Cảnh giác với tin giả
- Được đăng: Chủ nhật, 17 Tháng 3 2019 20:47
- Lượt xem: 1939
(TGAG)- Những năm gần đây, mạng xã hội đã có bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn đến đời sống xã hội ở hầu hết các quốc gia. Nó cho phép kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả… Cũng chính vì vậy, các thế lực thù địch và bọn tội phạm lợi dụng, biến nó thành công cụ cho các hoạt động phá hoại tư tưởng và các hoạt động phạm tội khác. Một trong những chiêu trò được chúng tập trung khai thác mạnh trong thời gian qua đó là tung tin giả.
Trên thế giới, tin giả đã và đang trở thành vấn nạn, tác động tiêu cực từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, giáo dục, y tế...; từ đơm đặt chuyện cá nhân đến tung tin thất thiệt trong sản xuất kinh doanh… Đặc biệt nguy hiểm là việc đưa tin giả nhằm đả kích chính quyền, gây mất ổn định chính trị…
Tình trạng tin giả, tin sai sự thật trên mạng xã hội với đối tượng bị nhắm tới là cá nhân, tổ chức ở Việt Nam đang bùng phát với chiều hướng ngày càng phức tạp. Điển hình đầu 2018, các thế lực thù địch tung tin trên mạng xã hội về việc “20.000 cảnh sát cơ động đến trấn áp tại Bình Thuận”. Thông tin giả mạo này cùng với sự hô hào của một số phần tử xấu, ngay lập tức đã kích động một bộ phận người dân thiếu thông tin, hoặc tin theo tin giả một cách cảm tính, và là nguyên nhân đẩy một số người tới thái độ chống đối chính quyền, đập phá trụ sở cơ quan nhà nước, đốt xe cộ tại Bình Thuận hồi tháng 6-2018. Vụ việc đã làm cuộc sống của người dân trong vùng bị đảo lộn, trật tự xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Gần đây xuất hiện nhiều tài khoản trên mạng xã hội mạo danh các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, trong đó mạo danh cả Ban Tuyên giáo Trung ương, đưa những thông tin giả, gây hoang mang trong cộng đồng. Những ngày đầu tháng 3/2019, một tài khoản mang tên "Đầm bầu..." đã có bài viết thổi phồng tác hại của dịch tả lợn châu Phi để nâng cao doanh thu bán hàng. Tinh vi hơn, kẻ xấu còn làm giả cả văn bản quản lý của chính quyền, tạo sốt đất ảo, hưởng lợi bất chính như ở Quảng Nam, Đà Nẵng. Nhiều tin giả tung tin thất thiệt như máy bay rơi, vỡ đập thủy điện, bắt cóc… lan truyền với tốc độ chóng mặt gây tâm lý hoang mang, bất ổn trong đời sống xã hội.
Theo Bộ Thông tin - Truyền thông, chỉ trong năm 2018, Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ được 4.466 video clip xấu độc trên trang YouTube theo yêu cầu của bộ. Số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng của Bkav cho thấy, 63% người dùng thường xuyên đọc được tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó 40% là nạn nhân hàng ngày. Các cơ quan chức năng thời gian qua đã tăng cường rà soát, kiểm tra, ngăn chặn tình trạng thông tin xấu, độc trên mạng xã hội; xử lý nghiêm các đối tượng đưa tin xấu, xuyên tạc sự thật; tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trước thông tin xấu… Tuy nhiên đây là cuộc chiến lâu dài giữa cái xấu và cái tốt khi thế giới ảo ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng lệ thuộc vào không gian mạng, thì thách thức với tin giả ngày càng khó khăn và khốc liệt.
Với những hậu quả hết sức nặng nề, cuộc chiến chống tin giả trên mạng xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp trong thời gian tới. Bên cạnh việc quan tâm tuyên truyền và triển khai thực hiện có hiệu quả Luật An ninh mạng, có hiệu lực ngày 01/01/2019, cũng như đẩy mạnh công tác tuyên truyền của các cấp các ngành giúp cho các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội hiểu rõ và đầy đủ hơn các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Cần quan tâm đầu tư và đẩy mạnh công tác thông tin ở cơ sở. Phát huy vai trò của báo chí trong cuộc chiến chống tin giả, tăng cường sự lành mạnh của báo chí, cung cấp thông tin nhanh nhạy trung thực, chính xác. Và điều quan trọng hơn cả là tự thân mỗi người cần đặc biệt nâng cao cảnh giác, trang bị cho mình sự thận trọng, tỉnh táo cần thiết mỗi khi truy cập, tìm kiếm thông tin trên mạng. Bình tĩnh, cẩn trọng, phân tích và kiểm chứng lại thông tin thông qua các tờ báo; thông qua các nguồn cung cấp thông tin chính thống. Có như vậy, mới đảm bảo an toàn cho chính mình và cho xã hội trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay./.
Sự thật
--------------------
Trên thế giới, tin giả đã và đang trở thành vấn nạn, tác động tiêu cực từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, giáo dục, y tế...; từ đơm đặt chuyện cá nhân đến tung tin thất thiệt trong sản xuất kinh doanh… Đặc biệt nguy hiểm là việc đưa tin giả nhằm đả kích chính quyền, gây mất ổn định chính trị…
Tình trạng tin giả, tin sai sự thật trên mạng xã hội với đối tượng bị nhắm tới là cá nhân, tổ chức ở Việt Nam đang bùng phát với chiều hướng ngày càng phức tạp. Điển hình đầu 2018, các thế lực thù địch tung tin trên mạng xã hội về việc “20.000 cảnh sát cơ động đến trấn áp tại Bình Thuận”. Thông tin giả mạo này cùng với sự hô hào của một số phần tử xấu, ngay lập tức đã kích động một bộ phận người dân thiếu thông tin, hoặc tin theo tin giả một cách cảm tính, và là nguyên nhân đẩy một số người tới thái độ chống đối chính quyền, đập phá trụ sở cơ quan nhà nước, đốt xe cộ tại Bình Thuận hồi tháng 6-2018. Vụ việc đã làm cuộc sống của người dân trong vùng bị đảo lộn, trật tự xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Gần đây xuất hiện nhiều tài khoản trên mạng xã hội mạo danh các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, trong đó mạo danh cả Ban Tuyên giáo Trung ương, đưa những thông tin giả, gây hoang mang trong cộng đồng. Những ngày đầu tháng 3/2019, một tài khoản mang tên "Đầm bầu..." đã có bài viết thổi phồng tác hại của dịch tả lợn châu Phi để nâng cao doanh thu bán hàng. Tinh vi hơn, kẻ xấu còn làm giả cả văn bản quản lý của chính quyền, tạo sốt đất ảo, hưởng lợi bất chính như ở Quảng Nam, Đà Nẵng. Nhiều tin giả tung tin thất thiệt như máy bay rơi, vỡ đập thủy điện, bắt cóc… lan truyền với tốc độ chóng mặt gây tâm lý hoang mang, bất ổn trong đời sống xã hội.
Theo Bộ Thông tin - Truyền thông, chỉ trong năm 2018, Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ được 4.466 video clip xấu độc trên trang YouTube theo yêu cầu của bộ. Số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng của Bkav cho thấy, 63% người dùng thường xuyên đọc được tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó 40% là nạn nhân hàng ngày. Các cơ quan chức năng thời gian qua đã tăng cường rà soát, kiểm tra, ngăn chặn tình trạng thông tin xấu, độc trên mạng xã hội; xử lý nghiêm các đối tượng đưa tin xấu, xuyên tạc sự thật; tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trước thông tin xấu… Tuy nhiên đây là cuộc chiến lâu dài giữa cái xấu và cái tốt khi thế giới ảo ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng lệ thuộc vào không gian mạng, thì thách thức với tin giả ngày càng khó khăn và khốc liệt.
Với những hậu quả hết sức nặng nề, cuộc chiến chống tin giả trên mạng xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp trong thời gian tới. Bên cạnh việc quan tâm tuyên truyền và triển khai thực hiện có hiệu quả Luật An ninh mạng, có hiệu lực ngày 01/01/2019, cũng như đẩy mạnh công tác tuyên truyền của các cấp các ngành giúp cho các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội hiểu rõ và đầy đủ hơn các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Cần quan tâm đầu tư và đẩy mạnh công tác thông tin ở cơ sở. Phát huy vai trò của báo chí trong cuộc chiến chống tin giả, tăng cường sự lành mạnh của báo chí, cung cấp thông tin nhanh nhạy trung thực, chính xác. Và điều quan trọng hơn cả là tự thân mỗi người cần đặc biệt nâng cao cảnh giác, trang bị cho mình sự thận trọng, tỉnh táo cần thiết mỗi khi truy cập, tìm kiếm thông tin trên mạng. Bình tĩnh, cẩn trọng, phân tích và kiểm chứng lại thông tin thông qua các tờ báo; thông qua các nguồn cung cấp thông tin chính thống. Có như vậy, mới đảm bảo an toàn cho chính mình và cho xã hội trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay./.
Sự thật
--------------------