Bác Hồ và Bác Tôn - hai tâm hồn lớn gặp nhau
- Được đăng: Thứ bảy, 20 Tháng 8 2022 06:42
- Lượt xem: 2051
(TUAG)- Lịch sử Cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, gắn liền với tên tuổi Hồ Chí Minh và Tôn Đức Thắng, hai vị Chủ tịch nước kính mến, hình ảnh tiêu biểu cho khối đại đoàn kết dân tộc.
Bác Hồ và Bác Tôn tại Quốc hội khóa 1.
Tình cảm giữa Bác Hồ và Bác Tôn đã hình thành từ lâu, khi hai bác còn chưa gặp nhau. Cách mạng Tháng Tám thành công, từ nhà tù Côn Đảo, Bác Tôn trở về đất liền, tham gia lãnh đạo Cách mạng. Tháng 3/1946, Bác Tôn được Trung ương Đảng điều động ra Bắc và lần đầu tiên được gặp Bác Hồ - lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mà Bác Tôn hằng ngưỡng mộ từ năm 1919 trên đất Pháp và những năm tháng bị tù đày ở Côn Đảo.
Còn Bác Hồ, nghe danh người công nhân Tôn Đức Thắng đã tổ chức Công hội bí mật từ năm 1920. Đến năm 1926, tại Trung Quốc, khi cử hai đồng chí Nguyễn Văn Lợi và Trần Trọng Bình về Sài Gòn gây dựng cơ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đồng chí Lý Thụy (bí danh của Bác Hồ) căn dặn: Đến Sài Gòn, phải tìm cách liên lạc được với anh Tôn Đức Thắng!
Tình hình cách mạng những ngày trước Toàn quốc kháng chiến chuyển biến rất phức tạp. Trong phiên họp ngày 8/11/1946, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I, khai mạc tại Nhà hát Lớn Hà Nội, khi Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh nói lời từ chức, trao quyền để Quốc hội lựa chọn người đứng ra thành lập Chính phủ mới, thì đại biểu Nam Bộ Tôn Đức Thắng lập tức đứng lên, dõng dạc phát biểu: “Tôi xin giới thiệu Cụ Hồ Chí Minh, tức nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc là người xứng đáng hơn ai hết, đứng ra thành lập Chính phủ mới!”.
Lời Bác Tôn là tiếng nói đại diện cho Nam Bộ đang anh dũng chiến đấu bảo vệ độc lập, thống nhất của nước Việt Nam mới; là ý chí và quyết tâm xây dựng một đất nước hòa bình, thống nhất và giàu mạnh của toàn dân Việt Nam. Với sự tín nhiệm của quốc dân đồng bào và sự giới thiệu của Bác Tôn, Quốc hội đã hoàn toàn tín nhiệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và ủy nhiệm Người thành lập Chính phủ mới.
Sự kiện này đã làm nhóm đại biểu Quốc hội trong các đảng phái phản động thất vọng, vì họ đã chuẩn bị một “danh sách tân chính phủ” gồm không ít kẻ ôm chân ngoại bang, phản bội lại lợi ích của dân tộc.
Toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Lịch sử và nhiệm vụ cách mạng ngày càng kết gắn Bác Hồ và Bác Tôn. Tháng 6/1948, Bác Hồ ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc. Trước đó, Bác Hồ và Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định cử Bác Tôn, Ủy viên Trung ương Đảng, làm Trưởng ban Trung ương vận động Thi đua ái quốc.
Tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ thường mời Bác Tôn đến gặp để đàm đạo, trao đổi ý kiến về những công việc cụ thể nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua kháng chiến kiến quốc. Tháng 11/1948, Bác Hồ gửi thư tới Bác Tôn, thư viết: “...Theo thiển ý của tôi, chúng ta cần huấn luyện cán bộ, mà huấn luyện cán bộ xã là trước hết. Rồi lựa chọn những cán bộ có năng lực nhất, đưa dần lên làm cán bộ huyện, tỉnh và khu... Nói tóm lại, cần có chương trình huấn luyện hẳn hoi... Thiển ý như thế, xin Cụ và Ban Thi đua Trung ương xét bàn kỹ. Kính chúc Cụ mạnh khỏe và gửi Cụ lời chào thân ái và quyết thắng”...
Năm 1958, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của Bác Tôn (20/8), Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tặng Bác Tôn Huân chương Sao Vàng - phần thưởng cao quý nhất. Tại lễ trao tặng, trước khi gắn tấm Huân chương Sao Vàng lên ngực áo Bác Tôn, Bác Hồ rất vui và xúc động phát biểu: “...Đồng chí Tôn Đức Thắng 70 tuổi nhưng rất trẻ, đối với Đảng, đồng chí là 28 tuổi; đối với nước Việt Nam độc lập, đồng chí là 13 tuổi. Là một chiến sĩ cách mạng dân tộc và chiến sĩ cách mạng thế giới, đồng chí Tôn Đức Thắng là một trong những người Việt Nam đầu tiên đã tham gia đấu tranh bảo vệ Cách mạng Tháng Mười vĩ đại...
Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng: Suốt đời cần, kiệm, liêm, chính; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân... Thay mặt nhân dân và Chính phủ, tôi trân trọng trao tặng đồng chí Tôn Đức Thắng Huân chương Sao Vàng, là huân chương cao quý nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà đồng chí Tôn Đức Thắng là người đầu tiên và là người rất xứng đáng được tặng Huân chương ấy”.
Hồ Chủ tịch và Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng tiếp Tổng thống Xê-cu Tu-rê, Tổng thống nước Cộng hòa Ghi-nê sang thăm nước ta năm 1960.
Tháng 7/1960, Bác Tôn được Quốc hội bầu làm Phó Chủ tịch nước. Năm đó Bác Tôn 72 tuổi, Bác không nhận thư ký riêng giúp việc, với lý do công việc không nhiều, sử dụng một cán bộ là lãng phí. Bác Hồ không tán thành ý kiến đó và nói anh em Văn phòng chúng tôi sắp xếp công việc để có người giúp việc bên Bác Tôn.
Bác Tôn xúc động đáp từ: “Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm nay sẽ mãi mãi khuyến khích tôi trung thành đến phút cuối cùng trong cuộc đấu tranh cho hòa bình và thống nhất của đất nước thân yêu, cho chủ nghĩa xã hội, cho hạnh phúc và yên vui của toàn thể nhân loại”.
Đến năm 1968, Bác Tôn tròn 80 tuổi, Bác Hồ đã đến chúc thọ người bạn già và tặng Bác Tôn hai câu thơ:
“Càng già, chí khí càng dai,
Chống Mỹ, cứu nước ít ai hơn Già”.
Bác Hồ rất quan tâm đến sức khỏe của Bác Tôn. Người thường căn dặn các bác sĩ và cán bộ phục vụ phải dành sự chăm sóc tốt nhất cho Bác Tôn. Bác Tôn là người năng hoạt động, tập luyện thể thao, Bác rất thích đi xe đạp ra ngoại thành vào buổi sáng sớm. Biết vậy, Bác Hồ dặn Những lần tiếp khách, đặc biệt là tiếp đại biểu Nam Bộ hay các cháu nhi đồng miền Nam vào thăm, Bác Hồ đều mời Bác Tôn cùng dự. Những năm sức khỏe Bác Hồ giảm sút, bước chân đi không còn nhanh nhẹn như xưa, một lần cùng Bác Tôn xuất hiện trước đông đảo đồng bào, Bác Hồ bảo: “Để tôi nắm tay Cụ đi, cho đồng bào khỏi thấy!”. Câu nói ấy của Bác Hồ đã khiến nhiều anh chị em phục vụ trào nước mắt.
Sau khi Bác Hồ qua đời, trong phiên họp đặc biệt trung tuần tháng 9/1969, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bầu Bác Tôn làm Chủ tịch nước. Khi nhận trọng trách này, Bác Tôn xúc động phát biểu: “Được kế tiếp chức vụ của Hồ Chủ tịch là điều rất vinh quang đối với tôi”.
Ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Bác Tôn vào Sài Gòn dự lễ mừng chiến thắng. Sáng 15/5/1975, trong buổi lễ trọng thể tổ chức trước Dinh Thống Nhất, Bác Tôn đọc lời chào mừng quân và dân cả nước, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn công lao trời biển của Bác Hồ đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Bác Tôn Đức Thắng vui mừng trở về thăm lại miền Nam sau ngày đất nước thống nhất
Bác Tôn nhắc lại di chúc của Bác Hồ: “Đến ngày thắng lợi, tôi sẽ đi khắp hai miềnNam - Bắc để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng...”. Sự hân hoan và cảm động thể hiện rõ trên khuôn mặt của đồng chí, đồng bào, nhiều người đã không cầm được nước mắt...
Là nhà lãnh đạo lỗi lạc và mẫu mực, Bác Tôn Đức Thắng mãi mãi để lại cho đời một di sản vô cùng quý giá về tư tưởng, đạo đức và tác phong, không phải được thể hiện qua các áng thơ văn và trong những trước tác về lý luận mà bằng sự phát sáng trong thực tiễn hoạt động cách mạng dày dặn, phong phú, giàu tính đảng, tính chiến đấu, tính nhân văn và là sự biểu hiện rực rỡ của tư duy năng động, sáng tạo.
Bác Hồ và Bác Tôn, hai tâm hồn lớn đã gặp nhau cùng chung lo làm những điều thiết thực, cao đẹp cho dân cho nước với gương sống giản dị, sáng ngời; hy sinh cả cuộc đời cho dân tộc.
H.B (tổng hợp)
Bác Hồ và Bác Tôn tại Quốc hội khóa 1.
Còn Bác Hồ, nghe danh người công nhân Tôn Đức Thắng đã tổ chức Công hội bí mật từ năm 1920. Đến năm 1926, tại Trung Quốc, khi cử hai đồng chí Nguyễn Văn Lợi và Trần Trọng Bình về Sài Gòn gây dựng cơ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đồng chí Lý Thụy (bí danh của Bác Hồ) căn dặn: Đến Sài Gòn, phải tìm cách liên lạc được với anh Tôn Đức Thắng!
Tình hình cách mạng những ngày trước Toàn quốc kháng chiến chuyển biến rất phức tạp. Trong phiên họp ngày 8/11/1946, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I, khai mạc tại Nhà hát Lớn Hà Nội, khi Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh nói lời từ chức, trao quyền để Quốc hội lựa chọn người đứng ra thành lập Chính phủ mới, thì đại biểu Nam Bộ Tôn Đức Thắng lập tức đứng lên, dõng dạc phát biểu: “Tôi xin giới thiệu Cụ Hồ Chí Minh, tức nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc là người xứng đáng hơn ai hết, đứng ra thành lập Chính phủ mới!”.
Lời Bác Tôn là tiếng nói đại diện cho Nam Bộ đang anh dũng chiến đấu bảo vệ độc lập, thống nhất của nước Việt Nam mới; là ý chí và quyết tâm xây dựng một đất nước hòa bình, thống nhất và giàu mạnh của toàn dân Việt Nam. Với sự tín nhiệm của quốc dân đồng bào và sự giới thiệu của Bác Tôn, Quốc hội đã hoàn toàn tín nhiệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và ủy nhiệm Người thành lập Chính phủ mới.
Sự kiện này đã làm nhóm đại biểu Quốc hội trong các đảng phái phản động thất vọng, vì họ đã chuẩn bị một “danh sách tân chính phủ” gồm không ít kẻ ôm chân ngoại bang, phản bội lại lợi ích của dân tộc.
Toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Lịch sử và nhiệm vụ cách mạng ngày càng kết gắn Bác Hồ và Bác Tôn. Tháng 6/1948, Bác Hồ ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc. Trước đó, Bác Hồ và Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định cử Bác Tôn, Ủy viên Trung ương Đảng, làm Trưởng ban Trung ương vận động Thi đua ái quốc.
Tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ thường mời Bác Tôn đến gặp để đàm đạo, trao đổi ý kiến về những công việc cụ thể nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua kháng chiến kiến quốc. Tháng 11/1948, Bác Hồ gửi thư tới Bác Tôn, thư viết: “...Theo thiển ý của tôi, chúng ta cần huấn luyện cán bộ, mà huấn luyện cán bộ xã là trước hết. Rồi lựa chọn những cán bộ có năng lực nhất, đưa dần lên làm cán bộ huyện, tỉnh và khu... Nói tóm lại, cần có chương trình huấn luyện hẳn hoi... Thiển ý như thế, xin Cụ và Ban Thi đua Trung ương xét bàn kỹ. Kính chúc Cụ mạnh khỏe và gửi Cụ lời chào thân ái và quyết thắng”...
Năm 1958, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của Bác Tôn (20/8), Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tặng Bác Tôn Huân chương Sao Vàng - phần thưởng cao quý nhất. Tại lễ trao tặng, trước khi gắn tấm Huân chương Sao Vàng lên ngực áo Bác Tôn, Bác Hồ rất vui và xúc động phát biểu: “...Đồng chí Tôn Đức Thắng 70 tuổi nhưng rất trẻ, đối với Đảng, đồng chí là 28 tuổi; đối với nước Việt Nam độc lập, đồng chí là 13 tuổi. Là một chiến sĩ cách mạng dân tộc và chiến sĩ cách mạng thế giới, đồng chí Tôn Đức Thắng là một trong những người Việt Nam đầu tiên đã tham gia đấu tranh bảo vệ Cách mạng Tháng Mười vĩ đại...
Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng: Suốt đời cần, kiệm, liêm, chính; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân... Thay mặt nhân dân và Chính phủ, tôi trân trọng trao tặng đồng chí Tôn Đức Thắng Huân chương Sao Vàng, là huân chương cao quý nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà đồng chí Tôn Đức Thắng là người đầu tiên và là người rất xứng đáng được tặng Huân chương ấy”.
Hồ Chủ tịch và Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng tiếp Tổng thống Xê-cu Tu-rê, Tổng thống nước Cộng hòa Ghi-nê sang thăm nước ta năm 1960.
Tháng 7/1960, Bác Tôn được Quốc hội bầu làm Phó Chủ tịch nước. Năm đó Bác Tôn 72 tuổi, Bác không nhận thư ký riêng giúp việc, với lý do công việc không nhiều, sử dụng một cán bộ là lãng phí. Bác Hồ không tán thành ý kiến đó và nói anh em Văn phòng chúng tôi sắp xếp công việc để có người giúp việc bên Bác Tôn.
Bác Tôn xúc động đáp từ: “Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm nay sẽ mãi mãi khuyến khích tôi trung thành đến phút cuối cùng trong cuộc đấu tranh cho hòa bình và thống nhất của đất nước thân yêu, cho chủ nghĩa xã hội, cho hạnh phúc và yên vui của toàn thể nhân loại”.
Đến năm 1968, Bác Tôn tròn 80 tuổi, Bác Hồ đã đến chúc thọ người bạn già và tặng Bác Tôn hai câu thơ:
“Càng già, chí khí càng dai,
Chống Mỹ, cứu nước ít ai hơn Già”.
Bác Hồ rất quan tâm đến sức khỏe của Bác Tôn. Người thường căn dặn các bác sĩ và cán bộ phục vụ phải dành sự chăm sóc tốt nhất cho Bác Tôn. Bác Tôn là người năng hoạt động, tập luyện thể thao, Bác rất thích đi xe đạp ra ngoại thành vào buổi sáng sớm. Biết vậy, Bác Hồ dặn Những lần tiếp khách, đặc biệt là tiếp đại biểu Nam Bộ hay các cháu nhi đồng miền Nam vào thăm, Bác Hồ đều mời Bác Tôn cùng dự. Những năm sức khỏe Bác Hồ giảm sút, bước chân đi không còn nhanh nhẹn như xưa, một lần cùng Bác Tôn xuất hiện trước đông đảo đồng bào, Bác Hồ bảo: “Để tôi nắm tay Cụ đi, cho đồng bào khỏi thấy!”. Câu nói ấy của Bác Hồ đã khiến nhiều anh chị em phục vụ trào nước mắt.
Sau khi Bác Hồ qua đời, trong phiên họp đặc biệt trung tuần tháng 9/1969, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bầu Bác Tôn làm Chủ tịch nước. Khi nhận trọng trách này, Bác Tôn xúc động phát biểu: “Được kế tiếp chức vụ của Hồ Chủ tịch là điều rất vinh quang đối với tôi”.
Ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Bác Tôn vào Sài Gòn dự lễ mừng chiến thắng. Sáng 15/5/1975, trong buổi lễ trọng thể tổ chức trước Dinh Thống Nhất, Bác Tôn đọc lời chào mừng quân và dân cả nước, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn công lao trời biển của Bác Hồ đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Bác Tôn Đức Thắng vui mừng trở về thăm lại miền Nam sau ngày đất nước thống nhất
Bác Tôn nhắc lại di chúc của Bác Hồ: “Đến ngày thắng lợi, tôi sẽ đi khắp hai miềnNam - Bắc để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng...”. Sự hân hoan và cảm động thể hiện rõ trên khuôn mặt của đồng chí, đồng bào, nhiều người đã không cầm được nước mắt...
Là nhà lãnh đạo lỗi lạc và mẫu mực, Bác Tôn Đức Thắng mãi mãi để lại cho đời một di sản vô cùng quý giá về tư tưởng, đạo đức và tác phong, không phải được thể hiện qua các áng thơ văn và trong những trước tác về lý luận mà bằng sự phát sáng trong thực tiễn hoạt động cách mạng dày dặn, phong phú, giàu tính đảng, tính chiến đấu, tính nhân văn và là sự biểu hiện rực rỡ của tư duy năng động, sáng tạo.
Bác Hồ và Bác Tôn, hai tâm hồn lớn đã gặp nhau cùng chung lo làm những điều thiết thực, cao đẹp cho dân cho nước với gương sống giản dị, sáng ngời; hy sinh cả cuộc đời cho dân tộc.
H.B (tổng hợp)