Đấu tranh, ngăn chặn, triệt phá tin giả, thông tin xấu, độc trên Internet, mạng xã hội
- Được đăng: Thứ hai, 23 Tháng 9 2019 09:32
- Lượt xem: 3894
(TGAG)- Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng mạng xã hội Facebook, hiện có khoảng 65 triệu người Việt Nam sử dụng. Thời lượng sử dụng Internet và mạng xã hội của người Việt trung bình khoảng 07 giờ/ngày. Người sử dụng Internet bằng điện thoại tại Việt Nam dành thời gian vào mạng xã hội nhiều nhất (94%),sau đó là nhắn tin (91%) và tìm kiếm thông tin (87%).
Việc sử dụng Internet, mạng xã hội ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, ngày càng trở nên phổ biến. Lợi dụng điều đó, các thế lực thù địch cũng tập trung khai thác tối đa các tiện ích từ internet, mạng xã hội để điên cuồng chống phá. Những thông tin giả, thông tin xấu, độc liên tục được chúng phát tán tràn lan trên Internet, mạng xã hội với mục đích gây nhiễu loạn, ô nhiễm nguồn thông tin, đầu độc người xem, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống Đảng, chống chính quyền.
Những chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch trên Internet, mạng xã hội không mới. Quanh đi quẩn lại vẫn chỉ có hai chiêu trò cơ bản: Thứ nhất, chúng đưa tin giả, thông tin sai sự thật lừa gạt người nhẹ dạ cả tin, gây tâm lý hoang mang, lo lắng, tạo nên bức tranh xã hội xám xịt, toàn gam màu tối; Thứ hai, chúng triệt để lợi dụng những khiếm khuyết của chủ nghĩa xã hội hiện thực; những bất cập, hạn chế trong lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước; tình trạng tiêu cực, tham nhũng, suy thoái tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên… để thổi phồng, xuyên tạc, đả kích, bôi nhọ chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo… gây tâm lý bức xúc, hoài nghi, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Chiêu bài không mới, nhưng chính sự dễ dãi, cả tin, kém hiểu biết, cùng tâm lý đám đông khi tham gia mạng xã hội của một bộ phận người tham gia, sử dụng đã vô tình cổ suý, tiếp tay tạo nên tầm ảnh hưởng và tác hại ghê gớm từ tin giả, tin xấu, độc trên mạng xã hội thời gian qua.
Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khoá XII “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, Ban Bí thư đã ban hành Kế hoạch số 14-KH/TW, ngày 25/3/2019. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ An Giang ban hành Kế hoạch số 90-KH/TU, ngày 27/6/2019 về thực hiện Kế hoạch của Ban Bí thư, trong đó chỉ rõ: Tăng cường đấu tranh, loại bỏ, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ mạng, cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử…và các cá nhân lưu trữ, cung cấp, đăng tải, phát tán thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, nói xấu, kích động, chống phá trên internet, mạng xã hội. Trong thực thi các nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch phải gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây” là cơ bản, “chống” phải quyết liệt, hiệu quả.
Trên tinh thần đó, các cấp các ngành thời gian qua đã có nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ tăng cường đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, kiên quyết làm trong sạch, lành mạnh môi trường internet, mạng xã hội, đấu tranh, triệt xoá các địa chỉ đen, các thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
6 tháng đầu năm 2019, theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, Facebook đã gỡ bỏ 201 tài khoản cá nhân giả mạo; 109 đường link tuyên truyền thông tin giả mạo, xấu, độc, kích động chống phá nhà nước; 2.444 đường link rao bán, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp; 214 đường link phát ngôn gây thù hận, bôi nhọ các lãnh đạo Đảng và nhà nước, các thương hiệu, cá nhân, tổ chức; 215 fanpages về game cờ bạc, đổi thưởng. Google đã ngăn chặn và gỡ bỏ 7.192 video vi phạm trên YouTube; gỡ bỏ 15/62 kênh YouTube, trong đó đặc biệt có 1 kênh YouTube có tên là tin tức hằng ngày bao gồm 501 video... bên cạnh đó, các cấp, các ngành, các cơ quan báo chí cũng tăng cường thiết lập các trang thông tin trên mạng, giới thiệu gương người tốt, việc tốt, chia sẻ, lan toả thông tin tích cực, chính thống đến với người sử dụng.
Trên địa bàn tỉnh, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các đơn vị, địa phương cũng chủ động tăng cường công tác tuyên truyền, đấu tranh phê phán các luận điệu xuyên tạc của kẻ xấu trên không gian mạng. Cùng với đó, thực hiện phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, quan tâm xây dựng lực lượng; hình thành các trang trên internet, mạng xã hội để chia sẻ, giới thiệu và lan toả gương người tốt, việc tốt, giới thiệu, quảng bá về đất và người An Giang. Nhiều trang tuy mới được thành lập như “Dân An Giang”; “An Giang Ngày Mới”; “Tin Tốt Chuyện Đẹp An Giang”; “Đài Truyền thanh thị xã Tân Châu”; “Châu Thành, An Giang”…nhưng đã hoạt động khá tích cực và hiệu quả, thu hút rất đông lượt người tham gia, theo dõi.
Tuy đã có nhiều nỗ lực, nhưng có thể thấy rằng cuộc chiến chống tin giả, tin xấu, độc trên internet, mạng xã hội không chỉ một sớm một chiều mà sẽ là cuộc chiến lâu dài vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi tính kiên trì, bền bỉ và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Để ngăn chặn, đấu tranh triệt phá tin giả, thông tin xấu độc, bên cạnh giải pháp đấu tranh bóc gỡ trực tiếp, làm trong sạch môi trường internet, mạng xã hội cũng như tăng cường lan toả, chia sẻ các thông tin chính thống, gương người tốt việc tốt, trong thời gian tới cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng và sự cảnh giác của mỗi cá nhân khi tham gia mạng xã hội: Tỉnh táo, thận trọng và kiên định là những tố chất cần có của một người tham gia, sử dụng Internet, mạng xã hội “có văn hoá”. Mỗi tổ chức, cá nhân; từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên… khi tham gia, sử dụng Internet, mạng xã hội phải là người chiến sỹ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Có như vậy, công cuộc đấu tranh, triệt phá tin giả, tin xấu, độc mới mau chóng đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng một môi trường internet, mạng xã hội trong lành, đóng góp tích cực cho tiến trình phát triển./.
VĂN AN
_________________________
Bài viết trên TTCTTT số 9/2019
Việc sử dụng Internet, mạng xã hội ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, ngày càng trở nên phổ biến. Lợi dụng điều đó, các thế lực thù địch cũng tập trung khai thác tối đa các tiện ích từ internet, mạng xã hội để điên cuồng chống phá. Những thông tin giả, thông tin xấu, độc liên tục được chúng phát tán tràn lan trên Internet, mạng xã hội với mục đích gây nhiễu loạn, ô nhiễm nguồn thông tin, đầu độc người xem, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống Đảng, chống chính quyền.
Những chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch trên Internet, mạng xã hội không mới. Quanh đi quẩn lại vẫn chỉ có hai chiêu trò cơ bản: Thứ nhất, chúng đưa tin giả, thông tin sai sự thật lừa gạt người nhẹ dạ cả tin, gây tâm lý hoang mang, lo lắng, tạo nên bức tranh xã hội xám xịt, toàn gam màu tối; Thứ hai, chúng triệt để lợi dụng những khiếm khuyết của chủ nghĩa xã hội hiện thực; những bất cập, hạn chế trong lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước; tình trạng tiêu cực, tham nhũng, suy thoái tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên… để thổi phồng, xuyên tạc, đả kích, bôi nhọ chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo… gây tâm lý bức xúc, hoài nghi, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Chiêu bài không mới, nhưng chính sự dễ dãi, cả tin, kém hiểu biết, cùng tâm lý đám đông khi tham gia mạng xã hội của một bộ phận người tham gia, sử dụng đã vô tình cổ suý, tiếp tay tạo nên tầm ảnh hưởng và tác hại ghê gớm từ tin giả, tin xấu, độc trên mạng xã hội thời gian qua.
Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khoá XII “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, Ban Bí thư đã ban hành Kế hoạch số 14-KH/TW, ngày 25/3/2019. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ An Giang ban hành Kế hoạch số 90-KH/TU, ngày 27/6/2019 về thực hiện Kế hoạch của Ban Bí thư, trong đó chỉ rõ: Tăng cường đấu tranh, loại bỏ, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ mạng, cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử…và các cá nhân lưu trữ, cung cấp, đăng tải, phát tán thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, nói xấu, kích động, chống phá trên internet, mạng xã hội. Trong thực thi các nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch phải gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây” là cơ bản, “chống” phải quyết liệt, hiệu quả.
Trên tinh thần đó, các cấp các ngành thời gian qua đã có nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ tăng cường đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, kiên quyết làm trong sạch, lành mạnh môi trường internet, mạng xã hội, đấu tranh, triệt xoá các địa chỉ đen, các thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
6 tháng đầu năm 2019, theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, Facebook đã gỡ bỏ 201 tài khoản cá nhân giả mạo; 109 đường link tuyên truyền thông tin giả mạo, xấu, độc, kích động chống phá nhà nước; 2.444 đường link rao bán, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp; 214 đường link phát ngôn gây thù hận, bôi nhọ các lãnh đạo Đảng và nhà nước, các thương hiệu, cá nhân, tổ chức; 215 fanpages về game cờ bạc, đổi thưởng. Google đã ngăn chặn và gỡ bỏ 7.192 video vi phạm trên YouTube; gỡ bỏ 15/62 kênh YouTube, trong đó đặc biệt có 1 kênh YouTube có tên là tin tức hằng ngày bao gồm 501 video... bên cạnh đó, các cấp, các ngành, các cơ quan báo chí cũng tăng cường thiết lập các trang thông tin trên mạng, giới thiệu gương người tốt, việc tốt, chia sẻ, lan toả thông tin tích cực, chính thống đến với người sử dụng.
Trên địa bàn tỉnh, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các đơn vị, địa phương cũng chủ động tăng cường công tác tuyên truyền, đấu tranh phê phán các luận điệu xuyên tạc của kẻ xấu trên không gian mạng. Cùng với đó, thực hiện phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, quan tâm xây dựng lực lượng; hình thành các trang trên internet, mạng xã hội để chia sẻ, giới thiệu và lan toả gương người tốt, việc tốt, giới thiệu, quảng bá về đất và người An Giang. Nhiều trang tuy mới được thành lập như “Dân An Giang”; “An Giang Ngày Mới”; “Tin Tốt Chuyện Đẹp An Giang”; “Đài Truyền thanh thị xã Tân Châu”; “Châu Thành, An Giang”…nhưng đã hoạt động khá tích cực và hiệu quả, thu hút rất đông lượt người tham gia, theo dõi.
Tuy đã có nhiều nỗ lực, nhưng có thể thấy rằng cuộc chiến chống tin giả, tin xấu, độc trên internet, mạng xã hội không chỉ một sớm một chiều mà sẽ là cuộc chiến lâu dài vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi tính kiên trì, bền bỉ và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Để ngăn chặn, đấu tranh triệt phá tin giả, thông tin xấu độc, bên cạnh giải pháp đấu tranh bóc gỡ trực tiếp, làm trong sạch môi trường internet, mạng xã hội cũng như tăng cường lan toả, chia sẻ các thông tin chính thống, gương người tốt việc tốt, trong thời gian tới cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng và sự cảnh giác của mỗi cá nhân khi tham gia mạng xã hội: Tỉnh táo, thận trọng và kiên định là những tố chất cần có của một người tham gia, sử dụng Internet, mạng xã hội “có văn hoá”. Mỗi tổ chức, cá nhân; từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên… khi tham gia, sử dụng Internet, mạng xã hội phải là người chiến sỹ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Có như vậy, công cuộc đấu tranh, triệt phá tin giả, tin xấu, độc mới mau chóng đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng một môi trường internet, mạng xã hội trong lành, đóng góp tích cực cho tiến trình phát triển./.
VĂN AN
_________________________
Bài viết trên TTCTTT số 9/2019