Vai trò lãnh đạo của Đảng là ý chí và nguyện vọng của Nhân dân
- Được đăng: Thứ hai, 19 Tháng 9 2016 14:53
- Lượt xem: 3068
(TGAG)- Ngày nay, đảng chính trị đã trở thành hiện tượng phổ biến trên thế giới, có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội và là nhân tố không thể thiếu trong quá trình chính trị và đời sống chính trị của hầu hết các nước. Hiến pháp của nhiều nước đều có quy định về đảng chính trị.
Việc hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội trong Hiến pháp năm 2013 xuất phát từ bản chất, vai trò, uy tín của Đảng, được nhân dân tin tưởng, lựa chọn và ủy thác. Đây là điều không thể bác bỏ!
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013, trong đó, Điều 4 tiếp tục hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội. Trong đó so với Hiến pháp năm 1992 có đổi mới, bổ sung quan trọng cả về nội dung và hình thức trình bày.
Đây là chỗ dựa pháp lý cho sự tồn tại, hoạt động, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là cơ sở pháp lý để đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, muốn chuyển hóa đất nước đi theo chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Hiến pháp khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội".
Như vậy, Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân. Tuy nhiên, do Đảng ra đời trong một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân còn nhỏ bé. Vì thế Đảng không chỉ là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân mà còn với phong trào yêu nước Việt Nam. Đây là nét đặc thù trong sự ra đời và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: "Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc"; "Ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác" (1). Người còn nói: "Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc" (2) .
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tồn tại, hoạt động vì lợi ích của giai cấp công nhân và dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Biết bao nhiêu cán bộ, đảng viên đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân đã tin Đảng, đi theo Đảng, thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng, thừa nhận Đảng là của chính mình. Thực tiễn hơn 80 năm đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng, đất nước, dân tộc; được nhân dân thừa nhận, lịch sử chấp nhận.
Hiến pháp 2013 bổ sung một nội dung mới rất quan trọng ở khoản 2 Điều 4: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình". Nó vừa thể hiện bản chất của Đảng Cộng sản chân chính, vừa là điều kiện về sự lãnh đạo của Đảng, vừa thể hiện trách nhiệm của Đảng trước nhân dân cũng như trách nhiệm của nhân dân góp phần xây dựng Đảng.
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật là tối thượng nên mọi tổ chức Đảng và đảng viên đều phải có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy Hiến pháp 2013 đã bổ sung:“ Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Cần nâng cao nhận thức về pháp luật và ý thức tự giác thi hành pháp luật của cán bộ, đảng viên; kiên quyết chống lại những hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật, vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân…
Thực tế ở Việt Nam không còn cơ sở khách quan để hình thành chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; không một lực lượng nào ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có thể lãnh đạo dân tộc trên con đường đổi mới và phát triển.
Trong quá trình lãnh đạo, có lúc Đảng cũng phạm sai lầm, khuyết điểm do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan. Đảng bao giờ cũng nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, tự chỉnh đốn, để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu , tiếp tục lãnh đạo đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.
Không thể chỉ dựa vào những khuyết điểm, hạn chế, yếu kém trong Đảng để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Cũng không thể đồng nhất toàn bộ Đảng với một số cán bộ, đảng viên tham nhũng, thoái hóa, biến chất…
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự lựa chọn của dân tộc; là ý chí và nguyện vọng của Nhân dân!
(1) Hồ Chí Minh. Toàn tập, Nxb CTQG, H 2009, t.10, tr.467, 462
(2) Hồ Chí Minh. Toàn tập, Nxb CTQG, H 2009, t.8, tr.295.
Việc hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội trong Hiến pháp năm 2013 xuất phát từ bản chất, vai trò, uy tín của Đảng, được nhân dân tin tưởng, lựa chọn và ủy thác. Đây là điều không thể bác bỏ!
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013, trong đó, Điều 4 tiếp tục hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội. Trong đó so với Hiến pháp năm 1992 có đổi mới, bổ sung quan trọng cả về nội dung và hình thức trình bày.
Đây là chỗ dựa pháp lý cho sự tồn tại, hoạt động, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là cơ sở pháp lý để đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, muốn chuyển hóa đất nước đi theo chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Hiến pháp khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội".
Như vậy, Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân. Tuy nhiên, do Đảng ra đời trong một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân còn nhỏ bé. Vì thế Đảng không chỉ là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân mà còn với phong trào yêu nước Việt Nam. Đây là nét đặc thù trong sự ra đời và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: "Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc"; "Ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác" (1). Người còn nói: "Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc" (2) .
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tồn tại, hoạt động vì lợi ích của giai cấp công nhân và dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Biết bao nhiêu cán bộ, đảng viên đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân đã tin Đảng, đi theo Đảng, thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng, thừa nhận Đảng là của chính mình. Thực tiễn hơn 80 năm đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng, đất nước, dân tộc; được nhân dân thừa nhận, lịch sử chấp nhận.
Hiến pháp 2013 bổ sung một nội dung mới rất quan trọng ở khoản 2 Điều 4: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình". Nó vừa thể hiện bản chất của Đảng Cộng sản chân chính, vừa là điều kiện về sự lãnh đạo của Đảng, vừa thể hiện trách nhiệm của Đảng trước nhân dân cũng như trách nhiệm của nhân dân góp phần xây dựng Đảng.
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật là tối thượng nên mọi tổ chức Đảng và đảng viên đều phải có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy Hiến pháp 2013 đã bổ sung:“ Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Cần nâng cao nhận thức về pháp luật và ý thức tự giác thi hành pháp luật của cán bộ, đảng viên; kiên quyết chống lại những hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật, vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân…
Thực tế ở Việt Nam không còn cơ sở khách quan để hình thành chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; không một lực lượng nào ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có thể lãnh đạo dân tộc trên con đường đổi mới và phát triển.
Trong quá trình lãnh đạo, có lúc Đảng cũng phạm sai lầm, khuyết điểm do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan. Đảng bao giờ cũng nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, tự chỉnh đốn, để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu , tiếp tục lãnh đạo đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.
Không thể chỉ dựa vào những khuyết điểm, hạn chế, yếu kém trong Đảng để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Cũng không thể đồng nhất toàn bộ Đảng với một số cán bộ, đảng viên tham nhũng, thoái hóa, biến chất…
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự lựa chọn của dân tộc; là ý chí và nguyện vọng của Nhân dân!
Sự Thật
-----------------------(1) Hồ Chí Minh. Toàn tập, Nxb CTQG, H 2009, t.10, tr.467, 462
(2) Hồ Chí Minh. Toàn tập, Nxb CTQG, H 2009, t.8, tr.295.