Phát huy dân chủ rộng rãi!
- Được đăng: Thứ sáu, 04 Tháng 10 2019 13:42
- Lượt xem: 2675
(TGAG)- Lê-nin cho rằng trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, quần chúng nhân dân “… không thể giành được thắng lợi bằng cách nào tốt hơn là thông qua chế độ dân chủ, nghĩa là bằng cách thực hiện chế độ dân chủ triệt để và đem những yêu sách dân chủ được đề ra một cách kiên quyết nhất mà gắn liền với từng giai đoạn đấu tranh của họ”. Ở nước ta, Cách mạng Tháng Tám 1945 - cuộc cách mạng dân chủ kiểu mới đã đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ mất nước lên địa vị làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Tinh thần dân chủ đã tập hợp được lực lượng toàn dân tộc, chế độ dân chủ được khẳng định bằng cuộc Tổng tuyển cử thật sự dân chủ…
Ngay trong những năm đầu của chính quyền non trẻ, Bác Hồ đã khẳng định: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ/Bao nhiêu lợi ích đều vì dân./Bao nhiêu quyền hạn đều của dân./Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân…/Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”… Sau mấy năm cầm quyền, từ thực tiễn thành công cũng như thất bại, Người tổng kết: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”. “Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”. “Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến”. “Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên”… Tuân thủ và thực hiện tốt chỉ dạy đó, Cách mạng tiếp tục giành những thắng lợi mới…
Nhưng sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam, do phạm nhiều sai lầm, đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế-xã hội nặng nề. Một trong những nguyên nhân là bởi: ‘‘Phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc mang nặng chủ nghĩa quan liêu’’. Bài học lớn rút ra là trong điều kiện đảng cầm quyền phải đặc biệt chăm lo củng cố mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân; tiến hành thường xuyên cuộc đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục chủ nghĩa quan liêu. Mỗi đảng viên, cán bộ phải thật sự vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của Nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, đi ngược lại lợi ích của Nhân dân là làm suy yếu sức mạnh của Đảng.
Từ đo phải đổi mới, trước nhất là “... tạo những điều kiện xã hội thuận lợi cho quá trình đổi mới tư duy’’. Phải xây dựng cho được bầu không khí dân chủ trong xã hội, trong sinh hoạt đảng, trong nghiên cứu khoa học; tinh thần tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý... Thành công của công cuộc đổi mới được khởi đầu bằng quá trình dân chủ hóa, tạo nên động lực mạnh mẽ đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, tiến bước vững chắc trên đường phát triển và hội nhập. Tổng kết 30 năm đổi mới, bài học rút ra là: “Đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm "dân là gốc", vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân’’. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. “Để thực hiện dân chủ trong xã hội, trước hết phải bảo đảm phát huy dân chủ trong Đảng”. Bởi dân chủ trong Đảng “là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội”. Thực hành, phát huy dân chủ trong Đảng phải luôn đi trước, tạo khuôn mẫu, mực thước cho Nhân dân. Bác căn dặn trong Di chúc ‘‘... thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng’’. Từ đó, Đại hội XII xác định ‘‘Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc’’.
Hiện nay, để bảo đảm cho đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng thành công, công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội cần quán triệt quan điểm: “Phát huy dân chủ rộng rãi, tập hợp cao độ trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội; củng cố, nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng”. Thực hành dân chủ rộng rãi, củng cố và tăng cường đoàn kết là động lực to lớn cho sự phát triển bền vững của đất nước./.
Sự thật
------------------
Ngay trong những năm đầu của chính quyền non trẻ, Bác Hồ đã khẳng định: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ/Bao nhiêu lợi ích đều vì dân./Bao nhiêu quyền hạn đều của dân./Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân…/Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”… Sau mấy năm cầm quyền, từ thực tiễn thành công cũng như thất bại, Người tổng kết: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”. “Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”. “Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến”. “Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên”… Tuân thủ và thực hiện tốt chỉ dạy đó, Cách mạng tiếp tục giành những thắng lợi mới…
Nhưng sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam, do phạm nhiều sai lầm, đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế-xã hội nặng nề. Một trong những nguyên nhân là bởi: ‘‘Phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc mang nặng chủ nghĩa quan liêu’’. Bài học lớn rút ra là trong điều kiện đảng cầm quyền phải đặc biệt chăm lo củng cố mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân; tiến hành thường xuyên cuộc đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục chủ nghĩa quan liêu. Mỗi đảng viên, cán bộ phải thật sự vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của Nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, đi ngược lại lợi ích của Nhân dân là làm suy yếu sức mạnh của Đảng.
Từ đo phải đổi mới, trước nhất là “... tạo những điều kiện xã hội thuận lợi cho quá trình đổi mới tư duy’’. Phải xây dựng cho được bầu không khí dân chủ trong xã hội, trong sinh hoạt đảng, trong nghiên cứu khoa học; tinh thần tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý... Thành công của công cuộc đổi mới được khởi đầu bằng quá trình dân chủ hóa, tạo nên động lực mạnh mẽ đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, tiến bước vững chắc trên đường phát triển và hội nhập. Tổng kết 30 năm đổi mới, bài học rút ra là: “Đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm "dân là gốc", vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân’’. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. “Để thực hiện dân chủ trong xã hội, trước hết phải bảo đảm phát huy dân chủ trong Đảng”. Bởi dân chủ trong Đảng “là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội”. Thực hành, phát huy dân chủ trong Đảng phải luôn đi trước, tạo khuôn mẫu, mực thước cho Nhân dân. Bác căn dặn trong Di chúc ‘‘... thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng’’. Từ đó, Đại hội XII xác định ‘‘Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc’’.
Hiện nay, để bảo đảm cho đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng thành công, công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội cần quán triệt quan điểm: “Phát huy dân chủ rộng rãi, tập hợp cao độ trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội; củng cố, nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng”. Thực hành dân chủ rộng rãi, củng cố và tăng cường đoàn kết là động lực to lớn cho sự phát triển bền vững của đất nước./.
Sự thật
------------------