Bánh phồng Phú Mỹ nhộn nhịp đón Tết 2018
- Được đăng: Thứ ba, 09 Tháng 1 2018 15:04
- Lượt xem: 3390
(TGAG)- Trong những ngày này, tại các cơ sở sản xuất bánh phồng của làng nghề bánh phồng, ấp trung 3, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân lại nhộn nhịp và hoạt động liên tục từ khuya đêm trước cho đến hết ngày hôm sau. Bởi những ngày này việc sản xuất bánh phồng của làng nghề đã bước vào mùa sản xuất chính trong năm và số lượng tăng gấp đôi, có khi gấp 3 so với ngày thường để đáp ứng nhu cầu cho thị trường Tết.
Hiện nay, làng nghề có khoảng 16 hộ theo nghề nhưng vào dịp tết thì tăng lên khoảng 24 hộ. Trung bình mỗi hộ giải quyết việc làm cho 4 đến 8 lao động. Hằng năm, bắt đầu từ đầu tháng 10 âm lịch là làng nghề bắt đầu vào sản xuất bánh tết. Bởi vào dịp Tết, bánh phồng được tiêu thụ mạnh, những người làm bánh phồng ở làng nghề phải dậy từ 2 giờ khuya để nấu xôi, quết, cán bánh cho kịp phơi nắng. Bà Lê Thiện Ân, ấp Trung 3, thị Phú Mỹ, chủ một cơ sở tại làng nghề chia sẻ: “Nghề này cực lắm, từ sáng đến tối làm không ngơi tay. Ban ngày chuẩn bị nguyên liệu, đến chiều phải rút nếp, tối đến thì xôi, quết…Trời mưa, trời gió thì lo chạy lấy bánh vào còn trời nắng mới khỏe được chút. Là nghề truyền thống nên làm quanh năm nhưng vào tết thì làm liên tục, số lượng tăng lên. Ngày thường cơ sở tôi chỉ sản xuất khoảng 2.000 cái trong ngày nhưng đến tết thì tăng lên khoảng 5.000 đến 6.000 cái trong ngày.”
Còn gia đình ông Lê Thiện Hiền ở ấp Trung 3, thị Phú Mỹ, chủ cơ sở lớn ở làng nghề và có 40 năm theo nghề làm bánh phồng, trong những ngày này mọi thành viên trong gia đình ông tất vật với việc sản xuất bánh phồng. Mọi người thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị nấu sôi, quyết, cán bánh, chấm, phơi, “áo” qua nước đường rồi phơi thêm lần nữa”. Hiện nay, các hộ sản xuất bánh nhờ có sự hỗ trợ của máy móc nên các công đoạn làm bánh được rút ngắn hơn như: cán bánh rồi đến quết bột, bởi đây là khâu nặng nhọc nhất không còn cần đến sức người. Nhờ vậy mà số lượng bánh làm ra nhanh hơn, chất lượng hơn, kịp thời đáp ứng đơn đặt hàng những tháng cuối năm. Ông Lê Thiện Hiền ở ấp Trung 3, thị Phú Mỹ, chủ cơ sở lớn ở làng nghề cho biết thêm: “Bánh phồng là nghề truyền thống của gia đình nên tôi làm quanh năm nhưng cao điểm nhất từ tháng 10 âm lịch đến 29 tết. Vào dịp tết, số lượng tăng cao gấp 3, 4 lần, gia đình tôi làm 7 đến 8 thiên bánh lớn còn bánh nhỏ 1 muôn là 10 thiên. Giá cả thì cũng không cao hơn ngày thường, bởi vì đây là nghề truyền thống nên giá không kéo lên cao được, từ 20 tháng Chạp đến Tết mới nhích nhẹ vài ngàn đồng bù trừ vào chi phí nguyên liệu và vận chuyển. Hàng ngày có rất nhiều xe đến tận làng nghề lấy sỉ nên người làm bánh không lo hàng bị tồn đọng. Một số cơ sở đã kết nối được mối làm ăn lâu dài, sản xuất bánh hàng ngày cho bạn hàng tại TP Long Xuyên, từ đây bánh phồng Phú Mỹ tiếp tục được phân phối đi các tỉnh, thành để vươn xa thương hiệu.”
Sản phẩm của làng nghề bánh phồng Phú Mỹ có nhiều loại và kích cỡ lớn nhỏ khác nhau như: bánh phồng sữa, mè, bánh trắng bán sôi,v.v… Để tạo ra để tạo sản phẩm đạt chất lượng có hương vị thơm ngon, dịu ngọt của từng chiếc bánh phồng, nhất là trong ngày Tết, đòi hỏi người thợ làm bánh phải trải qua nhiều công đoạn như: ngâm ủ nếp, nấu xôi, quết, cán, phơi bánh rồi đến công đoạn nhúng bánh đã phơi vào nước đường để tiếp tục phơi cho ráo hẳn. Làm bánh phồng đòi hỏi công phu và mất khá nhiều thời gian.
Bánh phồng Phú Mỹ, huyện Phú Tân đã hình thành khoảng 70 năm và được truyền qua nhiều thế hệ. Mỗi cái bánh được làm ra từ sự cần mẫn, khéo léo và mang đậm hương vị đặc trưng của quê hương do bánh được chế biến từ nguồn "nếp Phú Tân". Bánh nướng dùng để gói sôi, làm vỏ kẹo chuối hoặc ăn chơi, đặc biệt bánh phồng còn là món ăn truyền thống không thể thiếu của mọi người khi mỗi dịp Xuân về. Tuy nghề làm bánh phồng rất vất vả, phải thức khuya, dậy sớm nhưng với tình yêu nghề những người làm bánh nơi đây đã làm ra những sản phẩm thơm ngon, từ đó bánh theo thương lái đến người tiêu dùng món ăn đậm đà hương vị ngày Tết./.
Hiện nay, làng nghề có khoảng 16 hộ theo nghề nhưng vào dịp tết thì tăng lên khoảng 24 hộ. Trung bình mỗi hộ giải quyết việc làm cho 4 đến 8 lao động. Hằng năm, bắt đầu từ đầu tháng 10 âm lịch là làng nghề bắt đầu vào sản xuất bánh tết. Bởi vào dịp Tết, bánh phồng được tiêu thụ mạnh, những người làm bánh phồng ở làng nghề phải dậy từ 2 giờ khuya để nấu xôi, quết, cán bánh cho kịp phơi nắng. Bà Lê Thiện Ân, ấp Trung 3, thị Phú Mỹ, chủ một cơ sở tại làng nghề chia sẻ: “Nghề này cực lắm, từ sáng đến tối làm không ngơi tay. Ban ngày chuẩn bị nguyên liệu, đến chiều phải rút nếp, tối đến thì xôi, quết…Trời mưa, trời gió thì lo chạy lấy bánh vào còn trời nắng mới khỏe được chút. Là nghề truyền thống nên làm quanh năm nhưng vào tết thì làm liên tục, số lượng tăng lên. Ngày thường cơ sở tôi chỉ sản xuất khoảng 2.000 cái trong ngày nhưng đến tết thì tăng lên khoảng 5.000 đến 6.000 cái trong ngày.”
Còn gia đình ông Lê Thiện Hiền ở ấp Trung 3, thị Phú Mỹ, chủ cơ sở lớn ở làng nghề và có 40 năm theo nghề làm bánh phồng, trong những ngày này mọi thành viên trong gia đình ông tất vật với việc sản xuất bánh phồng. Mọi người thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị nấu sôi, quyết, cán bánh, chấm, phơi, “áo” qua nước đường rồi phơi thêm lần nữa”. Hiện nay, các hộ sản xuất bánh nhờ có sự hỗ trợ của máy móc nên các công đoạn làm bánh được rút ngắn hơn như: cán bánh rồi đến quết bột, bởi đây là khâu nặng nhọc nhất không còn cần đến sức người. Nhờ vậy mà số lượng bánh làm ra nhanh hơn, chất lượng hơn, kịp thời đáp ứng đơn đặt hàng những tháng cuối năm. Ông Lê Thiện Hiền ở ấp Trung 3, thị Phú Mỹ, chủ cơ sở lớn ở làng nghề cho biết thêm: “Bánh phồng là nghề truyền thống của gia đình nên tôi làm quanh năm nhưng cao điểm nhất từ tháng 10 âm lịch đến 29 tết. Vào dịp tết, số lượng tăng cao gấp 3, 4 lần, gia đình tôi làm 7 đến 8 thiên bánh lớn còn bánh nhỏ 1 muôn là 10 thiên. Giá cả thì cũng không cao hơn ngày thường, bởi vì đây là nghề truyền thống nên giá không kéo lên cao được, từ 20 tháng Chạp đến Tết mới nhích nhẹ vài ngàn đồng bù trừ vào chi phí nguyên liệu và vận chuyển. Hàng ngày có rất nhiều xe đến tận làng nghề lấy sỉ nên người làm bánh không lo hàng bị tồn đọng. Một số cơ sở đã kết nối được mối làm ăn lâu dài, sản xuất bánh hàng ngày cho bạn hàng tại TP Long Xuyên, từ đây bánh phồng Phú Mỹ tiếp tục được phân phối đi các tỉnh, thành để vươn xa thương hiệu.”
Sản phẩm của làng nghề bánh phồng Phú Mỹ có nhiều loại và kích cỡ lớn nhỏ khác nhau như: bánh phồng sữa, mè, bánh trắng bán sôi,v.v… Để tạo ra để tạo sản phẩm đạt chất lượng có hương vị thơm ngon, dịu ngọt của từng chiếc bánh phồng, nhất là trong ngày Tết, đòi hỏi người thợ làm bánh phải trải qua nhiều công đoạn như: ngâm ủ nếp, nấu xôi, quết, cán, phơi bánh rồi đến công đoạn nhúng bánh đã phơi vào nước đường để tiếp tục phơi cho ráo hẳn. Làm bánh phồng đòi hỏi công phu và mất khá nhiều thời gian.
Bánh phồng Phú Mỹ, huyện Phú Tân đã hình thành khoảng 70 năm và được truyền qua nhiều thế hệ. Mỗi cái bánh được làm ra từ sự cần mẫn, khéo léo và mang đậm hương vị đặc trưng của quê hương do bánh được chế biến từ nguồn "nếp Phú Tân". Bánh nướng dùng để gói sôi, làm vỏ kẹo chuối hoặc ăn chơi, đặc biệt bánh phồng còn là món ăn truyền thống không thể thiếu của mọi người khi mỗi dịp Xuân về. Tuy nghề làm bánh phồng rất vất vả, phải thức khuya, dậy sớm nhưng với tình yêu nghề những người làm bánh nơi đây đã làm ra những sản phẩm thơm ngon, từ đó bánh theo thương lái đến người tiêu dùng món ăn đậm đà hương vị ngày Tết./.
Kim Sang