳ đã vượt qua khó khăn như thế nào. Ông cũng nhấn mạnh: “Đảng bộ Tân Châu đã nối gót cha anh thực hiện thành công công cuộc đổi mới, xây dựng thành công cụm tuyến dân cư, xây kè chống sạt lở và lắp Kênh Vĩnh An Hà đã đem lại cuộc sống tốt hơn cho người dân và chỉnh trang đô thị... Là tiền đề để thực hiện Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy đưa Tân Châu tiến lên thị xã vào năm 2009. Đồng thời cần phải tập trung chỉ rõ sự thành công đó là từ sự gắn kết giữa "ý Đảng, lòng Dân”.
Bên cạnh đó có rất nhiều ý kiến đóng góp hết sức thiết thực, quan trọng cho việc xây dựng Lịch sử Đảng bộ thị xã Tân Châu giai đoạn 1930-2015. Phát biểu kết thúc buổi tọa đàm, đồng chí Nguyễn Đắc Tài - Bí thư thị ủy Tân Châu cho rằng những ý kiến đóng góp của các đại biểu là hết sức quý báu. Đây là những căn cứ quan trọng nhằm giúp cho Ban biên tập bổ sung và hoàn chỉnh bản Lịch sử Đảng bộ thị xã Tân Châu giai đoạn 1930 - 2015. Các ý kiến luôn được ghi nhận, tiếp thu của Ban Thường vụ thị ủy để kịp thời bổ sung và điều chỉnh. Đây cũng là cách để ghi nhận, tri ân của thế hệ sau đối với công lao của các bậc tiền nhân đi trước. Là cơ sở để giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Tân Châu giàu lòng yêu nước và tiếp tục ra sức xây dựng quê hương Tân Châu ngày càng giàu đẹp, văn minh./.
Tại hội nghị, các đại biểu được nghe đồng chí Nguyễn Đắc Tài - Bí thư thị ủy Tân Châu phát biểu đề dẫn về lịch sử hình thành vùng đất Tân Châu và truyền thống cách mạng của Đảng bộ, nhân dân Tân Châu qua các thời kỳ. Đồng thời nhấn mạnh về ý nghĩa, tầm quan trọng to lớn của việc soạn thảo, chỉnh sửa, bổ sung Lịch sử Đảng bộ Tân Châu. “Việc biên soạn lịch sử Đảng bộ thị xã Tân Châu là một việc làm hết sức ý nghĩa, nhằm tri ân công lao của các thể hệ đi trước, ghi lại những chặn đường đấu tranh vẻ vang nhưng cũng đầy gian lao, thách thức. Qua đó cũng giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ lòng yêu quê hương, đất nước, bồi đắp thêm lòng tự hào dân tộc. Góp phần tô đậm thêm trang sử vàng của An Giang nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung”.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo thị ủy Tân Châu trình bày những nội dung đóng góp chỉnh sửa, bổ sung Lịch sử Đảng bộ Tân Châu giai đoạn 1930 - 1995 (Tái bản 2007). Dự thảo về giai đoạn Tân Châu bước vào thời kỳ phát triển mới - Thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 - 2000); Giai đoạn Tân Châu tiếp tục xây dựng và phát triển trong thế kỷ XXI (2000 - 2015).
Các đại biểu đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết của Ban Thường vụ thị ủy Tân Châu qua việc tổ chức chương trình tọa đàm để lấy ý kiến đóng góp, bổ sung cho lịch sử Đảng bộ thị xã Tân Châu giai đoạn 1930-2015. Đồng thời tham gia đóng góp nhiều vấn đề, nội dung liên quan cho Lịch sử Đảng bộ Tân Châu. Cô Nguyễn Thị Thanh phát biểu cô rất vui mừng khi được Thị ủy mời đến buổi tọa đàm để đóng góp cho Lịch sử Đảng bộ thị xã Tân Châu giai đoạn 1930 - 2015. Lịch sử nay cũng đã dự thảo chỉnh sữa nhiều lần rồi cho nên tôi thấy các đồng chí lãnh đạo hiện tại rất có trách nhiệm cho nên tôi thấy điều đó rất là mừng.
Bên cạnh đó, có rất nhiều ý kiến xoay quanh về vấn đề thống nhất các mốc thời gian, sự kiện, tên gọi lực lượng vũ trang qua các thời kỳ, cách sử dụng từ ngữ trong giai đoạn lịch sử… Nhiều đại biểu cũng cho rằng việc viết Lịch sử Đảng bộ thị xã phải tập trung nêu lên các sự kiện lịch sử quan trọng nhằm tạo điểm nhấn như một dấu ấn của cả giai đoạn. Nêu thêm nhiều trận đánh ác liệt giữa ta và địch thông qua lời kể của những nhân chứng lịch sử. Đồng thời nêu bật tính khốc liệt, mất mát, đau thương của chiến tranh mà Đảng bộ và nhân dân Tân Châu gánh chịu. Ông Nguyễn Văn Thạnh phát biểu: “Viết lịch sử là chúng ta viết về đường lối và sự phát triển trên thực tế sau đó phải có đánh giá những điều được và chưa được. Chứ đọc lịch sử mà chỉ thấy thành tích thì thế hệ trẻ không cảm nhận được còn tính khốc liệt và sự mất mát của chiến tranh”.
Phát biểu đóng góp, ông Nguyễn Thành Lượm - nguyên Thường vụ tỉnh ủy, nguyên Trưởng Ban Dân vận tỉnh ủy đánh giá rất cao sự tâm huyết của Ban Thường vụ thị ủy Tân Châu trong vấn đề biên soạn tái bản Lịch sử Đảng bộ Tân Châu giai đoạn 1930- 2015. Đồng thời tham gia ý kiến khi viết lịch sử Đảng bộ thị xã cần phải đảm bảo tính thực chất của từng giai đoạn cách mạng. Ban biên tập cần phải sử dụng từ ngữ để cho người đọc dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. Cần phải bổ sung những khó khăn, thử thách và bài học kinh nghiệm rút ra qua từng giai đoạn lịch sử của thị xã. Đặc biệt đối với giai đoạn từ năm 1975 trở về sau phải nêu lên những thành tựu của thị xã đạt được, đặc biệt là sự lãnh đạo của Đảng bộ qua các thời kỳ đã vượt qua khó khăn như thế nào. Ông cũng nhấn mạnh: “Đảng bộ Tân Châu đã nối gót cha anh thực hiện thành công công cuộc đổi mới, xây dựng thành công cụm tuyến dân cư, xây kè chống sạt lở và lắp Kênh Vĩnh An Hà đã đem lại cuộc sống tốt hơn cho người dân và chỉnh trang đô thị... Là tiền đề để thực hiện Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy đưa Tân Châu tiến lên thị xã vào năm 2009. Đồng thời cần phải tập trung chỉ rõ sự thành công đó là từ sự gắn kết giữa "ý Đảng, lòng Dân”.
Bên cạnh đó có rất nhiều ý kiến đóng góp hết sức thiết thực, quan trọng cho việc xây dựng Lịch sử Đảng bộ thị xã Tân Châu giai đoạn 1930-2015. Phát biểu kết thúc buổi tọa đàm, đồng chí Nguyễn Đắc Tài - Bí thư thị ủy Tân Châu cho rằng những ý kiến đóng góp của các đại biểu là hết sức quý báu. Đây là những căn cứ quan trọng nhằm giúp cho Ban biên tập bổ sung và hoàn chỉnh bản Lịch sử Đảng bộ thị xã Tân Châu giai đoạn 1930 - 2015. Các ý kiến luôn được ghi nhận, tiếp thu của Ban Thường vụ thị ủy để kịp thời bổ sung và điều chỉnh. Đây cũng là cách để ghi nhận, tri ân của thế hệ sau đối với công lao của các bậc tiền nhân đi trước. Là cơ sở để giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Tân Châu giàu lòng yêu nước và tiếp tục ra sức xây dựng quê hương Tân Châu ngày càng giàu đẹp, văn minh./.
Tin, ảnh: Khương Duy