Cây mận hồng đào đá trên đất lúa
- Được đăng: Thứ sáu, 13 Tháng 12 2019 15:48
- Lượt xem: 3087
(TGAG)- Vẫn mong muốn nâng cao hiệu quả trong canh tác nông nghiệp, cung cấp cho thị trường những sản phẩm trái cây xanh, bền vững, an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Anh Trần Văn Gấu Em (tự là tư Beo), ngụ ấp An Long, xã An Thạnh Trung, Chợ Mới đã chủ động nghiên cứu, tìm tòi và mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả để lập vườn, trồng mận trong nhà lưới, mô hình bước đầu đã mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho gia đình.
Hướng dẫn chúng tôi tham quan vườn mận hồng đào đá 2 năm tuổi được trồng ở diện tích 4.000m2 đang cho trái nghịch vụ. Anh cho biết: bản chất nông dân nên từ trước đến nay gia đình chỉ trồng lúa nhưng khi nghe chủ trương chuyển dịch cây trồng của xã, tôi chuyển 8.000m2 lúa sang trồng xoài và trồng mận. Riêng 4.0002 đất anh trồng trong nhà lưới với 200 gốc mận hồng đào đá, tận dụng mận còn nhỏ dưới gốc tôi trồng thêm bầu, bí, khổ qua, dưa leo - để lấy ngắn nuôi dài, dưới ao thì trồng bông súng để vừa có thêm điều kiện thu nhập sinh hoạt của gia đình, trong khi chờ mận tới mùa thu hoạch. Anh Tư Beo kể về cách phun xịt thuốc dưỡng:
“Nó lưu truyền, xịt 1 đợt mình bẻ trái 5, 7 lứa, lá mận già mình kích nữa, ra bông thì 3 tháng một lần. Đợt thu hoạch đầu tiên có cây cho trái, cây không cho khoảng 700, 800 kg. Mình đầu tư cho nhà lưới để bán chạy hàng, sản phẩm sạch, ít xịt thuốc”.
Chi phí đầu tư nhà lưới phủ khắp vườn mận hơn 36 triệu đồng nhưng lợi ích về lâu dài rất lớn: sẽ tiết giảm được nhân công bao trái, bọc nylong, hạn chế được dịch hại tấn công, việc tiếp xúc giữa vườn mận với môi trường: mưa bão, không khí xung quanh được cắt giảm. Hơn hết là tiết kiệm được tiền phân bón, thuốc trừ sâu, khoảng cách mỗi lần phun xịt cũng xa nhau, mận không bị sâu hại nên không bị rụng làm thiệt hại năng suất nhất là trong mùa nghịch. Mô hình này còn có ưu điểm khác là tiết kiệm nước tưới, ứng phó tốt với thời tiết hạn hán, cụ thể, lớp lưới cách nhiệt sẽ giúp cho vườn mận giữ ẩm tốt hơn, tiết kiệm khoảng 30, 40% nước tưới. Đặc biệt trong canh tác anh tuân thủ nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, không sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật hóa học nhưng trái mận vẫn lớn, tròn, ngọt và có được màu sắc bắt mắt, hương vị đặc trưng thu hút nhiều thương lái đến thu mua. Trung bình khoảng 6, 7 trái mận/kg (gấp đôi ngoài mô hình), mỗi năm thu hoạch 3 vụ, với giá bán ổn định, sau khi trừ đi chi phí, gia đình anh còn lãi hơn 40 triệu đồng/năm. Hứa hẹn trong tương lai năng suất vườn mận sẽ càng tăng do cây lâu năm và thuận mùa.
Anh Tư Beo thông tin thêm: “bọc từ trái thấy hơi cực, đợt sau thấy trái nhiều, bọc chắc không nỗi nên tiến hành làm nhà lưới cho khỏe. Nếu cây đủ sức sẽ cho thu hoạch từ 10 - 20 kg, năm đầu sẽ ít từ từ sẽ cho nhiều hơn, cây to, tàn nhiều sẽ cho trái sai”.
Nhận thấy mô hình trồng mận trong nhà lưới của anh Tư Beo mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ nông dân trong và ngoài xã tìm đến học hỏi quy trình canh tác. Chủ tịch Hội Nông dân xã An Thạnh Trung Trần Hồng Thanh thông tin: “Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong các mô hình của xã hiện nay có 05 sản phẩm an toàn, có mô hình trồng mận hồng đào đá trùm lưới, nông dân đã phát triển được 1 ha. Trong thời gian tới, sẽ định hướng cho nông dân thực hiện trồng các sản phẩm an toàn như: lá tía tô, đậu nành rau, cà na thái, mận trùm lưới sẽ phát triển nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân theo Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy An Giang đề ra”.
Trong xu thế hội nhập, đòi hỏi người sản xuất cây ăn trái cần phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng an toàn, nhằm cạnh tranh lành mạnh trên thương trường và an toàn cho người tiêu dùng về lâu dài. Vì vậy, mô hình trồng mận trong nhà lưới đã mở ra hướng đi mới cho người nông dân khác học hỏi, hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững giúp người dân tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như hướng đến nguồn thu nhập ổn định, cải thiện kinh tế gia đình./.
Hướng dẫn chúng tôi tham quan vườn mận hồng đào đá 2 năm tuổi được trồng ở diện tích 4.000m2 đang cho trái nghịch vụ. Anh cho biết: bản chất nông dân nên từ trước đến nay gia đình chỉ trồng lúa nhưng khi nghe chủ trương chuyển dịch cây trồng của xã, tôi chuyển 8.000m2 lúa sang trồng xoài và trồng mận. Riêng 4.0002 đất anh trồng trong nhà lưới với 200 gốc mận hồng đào đá, tận dụng mận còn nhỏ dưới gốc tôi trồng thêm bầu, bí, khổ qua, dưa leo - để lấy ngắn nuôi dài, dưới ao thì trồng bông súng để vừa có thêm điều kiện thu nhập sinh hoạt của gia đình, trong khi chờ mận tới mùa thu hoạch. Anh Tư Beo kể về cách phun xịt thuốc dưỡng:
“Nó lưu truyền, xịt 1 đợt mình bẻ trái 5, 7 lứa, lá mận già mình kích nữa, ra bông thì 3 tháng một lần. Đợt thu hoạch đầu tiên có cây cho trái, cây không cho khoảng 700, 800 kg. Mình đầu tư cho nhà lưới để bán chạy hàng, sản phẩm sạch, ít xịt thuốc”.
Chi phí đầu tư nhà lưới phủ khắp vườn mận hơn 36 triệu đồng nhưng lợi ích về lâu dài rất lớn: sẽ tiết giảm được nhân công bao trái, bọc nylong, hạn chế được dịch hại tấn công, việc tiếp xúc giữa vườn mận với môi trường: mưa bão, không khí xung quanh được cắt giảm. Hơn hết là tiết kiệm được tiền phân bón, thuốc trừ sâu, khoảng cách mỗi lần phun xịt cũng xa nhau, mận không bị sâu hại nên không bị rụng làm thiệt hại năng suất nhất là trong mùa nghịch. Mô hình này còn có ưu điểm khác là tiết kiệm nước tưới, ứng phó tốt với thời tiết hạn hán, cụ thể, lớp lưới cách nhiệt sẽ giúp cho vườn mận giữ ẩm tốt hơn, tiết kiệm khoảng 30, 40% nước tưới. Đặc biệt trong canh tác anh tuân thủ nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, không sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật hóa học nhưng trái mận vẫn lớn, tròn, ngọt và có được màu sắc bắt mắt, hương vị đặc trưng thu hút nhiều thương lái đến thu mua. Trung bình khoảng 6, 7 trái mận/kg (gấp đôi ngoài mô hình), mỗi năm thu hoạch 3 vụ, với giá bán ổn định, sau khi trừ đi chi phí, gia đình anh còn lãi hơn 40 triệu đồng/năm. Hứa hẹn trong tương lai năng suất vườn mận sẽ càng tăng do cây lâu năm và thuận mùa.
Anh Tư Beo thông tin thêm: “bọc từ trái thấy hơi cực, đợt sau thấy trái nhiều, bọc chắc không nỗi nên tiến hành làm nhà lưới cho khỏe. Nếu cây đủ sức sẽ cho thu hoạch từ 10 - 20 kg, năm đầu sẽ ít từ từ sẽ cho nhiều hơn, cây to, tàn nhiều sẽ cho trái sai”.
Nhận thấy mô hình trồng mận trong nhà lưới của anh Tư Beo mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ nông dân trong và ngoài xã tìm đến học hỏi quy trình canh tác. Chủ tịch Hội Nông dân xã An Thạnh Trung Trần Hồng Thanh thông tin: “Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong các mô hình của xã hiện nay có 05 sản phẩm an toàn, có mô hình trồng mận hồng đào đá trùm lưới, nông dân đã phát triển được 1 ha. Trong thời gian tới, sẽ định hướng cho nông dân thực hiện trồng các sản phẩm an toàn như: lá tía tô, đậu nành rau, cà na thái, mận trùm lưới sẽ phát triển nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân theo Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy An Giang đề ra”.
Trong xu thế hội nhập, đòi hỏi người sản xuất cây ăn trái cần phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng an toàn, nhằm cạnh tranh lành mạnh trên thương trường và an toàn cho người tiêu dùng về lâu dài. Vì vậy, mô hình trồng mận trong nhà lưới đã mở ra hướng đi mới cho người nông dân khác học hỏi, hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững giúp người dân tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như hướng đến nguồn thu nhập ổn định, cải thiện kinh tế gia đình./.
Bảo Dinh – Nhật Nam