Hiệu quả thiết thực từ nguồn vốn vay chính sách
- Được đăng: Thứ ba, 25 Tháng 10 2016 18:56
- Lượt xem: 2918
(TGAG)- Từ khi được triển khai đến nay, nguồn vốn vay chính sách tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới - đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực. Từ những đồng vốn này đã tạo nên đòn bẩy giúp nhiều gia đình trong địa bàn có điều kiện xóa đói, giảm nghèo; vươn lên làm ăn khấm khá; hoặc giúp con em họ nuôi dưỡng ước mơ đại học,… góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
Để nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội kịp thời đến tay người có nhu cầu, và thuận tiện quản lý; địa phương đã ủy thác qua 4 đoàn thể là: Nông dân, Cựu chiến binh, Phụ nữ và Đoàn Thanh niên; trong đó mỗi đoàn thể quản lý từ 2 đến 3 ấp. Mỗi khi có hộ phát sinh nhu cầu vay vốn tại một địa bàn ấp nào đó, thì đoàn thể phụ trách địa bàn sẽ tiến hành xác minh, hỗ trợ hộ vay làm thủ tục; sau đó thực hiện việc thu lãi tại nhà vào mỗi cuối tháng, và bàn giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội vào các buổi giao dịch đầu tháng. Hiện tại, xã Mỹ Hội Đông đang triển khai 9 chương trình cho vay: hộ nghèo, cận nghèo, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, nhà trả chậm, hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm, học sinh sinh viên, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Để các hộ vay có thể tiếp cận nguồn vốn sao cho phù hợp hoàn cảnh thực tế, nhu cầu sử dụng vốn và khả năng chi trả, địa phương áp dụng. Lãi suất hàng tháng từ 0,55% - 0,75% tùy vào chương trình vay. Tính từ năm 2013 (thời gian bắt đầu triển khai nguồn vốn vay chính sách) đến nay, tổng dư nợ cho vay ủy thác trên địa bàn xã là trên 24 tỷ đồng. Riêng trong 9 tháng đầu năm, Mỹ Hội Đông giải ngân khoảng 500 triệu đồng. Trong đó chủ yếu các hộ nhu cầu vay theo chương trình học sinh sinh viên, nhà trả chậm, hộ nghèo và cận nghèo.
Từ khi thực hiện hoạt động tín dụng này địa phương đã có nhiều đổi thay tích cực trên các mặt đời sống xã hội. Các hộ nghèo, cận nghèo có nguồn vốn để có thể tham gia lao động, sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho bản thân, gia đình. Các em học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn có kinh phí trang trải cho việc học tập, đóng học phí; … Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Phúc - Phó Chủ tịch UBND xã thông tin: “Từ khi triển khai đến thời điểm này, nguồn vốn vay chính sách phát huy hiệu quả thiết thực, giúp địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Như tạo điều kiện cho người lao động có công ăn việc làm; phát triển kinh tế gia đình; bên cạnh đó tạo điều kiện cho các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường đến lớp. Từ nguồn vốn này giúp địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thêm phong phú đa dạng hơn. Nhìn chung nguồn vốn này mang lại hiệu quả, góp phần làm cho tình hình kinh tế xã hội địa phương tăng theo từng năm theo hướng tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm.”
Một trong những điển hình sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay chính sách, ổn định kinh tế là gia đình anh Nguyễn Anh Ba Lan, sinh năm 1985, ngụ ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông. Trước đây hai vợ chồng chủ yếu sống bằng nghề buôn bán. Mỗi sáng anh chạy xe lên An Phú lấy cá về bỏ mối các tiểu thương trong chợ, còn dư thì vợ anh đẩy xe đi bán. Chí thú làm ăn như thế nhưng cũng chỉ đủ ăn không dư giả nhiều. Do anh, chị không đầu tư được nguồn vốn lớn, nên lợi nhuận đem lại không cao. Năm 2014, đứa con trai thứ 2 của anh chị ra đời. Đang đứng trước ngưỡng nghèo, lại có thêm con, nên vợ chồng anh quyết định mở rộng thêm buôn bán và tăng cường thêm chăn nuôi để có điều kiện nuôi con tốt hơn, cho con có cuộc sống tốt đẹp hơn. Sau khi lựa chọn về cách thức chăn nuôi, tính toán về khả năng trả hoàn vốn, thông qua ủy thác hội Nông dân, anh đã mạnh dạn vay 20 triệu đồng, theo chương trình cho vay Hộ cận nghèo, thời hạn trả sau 48 tháng, với lãi suất hàng tháng là 0,66%, khoảng 134 ngàn đồng/tháng. Với số vốn vay được, 2 vợ chồng anh mua được một cặp bò để nuôi sau nhà. Thời gian rảnh rỗi sau khi lấy bỏ mối cá xong, anh dành thời gian chăm sóc, cắt cỏ cho bò ăn.
Tính đến nay đã bán được 2 lứa, từ nguồn lợi nhuận nuôi bò, anh lấy để tăng thêm vốn buôn bán. Giờ đây tiền vốn lấy cá hàng ngày đã được nâng lên từ 4 đến 5 triệu, bỏ ra các khoản chi phí, lợi nhuận thu được hàng ngày từ 300 – 500 trăm ngàn, nếu cộng thêm lãi nuôi bò các lứa sau, kinh tế gia đình đã phần nào ổn định hơn, hứa hẹn sẽ khấm khá hơn trong tương lai không xa, và hoàn trả vốn cho ngân hàng đảm bảo đúng thời gian.
Những đồng vốn vay chính sách đã thực sự trở thành đồng vốn nghĩa tình và là nguồn động lực để những người có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách nỗ lực, tích cực lao động, làm ăn kinh tế, cải thiện đời sống. Rồi tới đây, kinh tế từng hộ gia đình phát triển, sẽ chính là động lực góp phần cho xã Mỹ Hội Đông thuận lợi hơn trong tiến trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương./.
Để nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội kịp thời đến tay người có nhu cầu, và thuận tiện quản lý; địa phương đã ủy thác qua 4 đoàn thể là: Nông dân, Cựu chiến binh, Phụ nữ và Đoàn Thanh niên; trong đó mỗi đoàn thể quản lý từ 2 đến 3 ấp. Mỗi khi có hộ phát sinh nhu cầu vay vốn tại một địa bàn ấp nào đó, thì đoàn thể phụ trách địa bàn sẽ tiến hành xác minh, hỗ trợ hộ vay làm thủ tục; sau đó thực hiện việc thu lãi tại nhà vào mỗi cuối tháng, và bàn giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội vào các buổi giao dịch đầu tháng. Hiện tại, xã Mỹ Hội Đông đang triển khai 9 chương trình cho vay: hộ nghèo, cận nghèo, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, nhà trả chậm, hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm, học sinh sinh viên, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Để các hộ vay có thể tiếp cận nguồn vốn sao cho phù hợp hoàn cảnh thực tế, nhu cầu sử dụng vốn và khả năng chi trả, địa phương áp dụng. Lãi suất hàng tháng từ 0,55% - 0,75% tùy vào chương trình vay. Tính từ năm 2013 (thời gian bắt đầu triển khai nguồn vốn vay chính sách) đến nay, tổng dư nợ cho vay ủy thác trên địa bàn xã là trên 24 tỷ đồng. Riêng trong 9 tháng đầu năm, Mỹ Hội Đông giải ngân khoảng 500 triệu đồng. Trong đó chủ yếu các hộ nhu cầu vay theo chương trình học sinh sinh viên, nhà trả chậm, hộ nghèo và cận nghèo.
Từ khi thực hiện hoạt động tín dụng này địa phương đã có nhiều đổi thay tích cực trên các mặt đời sống xã hội. Các hộ nghèo, cận nghèo có nguồn vốn để có thể tham gia lao động, sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho bản thân, gia đình. Các em học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn có kinh phí trang trải cho việc học tập, đóng học phí; … Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Phúc - Phó Chủ tịch UBND xã thông tin: “Từ khi triển khai đến thời điểm này, nguồn vốn vay chính sách phát huy hiệu quả thiết thực, giúp địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Như tạo điều kiện cho người lao động có công ăn việc làm; phát triển kinh tế gia đình; bên cạnh đó tạo điều kiện cho các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường đến lớp. Từ nguồn vốn này giúp địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thêm phong phú đa dạng hơn. Nhìn chung nguồn vốn này mang lại hiệu quả, góp phần làm cho tình hình kinh tế xã hội địa phương tăng theo từng năm theo hướng tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm.”
Một trong những điển hình sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay chính sách, ổn định kinh tế là gia đình anh Nguyễn Anh Ba Lan, sinh năm 1985, ngụ ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông. Trước đây hai vợ chồng chủ yếu sống bằng nghề buôn bán. Mỗi sáng anh chạy xe lên An Phú lấy cá về bỏ mối các tiểu thương trong chợ, còn dư thì vợ anh đẩy xe đi bán. Chí thú làm ăn như thế nhưng cũng chỉ đủ ăn không dư giả nhiều. Do anh, chị không đầu tư được nguồn vốn lớn, nên lợi nhuận đem lại không cao. Năm 2014, đứa con trai thứ 2 của anh chị ra đời. Đang đứng trước ngưỡng nghèo, lại có thêm con, nên vợ chồng anh quyết định mở rộng thêm buôn bán và tăng cường thêm chăn nuôi để có điều kiện nuôi con tốt hơn, cho con có cuộc sống tốt đẹp hơn. Sau khi lựa chọn về cách thức chăn nuôi, tính toán về khả năng trả hoàn vốn, thông qua ủy thác hội Nông dân, anh đã mạnh dạn vay 20 triệu đồng, theo chương trình cho vay Hộ cận nghèo, thời hạn trả sau 48 tháng, với lãi suất hàng tháng là 0,66%, khoảng 134 ngàn đồng/tháng. Với số vốn vay được, 2 vợ chồng anh mua được một cặp bò để nuôi sau nhà. Thời gian rảnh rỗi sau khi lấy bỏ mối cá xong, anh dành thời gian chăm sóc, cắt cỏ cho bò ăn.
Tính đến nay đã bán được 2 lứa, từ nguồn lợi nhuận nuôi bò, anh lấy để tăng thêm vốn buôn bán. Giờ đây tiền vốn lấy cá hàng ngày đã được nâng lên từ 4 đến 5 triệu, bỏ ra các khoản chi phí, lợi nhuận thu được hàng ngày từ 300 – 500 trăm ngàn, nếu cộng thêm lãi nuôi bò các lứa sau, kinh tế gia đình đã phần nào ổn định hơn, hứa hẹn sẽ khấm khá hơn trong tương lai không xa, và hoàn trả vốn cho ngân hàng đảm bảo đúng thời gian.
Những đồng vốn vay chính sách đã thực sự trở thành đồng vốn nghĩa tình và là nguồn động lực để những người có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách nỗ lực, tích cực lao động, làm ăn kinh tế, cải thiện đời sống. Rồi tới đây, kinh tế từng hộ gia đình phát triển, sẽ chính là động lực góp phần cho xã Mỹ Hội Đông thuận lợi hơn trong tiến trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương./.
Thanh Liên