Kỷ niệm 136 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Triển lãm ảnh chuyên đề “Bác Tôn với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”
- Được đăng: Thứ năm, 21 Tháng 3 2024 13:59
- Lượt xem: 650
(TUAG)- Nhân tưởng niệm 44 năm Ngày mất Chủ tịch Tôn Đức Thắng (30/3/1980 - 30/3/2024), sáng 21/3, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang), Bảo tàng Tôn Đức Thắng phối hợp với Ban quản lý Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (An Giang) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh chuyên đề “Bác Tôn với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.
Triển lãm ảnh chuyên đề “Bác Tôn với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” giới thiệu 105 hình ảnh về Bác Tôn - Người con ưu tú của quê hương An Giang, tấm gương tận tụy xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Triển lãm giới thiệu nhiều hình ảnh Bác Tôn với công tác Mặt trận, Bác Tôn với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang tiếp bước Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Khách tham quan triển lãm sẽ được tìm hiểu thêm về quá trình hình thành tên gọi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và những đóng góp của Bác Tôn đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vai trò của Người trong việc kết nối cộng đồng dân tộc, những phẩm chất để giúp Bác Tôn trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết Bắc - Nam. Qua đó, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết thống nhất dân tộc chung một mục đích xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh. Đồng thời, nâng cao tinh thần rèn luyện, học tập đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” đến mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân.
Phát biểu khai mạc triển lãm, bà Nguyễn Thị Mỹ Diệu, Giám đốc Ban Quản lý Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã ôn lại cuộc đời, sự nghiệp Bác Tôn, từ người thanh niên yêu nước đã hòa mình vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, dù ở cương vị nào, Bác Tôn cũng luôn nêu cao phẩm chất trung thành với Tổ quốc, với dân tộc, với Đảng, hết lòng, hết sức phụng sự cách mạng, phục vụ nhân dân, trở thành “biểu tượng” của đại đoàn kết toàn dân tộc.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hình thức tổ chức của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam với mục tiêu tập hợp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm có ý thức sâu sắc về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của tinh thần yêu nước trong mỗi con người Việt Nam và Mặt trận là nơi tập hợp và nhân lên gấp bội tinh thần yêu nước đó.
Từ tên gọi ban đầu là Hội phản đế Đồng minh (1930) và trải qua các thời kỳ với tên gọi như Hội Phản đế Liên minh (1935), Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương (1936), Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1938), Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương (1939), Việt Nam Độc lập Đồng minh gọi tắt là Việt Minh (1941), Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam gọi tắt là Hội Liên Việt (1951). Đến tháng 2/1977, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam được tiến hành đã thống nhất các tổ chức Mặt trận ở nước ta thành một tổ chức Mặt trận chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Với vai trò Hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt) 1947, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt (1951), Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955) và đến tháng 12/1977 là Chủ tịch danh dự của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho tới khi qua đời (1980), qua hơn 30 năm liên tục được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng, giao nhiệm vụ, Bác Tôn đã tận tâm, tận lực giương cao ngọn cờ đại đoàn kết để lãnh đạo, tổ chức xây dựng và phát triển Mặt trận đoàn kết toàn dân, tập hợp các lực lượng yêu nước, phát huy cao nhất nội lực của dân tộc và đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người, xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Những hình ảnh phản ánh tấm gương Chủ tịch Tôn Đức Thắng suốt cả cuộc đời quan tâm chăm lo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội, vì hòa bình thế giới, được đồng bào cả nước và bè bạn năm châu tin yêu, mến phục.
Triển lãm mở cửa phục vụ du khách và nhân dân tham quan tìm hiểu đến cuối tháng 7/2024./.
Triển lãm ảnh chuyên đề “Bác Tôn với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” giới thiệu 105 hình ảnh về Bác Tôn - Người con ưu tú của quê hương An Giang, tấm gương tận tụy xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Triển lãm giới thiệu nhiều hình ảnh Bác Tôn với công tác Mặt trận, Bác Tôn với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang tiếp bước Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Khách tham quan triển lãm sẽ được tìm hiểu thêm về quá trình hình thành tên gọi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và những đóng góp của Bác Tôn đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vai trò của Người trong việc kết nối cộng đồng dân tộc, những phẩm chất để giúp Bác Tôn trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết Bắc - Nam. Qua đó, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết thống nhất dân tộc chung một mục đích xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh. Đồng thời, nâng cao tinh thần rèn luyện, học tập đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” đến mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân.
Phát biểu khai mạc triển lãm, bà Nguyễn Thị Mỹ Diệu, Giám đốc Ban Quản lý Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã ôn lại cuộc đời, sự nghiệp Bác Tôn, từ người thanh niên yêu nước đã hòa mình vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, dù ở cương vị nào, Bác Tôn cũng luôn nêu cao phẩm chất trung thành với Tổ quốc, với dân tộc, với Đảng, hết lòng, hết sức phụng sự cách mạng, phục vụ nhân dân, trở thành “biểu tượng” của đại đoàn kết toàn dân tộc.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hình thức tổ chức của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam với mục tiêu tập hợp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm có ý thức sâu sắc về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của tinh thần yêu nước trong mỗi con người Việt Nam và Mặt trận là nơi tập hợp và nhân lên gấp bội tinh thần yêu nước đó.
Từ tên gọi ban đầu là Hội phản đế Đồng minh (1930) và trải qua các thời kỳ với tên gọi như Hội Phản đế Liên minh (1935), Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương (1936), Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1938), Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương (1939), Việt Nam Độc lập Đồng minh gọi tắt là Việt Minh (1941), Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam gọi tắt là Hội Liên Việt (1951). Đến tháng 2/1977, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam được tiến hành đã thống nhất các tổ chức Mặt trận ở nước ta thành một tổ chức Mặt trận chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Với vai trò Hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt) 1947, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt (1951), Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955) và đến tháng 12/1977 là Chủ tịch danh dự của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho tới khi qua đời (1980), qua hơn 30 năm liên tục được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng, giao nhiệm vụ, Bác Tôn đã tận tâm, tận lực giương cao ngọn cờ đại đoàn kết để lãnh đạo, tổ chức xây dựng và phát triển Mặt trận đoàn kết toàn dân, tập hợp các lực lượng yêu nước, phát huy cao nhất nội lực của dân tộc và đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người, xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Những hình ảnh phản ánh tấm gương Chủ tịch Tôn Đức Thắng suốt cả cuộc đời quan tâm chăm lo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội, vì hòa bình thế giới, được đồng bào cả nước và bè bạn năm châu tin yêu, mến phục.
Triển lãm mở cửa phục vụ du khách và nhân dân tham quan tìm hiểu đến cuối tháng 7/2024./.
Công Mạo